2.3.4 .Tính cạnh tranh trên thị trường thẻ
3.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô
3.4.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Năm 1993, thẻ ngân hàng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam thông qua việc Ngân hàng Ngoại thương được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai thí điểm dịch vụ này. Cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74/QĐ- NH1 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành vào ngày 10/04/1993, quy định về “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Đến năm 1996, khi 4 ngân hàng trong nước chính thức tham gia phát hành thẻ ra thị trường cũng như Hội thẻ được thành lập thì quyết định số 74 của Ngân hàng Nhà nước xem như khơng cịn hợp thời nữa. Thị trường lúc này đòi hỏi một hành lang pháp lý vững chắc, rõ ràng, để có thể tạo sự an tâm, tin tưởng cho các ngân hàng khi tham gia vào một thị trường có thể nói cịn khá mới mẻ này. Chính lúc đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 về “Quy chế phát hành, sử dụng, và thanh toán thẻ ngân hàng”. Quyết định mới này đã giúp thị trường thẻ hoạt động khá ổn định và đạt tốc độ phát triển cao trong thời gian qua. Và cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt
động của thị trường thẻ thì quy chế ban hành kèm Quyết định số 371 của Ngân hàng Nhà nước dường như bộc lộ một số điểm lạc hậu và khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của thị trường thẻ nước ta. Nhu cầu đặt ra lúc này là cần có một hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện, đối tượng và phạm vi phải bao hàm đầy đủ các hoạt động và chủ thể tham gia trên thị trường. Các quy định điều chỉnh hoạt động thẻ cần rõ ràng, đầy đủ và cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phát hành, sử dụng, thanh toán và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ. Các quy định phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Và ngày 15/05/2007 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng”.Quy chế này ra đời phần nào đáp ứng được đòi hỏi của thực tế và có nhiều điểm mới so với quy chế ban hành kèm theo quyết định 371 trước đây. Phạm vi điều chỉnh của quy chế thẻ được mở rộng hơn, loại hình thẻ trả trước được đưa vào phạm vi điều chỉnh của quy chế; tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ được mở rộng ra các chủ thể khác, ngồi ngân hàng cịn có thể là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng khi tổ chức này được phép hoạt động ngân hàng. Quy định về việc cấp phép phát hành thẻ, thanh toán thẻ cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Chủ thể sử dụng thẻ cũng được mở rộng hơn bao gồm cá nhân và tổ chức. Ngoài ra quy chế này còn bổ sung thêm quy định về thanh toán bù trừ giao dịch thẻ, quyết toán kết quả thanh toán bù trừ giao dịch thẻ, mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ…. Tuy nhiên, quy chế này cũng vẫn chưa nêu rõ từng trường hợp vi phạm trong hoạt động phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ cũng như việc xử lý từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Vì vậy thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nước cần phải xem xét lại và cần sớm ban hành những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, để mà từ đó các ngân hàng sẽ mạnh dạn tham gia vào thị trường thẻ, cũng như yên tâm hoạt động kinh doanh và khi có xảy ra bất kỳ trường hợp vi phạm nào thì ngân hàng cũng khơng bối rối, lo lắng vì khơng biết cách
giải quyết thế nào cho đúng, lúc đó chỉ cần dựa vào những quy định của pháp luật để xử lý mà thôi.