2.3.4 .Tính cạnh tranh trên thị trường thẻ
3.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô
3.4.1. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước đi khá vững chắc và ổn định. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục tăng qua các năm và được duy trì ở mức cao. Hơn nữa môi trường đầu tư tại Việt Nam được đánh giá là có mức độ an toàn cao, và ổn định về an ninh chính trị. Điều này chứng tỏ Việt Nam là mơi trường đầu tư có nhiều hứa hẹn. Ngồi ra trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, Việt Nam được thừa hưởng rất nhiều từ kinh nghiệm của các nước đi trước, từ thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ, đến những sản phẩm hiện đại, văn minh của ngành cơng nghiệp ngân hàng. Chính vì thế, Nhà nước cần nắm bắt những cơ hội đó làm bàn đạp cho việc phát triển nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để tiếp tục duy trì và phát triển nền kinh tế, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, tăng cường hỗ trợ đầu tư vào mọi lĩnh vực để từ đó làm cho mức sống cũng như thu nhập của người dân
được nâng cao hơn nữa. Một khi có mức sống và thu nhập được nâng cao và ổn định thì ngồi những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, họ sẽ phát sinh nhu cầu được sử dụng sản phẩm mới hiện đại và văn minh. Và đây cũng là điều kiện, tiền đề cho việc phát hành thẻ ngân hàng đến với công chúng.
Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường cơng tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho mọi tầng lớp nhân dân, dần dần đưa họ tiếp cận với sản phẩm của công nghệ hiện đại. Cần giáo dục để nâng cao trình độ tin học để có thể nắm vững những nguyên tắc cơ bản của việc ứng dụng tin học trong kỹ thuật hiện đại. Giáo dục để mọi người có thể hình dung ra thẻ ngân hàng là sản phẩm của ngân hàng như các sản phẩm khác, tạo cho mọi người nhất là trẻ em có ý thức bảo vệ các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc thanh tốn thẻ. Có như thế mới tạo cảm giác an toàn và tự tin cho các ngân hàng thương mại trong việc lắp đặt máy móc thiết bị ở những nơi cơng cộng.