KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HẢI Ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI

1.7 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HẢI Ở

SỐ NƯỚC

Trung Quốc và Ấn Độ là các nước đang phát triển, có nhiều nét tương đồng với

Việt Nam về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và cùng là các nước trong khu vực châu Á. Về mặt vị trí địa lý thì các quốc gia này đều nằm giáp biển, tương tự như vị trí địa lý của Việt Nam, là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến họat động bảo hiểm hàng hải. Trung Quốc và Ấn Độ có lộ

trình phát triển sớm hơn Việt Nam: Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, Ấn

Độ vào năm 1995. Chính phủ Việt Nam hiện đang học tập hướng đi của Trung

Quốc và Ấn Độ để phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Chính vì những lý do trên mà tác giả đã chọn Trung Quốc và Ấn Độ để phân tích

kinh nghiệm của họ trong việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nhằm có thể rút ra các bài học thiết thực cho việc phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam

1.7.1 Lịch sử phát triển bảo hiểm hàng hải ở Trung Quốc

Xe cơ giới 13% Trách nhiệm 15% Hàng hóa 4% Khác 6% Tài sản 62% Xe cơ giới Tài sản Trách nhiệm Hàng hóa Khác

Đồ thị 1.1: Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm năm 2006

Nguồn: China Insurance Yearbook

Công ty bảo hiểm đầu tiên của Trung Quốc là Công ty bảo hiểm Quảng Châu, được thành lập do một hãng bn của Anh vào năm 1805, sau đó các cơng ty khác của Anh cũng thành lập các công ty bảo hiểm ở Hồng Kông, Thượng Hải và các thành phố lớn ở Trung Quốc. Đến năm 1876 mới có công ty bảo hiểm Trung Quốc đầu

Ngày 20/10/1949, Trung Quốc đã thành lập Công ty bảo hiểm Nhân dân Trung

Quốc (PICC), do nhà nước sở hữu. Năm 1952 tồn bộ các cơng ty bảo hiểm nước ngồi đã rời khỏi Trung Quốc và kể từ năm 1978, PICC thiết lập lại các họat động trên thị trường nội địa là công ty bảo hiểm duy nhất cho đến năm 1988.

Đến đầu năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã ký các cam kết cải tổ lĩnh vực bảo

hiểm trước khi họ chính thức gia nhập WTO vào 10/12/2001. Các chính sách cải tổ

đã cho phép thành lập các công ty bảo hiểm mới cũng như các chi nhánh của các

công ty bảo hiểm. Số cơng ty bảo hiểm nước ngồi tham gia vào thị trường Trung Quốc trên lĩnh vực phi nhân thọ nói chung và hàng hải nói riêng là 12 cơng ty vào năm 2004 (tức là chỉ sau 3 năm gia nhập WTO).

1.7.2 Lịch sử phát triển bảo hiểm hàng hải ở Ấn Độ

Tài sản 23% Trách nhiệm 2% Hàng hóa 6% Tàu thuỷ 3% Sức khỏe 10% Tai nạn con người

3% Khác 12% Xe cơ giới 41% Xe cơ giới Tài sản Trách nhiệm Hàng hóa Tàu thuỷ Sức khỏe

Tai nạn con người Khác

Đồ thị 1.2: Cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ 2004

Nguồn: Hội bảo hiểm Ấn Độ - General Insurance Corporation of India – GIC

Nguồn gốc bảo hiểm tại Ấn Độ được xuất phát từ Công ty bảo hiểm Triton do Anh thành lập tại Calcutta năm 1850. Trải qua 120 năm, có hơn 100 công ty bảo hiểm đã thành lập tại Ấn Độ. Tất cả các công ty bảo hiểm đều được quốc hữu hóa vào năm 1972 khi 107 cơng ty được nhập lại thành 4 công ty nhà nước là New India, National, Oriental và United, tạo thành 4 công ty thành viên của Hội bảo hiểm Ấn

Độ (General Insurance Corporation of India – GIC) và bị quy định biểu phí cho tất

Ấn Độ là thành viên của WTO từ 1.1.1995. Đến tháng 9/2005 có 14 cơng ty bảo

hiểm phi nhân thọ cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tại Ấn Độ, trong đó một nửa là các công ty liên doanh.

Bảo hiểm hàng hải chiếm khoảng 9-10%, đến tháng 1/2008 bảo hiểm thân tàu cịn bị chi phối bởi biểu phí bắt buộc, riêng bảo hiểm hàng hóa đã được bỏ biểu phí bắt buộc từ năm 1994. Sau khi dỡ bỏ biểu phí bắt buộc, trên thị trường đã xảy ra tình trạng cạnh tranh về phí khốc liệt, phí giảm đến mức dưới sàn rất nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Đến năm 2001 thì thị trường mới bắt đầu ổn định và dịch vụ hàng hải mới bắt đầu có lãi với tỷ lệ tổn thất là 60-65%.

1.7.3 Kinh nghiệm phát triển của các công ty bảo hiểm nội địa Trung Quốc và Ấn độ sau khi gia nhập WTO

1.7.3.1.1 Phát triển thị trường

Do người dân chưa có ý thức mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của mình nên tỷ trọng phí bảo hiểm/GDP rất thấp. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải thì đa số các nhà xuất nhập khẩu chỉ mua theo phương thức CIF và bán theo phương thức FOB, hầu như giao hết phần bảo hiểm và thuê tàu cho các chủ hàng nước ngòai. Để phát triển nghiệp vụ, tăng doanh thu các công ty bảo hiểm trong nước đã phải không ngừng phát triển sản phẩm mới, cải tiến dịch vụ và có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp để khách hàng có thể thấy được lợi thế của việc mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước.

1.7.3.1.2 Có chính sách quản lý rủi ro phù hợp

Các công ty bảo hiểm lớn của nhà nước khai thác đa phần các dịch vụ bảo hiểm lớn nhưng họ chưa hiểu hết được vai trò quản lý rủi ro trong bảo hiểm, chưa có các biện pháp nhằm tránh các rủi ro tích tụ, chuyển giao rủi ro để đảm bảo quyền lợi cho

khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài và

đảm bảo lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm cần xây dựng chính

sách quản lý rủi ro phù hợp nhất là đối với đặc thù của bảo hiểm hàng hải các vụ

1.7.3.1.3 Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường

Các cơng ty bảo hiểm nước ngồi sử dụng lợi thế của họ về kỹ năng nghiệp vụ (kỹ thuật khai thác bảo hiểm…), tập trung vào các dịch vụ có lời và nhắm vào các đối tượng khách hàng thích hợp (các cơng ty nước ngồi) trong khi các cơng ty bảo hiểm nội địa nhỏ rất khó cạnh tranh với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, vì vậy họ giành thị phần bằng cách hạ phí thay vì tạo sản phẩm khác biệt hoặc phát triển thị trường mới. Để có thể tồn tại các công ty bảo hiểm nội địa cần phải xem xét lại chất lượng dịch vụ của mình, có các chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

1.7.3.1.4 Quản lý khai thác bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm Trung Quốc và Ấn Độ chú trọng vào doanh thu mà chưa tính

đến hiệu quả kinh doanh thực sự, chỉ nhắm vào mục đích chiếm thị phần cao mà

chưa có biện pháp quản lý khai thác bảo hiểm. Để đạt được điều này cần phải tách

bộ phận xét nhận bảo hiểm và bộ phận bán hàng, không trao quá nhiều quyền cho bộ phận bán hàng, đồng thời cần có chính sách cân đối giữa lợi nhuận và mục tiêu phát triển thị trường dài hạn.

1.7.3.1.5 Thiếu dữ liệu và kỹ thuật quản lý định phí

Đối với việc kinh doanh bảo hiểm hàng hải, việc lập dự phòng bồi thường là rất cần

thiết, vì sau khi lập quỹ dự phịng để đảm bảo các khỏan bồi thường, các cơng ty có thể chủ động lấy phần phí bảo hiểm cịn lại đem đi đầu tư để thu lãi đầu tư. Các

công ty bảo hiểm nội địa chưa thiết lập dự phịng bồi thường và kỹ thuật định phí

sản phẩm. Các cơng ty khơng có phần mềm lưu trữ dữ liệu, vì vậy việc thống kê tổn thất, tính tốn hiệu quả kinh doanh, định phí bảo hiểm phù hợp là không thực hiện

được. Các công ty bảo hiểm cần áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm, thiết lập hệ thống

dự liệu tin cậy, cần có các chuyên viên định phí bảo hiểm được đào tạo bài bản để có thể tính tốn được lợi nhuận kinh doanh thực sự của cơng ty, có các biện pháp bảo hiểm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, lọai sản phẩm: tăng phí nếu có nguy cơ lỗ, giảm phí để cạnh tranh nếu có lợi nhuận. Đây là điểm yếu của các công ty nội địa so với các cơng ty nước ngồi.

1.7.3.1.6 Cải tiến dịch vụ, hướng đến khách hàng để cạnh tranh

Các công ty cần cải tiến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, từ khâu bán hàng giúp khách hàng chọn lựa lọai hình bảo hiểm phù hợp cho từng lọai hàng hóa, lọai tàu, tư vấn đề phịng hạn chế tổn thất đối với các lọai hàng dễ xảy ra tổn thất, giám

định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính tốn bồi thường hợp lý và trả tiền

bồi thường nhanh chóng. Cung cấp các dịch vụ bán hàng qua mạng, rút ngắn thời gian và các thủ tục hành chính trong giải quyết bồi thường, áp dụng các hình thức bồi thường phù hợp cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng các kinh nghiệm về đề phòng và hạn chế tổn thất, tổ chức các hội thảo để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng…

1.7.3.1.7 Phát triển mạng lưới phân phối trực tiếp

Do đặc thù của các nước Á Đông là các mối quan hệ cá nhân rất quan trọng. Khai thác bảo hiểm nhất là đối với bảo hiểm hàng hóa, tàu biển cũng dựa vào các mối quan hệ cá nhân này. Các công ty cần chú trọng phát triển lực lượng bán hàng trực tiếp, đào tạo và có chính sách lương thưởng phù hợp để giữ những người này. Đối với các cơng ty lớn thì lực lượng phân phối trực tiếp quản lý thông qua các chi nhánh, tuy nhiên cần phải đảm bảo được rằng tất cả các quy trình khai thác đều phù hợp với chính sách của cơng ty và mức phân cấp của chi nhánh.

1.7.3.1.8 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là vấn đề sống cịn của cơng ty nhưng vấn đề cấp thiết của các công ty bảo hiểm nội địa là nâng cao chất lượng quản lý và kỹ năng nghiệp vụ. Cần tuyển dụng các chuyên gia bảo hiểm có kinh nghiệm, có kỹ thuật trong lĩnh vực định phí, xét nhận bảo hiểm, quản lý bồi thường. Thực tế của thị trường bảo hiểm của Trung Quốc và Ấn độ là rất thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm bảo hiểm và quản lý cấp cao. Để đáp ứng điều này, ngoài các trường đại học, các công ty bảo hiểm phải

thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, kiến thức quản lý cho lãnh đạo và phải có chính sách lương thưởng, đề bạt hợp lý để tuyển dụng, giữ cán bộ giỏi.

1.7.3.1.9 Mơi trường pháp lý

hồn thiện để đảm bảo khả năng điều chỉnh các hoạt động bảo hiểm không chỉ đối với thị trường bảo hiểm trong nước mà còn phải phù hợp với luật và tập quán quốc tế về bảo hiểm.

1.7.3.1.10 Tái bảo hiểm

Thị trường tái bảo hiểm Trung Quốc và Ấn Độ còn non sơ, chưa phát triển đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hiểm quốc tế, có rất ít mối quan hệ với thị trường Tái bảo hiểm quốc tế và các công ty nội địa cũng dè dặt khi sử dụng dịch vụ tái bảo hiểm mặc dù thị trường đã mở cửa. Do vậy, các công ty nội địa cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để tìm kiếm nhà Tái bảo hiểm tốt với mức phí và điều kiện bảo hiểm hợp lý.

1.7.3.1.11 Tăng cường vốn và liên kết với các đối tác nước ngoài

Vốn là một vấn đề quan trọng trong việc cung cấp và tăng khả năng nhận bảo hiểm của các công ty nội địa. Các công ty bảo hiểm nội địa tăng cường vốn bằng cách

củng cố bản cân đối tài chính và tìm kiếm các cơ hội góp vốn từ các nhà đầu tư. Q trình này đựơc thể hiện bằng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc lại cơ cấu sở hữu theo đó cho phép liên kết với các đối tác nước ngoài

để tận dụng sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.

1.7.3.1.12 Hiệu quả hóa cơng tác đầu tư

Lợi nhuận đầu tư là một phần quan trọng trong hiệu quả kinh doanh bảo hiểm, giúp tăng tổng lợi nhuận của công ty, tăng cổ tức cho các cổ đơng, tăng uy tín và danh

tiếng của cơng ty, vì vậy, các cơng ty bảo hiểm phải nhanh chóng tìm kiếm cơ hội

đầu tư tốt để sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Đối với bảo

hiểm hàng hải thì có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư cho họat động kinh doanh của chủ tàu, mua thêm tàu mới…

1.7.3.1.13 Trục lợi bảo hiểm và tham nhũng

Trục lợi bảo hiểm và tham nhũng của bảo hiểm phi nhân thọ là một vấn đề mang

tính thời sự và rất nhức nhối của các thị trường non trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự quản lý lỏng lẻo của các công ty bảo hiểm, thiếu hệ thống quản lý bằng cơng nghệ thơng tin, sự tha hóa của các cán bộ bảo hiểm, việc cạnh tranh bằng cách tăng chi phí quản lý, sự khơng trung thực của khách hàng…

Cần phải có các hình thức phạt bằng tài chính cao cho các vi phạm này và quy trách nhiệm cá nhân để hạn chế hiện tượng này. Các công ty bảo hiểm trong nước cần tăng cường việc quản lý trong tất cả các khâu: xét nhận bảo hiểm, quản lý bồi thường, xét duyệt chi phí quản lý….

1.7.3.1.14 Nguy cơ thiên tai

Các nước Á Đơng thường có nguy cơ cao về thiên tai: động đất, sóng thần, bão tố, lụt lội. Vì vậy, để kinh doanh bảo hiểm có hiệu quả các cơng ty bảo hiểm phải xem xét kỹ các sản phẩm đưa ra bán của mình, điều khoản áp dụng, các lọai trừ, hình thức và mức tái bảo hiểm, mức phí phù hợp.

1.7.4 Các bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Với các kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra các bài học

để phát triển tốt nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam như sau:

1.7.4.1 Về marketing

Để làm tốt công tác marketing nhằm đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, các

doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các công việc cụ thể như sau :

1.7.4.1.1 Xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm

Các doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo nhu cầu thực tế của khách hàng để phát triển thêm các sản phẩm mới. Đối với các sản phẩm đang cung cấp cho khách hàng cần rút kinh nghiệm từ các khâu xét nhận bảo hiểm, giám

định, bồi thường để sửa đổi các điều khỏan cho phù hợp với luật pháp và quyền lợi

của khách hàng hơn.

1.7.4.1.2 Có cơ chế định phí phù hợp

Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình biểu phí thích hợp dựa trên các số liệu thống kê tổn thất qua các năm để đảm bảo dịch vụ của mình khơng bị bán đắt cho khách hàng và cũng đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh. Đối với bảo hiểm hàng

hải, cần có biểu phí chi tiết và linh họat cho từng lọai hàng, lọai tàu và có chính sách cụ thể giảm phí cho từng lọai khách hàng.

1.7.4.1.3 Nâng cao chất lượng phục vụ hướng đến khách hàng

hiểm, giám định, bồi thường, vì vậy, các cơng ty cần phải có chính sách hướng đến khách hàng ngay từ khâu đầu tiên: tư vấn đầy đủ cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm, các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm phù hợp và có lợi nhất cho mình; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường, cải tiến các công đọan giám định, bồi thường để nhằm bồi thường đúng, đủ, nhanh

chóng cho khách hàng.

1.7.4.1.4 Có chính sách quản lý rủi ro tốt

Kết quả kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 38)