Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 16. Tác giả sử dụng các công cụ sau:
- Thống kê mô tả dùng để xác định các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. - Hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để rút gọn các biến đo lường.
- Phân tích hồi quy:
+ Đầu tiên là phân tích tương quan. Phân tích tương quan giúp tính tốn mức độ tuyến tính giữa 2 biến và được xem như cơng cụ bổ trợ hữu ích cho phân tích hồi quy. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi qui tuyến tính có thể phù hợp.
+ Tiếp theo, phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Phương pháp lựa chọn biến Enter được sử dụng. Hệ số xác định R2 được dùng để xác định độ
hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ/chấp nhận giả thuyết.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 đã giới thiệu quy trình nghiên cứu gồm nhiều bước với bước đầu tiên là cơ sở lý thuyết đến bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đề xuất giải pháp. Trong thiết kế nghiên cứu, tác giả đã xây dựng thang đo cho mỗi nhân tố, các thang đo này được mượn từ các thang đo đã được sử dụng trong những nghiên cứu trước đây, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định tính giúp xây dựng bảng câu hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Ở nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 16. với các công cụ: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến.