Dự báo về khả năng phát triển thẻ ngân hàng trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 66 - 70)

2.3.4 .Tính cạnh tranh trên thị trường thẻ

3.1. Dự báo về khả năng phát triển thẻ ngân hàng trên thị trường Việt Nam

TRƯỜNG VIỆT NAM

Theo nhận định của một số chuyên gia ngân hàng thì thị trường thẻ Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Hai xu thế cạnh tranh và hợp tác giữa các ngân hàng nổi lên và cùng tồn tại song song, như là một tất yếu trong cuộc chạy đua về thẻ. Cạnh tranh thì ngày càng gay gắt hơn, nhưng hợp tác thì cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Thật vậy, khi có càng nhiều tổ chức tài chính thuộc đủ loại hình tham gia thị trường thẻ thì chính sức ép cạnh tranh đã khiến các tổ chức này phải liên minh lại với nhau, phải hợp tác chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Và thực tế cho thấy hiện nay thị trường thẻ Việt Nam cũng đã hình thành các liên minh thẻ, và các liên minh này cũng đã đóng vai trị hết sức tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển cho thị trường thẻ, cũng như thực hiện việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm từ các ngân hàng đi trước cho các ngân hàng khác trong liên minh.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ thẻ sẽ ngày càng phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn, và tập trung vào từng phân đoạn thị trường cụ thể. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong giai đoạn này không chỉ tập trung vào cạnh tranh về giá cả, mà phải hướng sự chú ý của khách hàng đến sự đa dạng về sản phẩm thẻ của ngân hàng mình. Các sản phẩm thẻ phải được thiết kế riêng biệt với những tính năng, tiện ích phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Ngồi ra sẽ có sự thay đổi trong việc sử dụng thẻ của khách hàng. Khách hàng sẽ chuyển từ việc rút tiền mặt tại các máy ATM sang thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, phát huy thực sự vai trị thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

thẻ. Cùng với xu thế đó, ATM sẽ trở thành kênh giao dịch tự động nhiều loại dịch vụ ngân hàng hữu hiệu chứ không đơn thuần là một kênh cung ứng rút tiền mặt tự động.

3.2. MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM

Theo dự báo của 2 tổ chức thẻ quốc tế Visacard và MasterCard thì trong vịng 5 năm tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một thị trường thẻ lớn thứ 3 trên thế giới với tổng số thanh toán là 1407,33 tỷ USD. Điều này cho thấy trong những năm tới, doanh số phát hành và thanh toán thẻ sẽ đạt mức cao, chủng loại thẻ được phát hành và thanh toán được mở rộng. Sở dĩ có những triển vọng như vậy trong lĩnh vực phát hành và thanh tốn thẻ là vì Việt Nam đang có những điều kiện, cơ sở để có thể phát triển dịch vụ này.

1. Nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua được đánh giá là phát triển ổn định

với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực, và được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Theo thống kê, tính đến 31/12/2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2% - 8,5%). Nhìn chung đời sống của người dân tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện. Nhu cầu của họ không chỉ dừng lại ở mức “ăn no mặc ấm” mà cịn phải “ăn ngon mặc đẹp”. Họ có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng những gì mà được cho là hiện đại, văn minh trên toàn thế giới. Hơn nữa trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Họ có đủ điều kiện để tiếp cận với những thành tựu của khoa học kỹ thuật cơng nghệ. Họ có đủ trình độ để có thể hiểu biết về sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn và hiệu quả trong việc sử dụng những phương tiện thanh tốn hiện đại của nền cơng nghiệp ngân hàng. Và như thế cơ hội tận hưởng những dịch vụ tiện ích này chắc chắn sẽ được mở rộng đến công chúng nhiều hơn trong thời gian sắp tới.

2. Sự quan tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát triển

thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường thẻ. Đầu năm 2007, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó tài khoản sẽ là công cụ giao dịch chủ yếu. Và đến cuối năm 2008 sẽ chính thức thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực công. Việc áp dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp, tăng cường quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước. Trên tinh thần đó, ngày 24/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-Ttg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Với định hướng đó, trong những năm gần đây, số lượng tài khoản cá nhân ở các ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng, hơn 100%/năm.

Số liệu

Thời gian

Số ATM Số POS Đơn vị trả lương ngân sách nhà nước qua tài khoản

Tỷ lệ số đơn vị thực hiện trả lương qua TK/Tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước Số TK đã trả lương qua thẻ ATM 12/2007 2179 2594 4347 7,53% 239.083 6/2008 3397 3367 13.917 24,09% 642.785 Tăng 56% 30% 220% 16,56% 169%

(Nguồn: số liệu trích trong bài viết “Thực trạng trả lương qua tài khoản” – www.sbv.gov.vn).

Việc tăng số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng được coi là dấu hiệu tích cực trong quá trình chuyển dịch hình thức thanh toán bằng tiền mặt sang thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua hình thức chuyển khoản. Việc phát triển số lượng tài khoản cá nhân thông qua thẻ thanh toán cũng là một định hướng phát triển của thẻ

ngân hàng, trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả lương cho nhân viên qua thẻ.

Việc tăng số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát hành thẻ. Vì tài khoản cá nhân chính là căn cứ, tiền đề cho việc phát hành thẻ ngân hàng.

3. Về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 13/07/2000, Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Theo lộ trình triển khai thực hiện các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng thì sau 8 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng có vốn đầu tư của Hoa Kỳ sẽ được phép phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam trên cơ sở đối xử quốc gia. Hơn thế nữa, sau khi cam kết trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Về ngân hàng, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ cổ phần tối đa là 49%. Kể từ 01/04/2007, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và được hưởng chế độ đối xử không phân biệt ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vốn có tiềm năng và kinh nghiệm về lĩnh vực dịch vụ ngân hàng sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy thị trường dịch vụ trong nước phát triển trong đó có dịch vụ thẻ.

4. Tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và những ứng dụng rộng rãi của nó

trong các hệ thống thanh toán sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho việc thực hiện và xử lý các giao dịch thanh toán điện tử, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí cung cấp dịch vụ, mở ra khả năng phát triển các dịch vụ liên quan đến thẻ ngân hàng. Các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt và các cơng cụ thanh tốn sử dụng chứng từ sẽ giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng trong việc sử dụng thẻ và thanh toán điện tử.

5. Trong những năm gần đây, du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng phát

triển đặc biệt là khách du lịch quốc tế tìm đến Việt Nam như một điểm đến an tồn. Vì vậy lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2.619.287 lượt khách, tăng 10,6% so với 7 tháng đầu năm 2007.

Việc khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến thị trường thẻ của Việt Nam. Vì phần lớn người nước ngồi khi đi du lịch họ có thói quen sử dụng thẻ trong giao dịch, mua bán. Khi họ mua hàng hóa, dịch vụ tại một cửa hàng nào đó và sử dụng thẻ để thanh tốn mà cửa hàng này lại không phải là đại lý chấp nhận thanh tốn bằng thẻ thì khách hàng sẽ bỏ đi và tìm đến những cửa hàng khác để thuận tiện hơn trong việc thanh toán. Như thế là chúng ta đã để mất cơ hội làm ăn, buôn bán và giảm lợi nhuận. Vì thế sẽ có càng nhiều cửa hàng, điểm kinh doanh có nhu cầu trở thành đại lý chấp nhận thẻ. Từ đó nâng cao số lượng chủ thẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)