CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI
1.6 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM TÀU BIỂN
1.6.1 Bảo hiểm thân tàu biển
Đối tượng của bảo hiểm thân tàu biển là vỏ tàu, máy tàu và trang thiết bị trên tàu.
Trong bảo hiểm hàng hải có rất nhiều tổ chức, hiệp hội phát hành các bộ điều khoản
để đính kèm theo các đơn bảo hiểm hàng hải, tuy nhiên, các bộ điều khoản do Hiệp
hội các nhà bảo hiểm London (ILU) phát hành được sử dụng nhiều hơn cả. Trong bảo hiểm thân tàu, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là bộ điều khoản bảo
hiểm thân tàu định hạn (Institute Time Clause – Hulls) gọi tắt là ITC. Ít thơng dụng hơn là bộ điều khoản bảo hiểm thân tàu chuyến (Institute Voyage Clause – Hulls)
gọi tắt là IVC. Rất nhiều các bộ điều khoản thân tàu khác được phát hành tại nhiều quốc gia đều dựa theo mẫu của hai bộ điều khoản này.
Trên cơ sở ITC và IVC Hiệp hội các nhà bảo hiểm London đã thiết kế ra một số bộ
điều khoản khác để có thể đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm rất đa dạng do hoạt động
kinh doanh của các chủ tàu.
1.6.1.1 Các Điều kiện bảo hiểm thân tàu thông dụng
− ITC (Institute Time Clauses) - Hulls 1983/1995 − IVC (Institute Voyage Clauses) - Hulls 1983/1995
− TLO (Institute Time Clauses - Hulls Total Loss Only) 1983/1995 − IBC (Institute Clauses for Builders’ Risks) 1988
1.6.1.2 Các hiểm họa được bảo hiểm theo Bộ điều khoản Bảo hiểm Thân tàu định hạn ITC 1.10.1983 (Institute Time Clauses - Hulls 1/10/83) – ITC-83 Cl.280
+ Hiểm họa không bị chi phối bởi quy định”Mẫn cán hợp lý”(Due Diligence)
− Hiểm họa của biển (Perils of seas) − Cháy nổ (Fire, explosion)
− Trộm bạo động của những người ngoài tàu (Violent theft of person from outside the vessel)
− Vứt bỏ tài sản xuống biển (Jettison) − Cướp biển (Piracy)
− Hư hỏng hay tai nạn của thiết bị hay động cơ hạt nhân (Breakdown of or accident to nuclear installations or reactors)
− Va chạm với máy bay và những vật rơi từ máy bay (Contact with aircraft or similar objects falling therefrom)
− Va chạm với phương tiện chuyên chở trên bộ (Contact with land conveyance)
− Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh (Earthquake, volcanic
eruption or lighting)
+ Hiểm họa bị chi phối bởi quy định”Mẫn cán hợp lý”(Due Diligence) − Tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hoá hoặc nhiên
liệu (Accident in loading, discharging or shifting cargo or fuel) − Nổ nồi hơi (Bursting of boilers)
− Gãy trục cơ (Breakage of shafts) − Ẩn tỳ (Latent defect)
− Bất cẩn của người sửa chữa (Negligence of shiprepairer) − Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hoặc hoa tiêu − Bất cẩn của những người thuê tàu (Negligence of charterer) − Manh động (Barratry)
Ngoài ra bảo hiểm này còn bảo hiểm cho 3/4 trách nhiệm đâm va và rủi ro ơ nhiễm.
1.6.1.3 Cách tính phí bảo hiểm thân tàu biển
1.6.1.3.1 Cách tính phí chung
Biểu phí của mỗi cơng ty thơng thường sẽ dựa trên các tiêu chí: tuổi tàu, loại tàu, kích thước tàu, vùng họat động, trình độ và kinh nghiệm quản lý của chủ tàu… Cách tính phí: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm
Ví dụ: Tàu cấp VR SI, tham gia Điều kiện A – Mọi rủi ro, tỷ lệ phí 1,2%, giá trị tàu
tham gia bảo hiểm là 10 tỷ đồng.
Phí bảo hiểm = 1,2% x 10.000.000.000 = 120 triệu đồng
1.6.1.3.2 Cách tính phí bảo hiểm chuẩn của ILU:
Phí BH = Phí BH tổn thất tồn bộ + Phí BH tổn thất bộ phận Phí BH tổn thất toàn bộ = TL rate x Số tiền bảo hiểm
Phí BH tổn thất bộ phận = PA rate x (GT, DWT, HP...) Trong đó:
− Tỷ lệ phí tổn thất tồn bộ (TL rate) phụ thuộc vào tuổi và kích thước tàu
được tính theo thống kê tổn thất toàn bộ của các đội tàu trên thế giới hoặc
các khu vực riêng biệt theo tuyến hoạt động.
− Tỷ lệ phí tổn thất bộ phận (PA rate) phụ thuộc vào loại và kích thước tàu
được tính theo thống kê tổn thất của từng loại rủi ro, phạm vi hoạt động
của tàu...
Ví dụ: Tàu chở hàng tổng hợp Bulk Carrier, đóng năm 1999, 14.000 DWT. Giá trị bảo hiểm là 10.000.000 $ và TL rate = 0,2%; PA rate = 2,5 $/DWT.
− Phí bảo hiểm tổn thất tồn bộ = 0,2% x 10.000.000 $ = 20.000 $ − Phí bảo hiểm tổn thất bộ phận = 2,5 $ x 14.000 DWT = 35.000 $ − Tổng phí bảo hiểm = 55.000 $ − Tỷ lệ phí bảo hiểm = 55.000 $ : 10.000.000 $ = 0,55%