GIẢI PHÁP CHO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 104 - 105)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.4 GIẢI PHÁP CHO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

3.4.1 Nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm trong

nước

Khai thác khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước. Tăng cường biện pháp tuyên truyền cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiểu rõ lợi ích của việc tham gia bảo hiểm trong nước nhằm tăng ngân sách, cải thiện tình hình cán cân thương mại. Các công ty bảo hiểm cần cải tiến tất cả các khâu trong quá trình bảo hiểm: khai thác, giám định, bồi thường để đem lại

cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và cho họ thấy rằng việc mua bảo hiểm trong nước là thuận lợi và tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua bảo hiểm ở nước ngồi.

3.4.2 Các cơng ty bảo hiểm cần hợp tác với nhau trong thị trường

Các công ty bảo hiểm trên thị trường cần hợp tác hơn nữa với nhau để chia sẻ thông tin về các mặt hàng, các khách hàng có tỷ lệ tổn thất cao, các cảng hay xảy ra tổn thất, về phương pháp quản lý rủi ro, phương pháp giám định bồi thường nhằm có các biện pháp đề phịng và tránh trục lợi bảo hiểm nhằm tăng hiệu quả họat động.

3.4.3 Thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất thất

Để tăng hiệu quả bảo hiểm, khi nhận bảo hiểm các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu

kỹ về hàng hố: lọai hàng hóa, đặc tính, phương pháp đóng gói thích hợp…, về phương tiện chun chở hàng hố đó: tính phù hợp của con tàu, tuổi tàu, bảo hiểm P&I của tàu. Phải thuê đơn vị giám định giám sát quá trình bốc dỡ, xếp hàng lên, xuống tàu đối với một số mặt hàng đặc thù có giá trị cao mỗi khi có mở rộng các

điều kiện bảo hiểm: để ngăn chặn rủi ro và đưa ra những khuyến cáo cho khách

hàng về việc chất, xếp, chèn, lót hàng sai quy cách.

3.4.4 Thành lập bộ phận dự báo, quản lý, đề phịng, hạn chế rủi ro

Các cơng ty bảo hiểm cần có bộ phận này để tiến hành dự báo, đánh giá tổn thất nhằm thực hiện tốt khâu khai thác và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, giảm bồi thường, tăng hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa. Cần chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng dự báo và quản lý tổn thất cho nhân viên bên cạnh việc đào tạo về

nghiệp vụ bảo hiểm. Cần xây dựng chương trình quản lý và kiểm soát rủi ro, đánh giá và chấp nhận bảo hiểm một cách chặt chẽ, loại trừ các rủi ro xấu.

3.4.5 Thận trọng khi nhận bảo hiểm những mặt hàng có tỷ lệ tổn thất cao

Bảo hiểm gỗ nguyên cây, bảo hiểm hàng sắt thép, bảo hiểm hàng xá vận chuyển

đường biển với điều khoản mở rộng là “thiếu hụt trọng lượng qua cân”…. Đối với

những nghiệp vụ có tổn thất lớn, khơng hiệu quả thì các cơng ty cần xem xét và ngừng nhận bảo hiểm hoặc phải tính tốn tăng tỷ lệ phí cho phù hợp.

3.4.6 Tư vấn cho người được bảo hiểm

Người được bảo hiểm là chủ sở hữu của hàng hố nên đương nhiên họ khơng muốn có bất kỳ tổn thất nào xảy ra với hàng hố của mình gây ra việc giao hàng bị đình trệ và hàng giao không đủ sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.Tuy nhiên,

đa số những người được bảo hiểm đều khơng có chun mơn hay kinh nghiệm gì về

những rủi ro và tổn thất xảy ra với hàng hố, khơng có kinh nghiệm về việc đề

phịng hạn chế rủi ro, thậm chí họ cịn khơng nhận thức được tầm quan trọng của

cơng tác này. Vì vậy, cần phải tư vấn cho họ, trước hết là về ý nghĩa của việc tự quản lý rủi ro, sau đó là những biện pháp đề phịng hạn chế rủi ro có thể áp dụng.

3.4.7 Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các công ty giám định

Để có thể xử lý tốt việc bán cứu vớt hàng hóa, có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây

thêm tổn thất, xác định chính xác mức độ và nguyên nhân tổn thất, đồng thời tránh gây nên việc chậm trễ trong khâu bồi thường do chờ đơi kết quả giám định.

Để thực hiện được các giải pháp này, ngoài nỗ lực của các cơng ty bảo hiểm cần

phải có sư hỗ trợ của nhà nước, chính phủ, các ngành liên quan và đặc biệt là Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Những kiến nghị đối với các tổ chức này được đề nghị như sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 104 - 105)