Sự cần thiết phải đánh giá lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu bến tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ (Trang 59 - 61)

Khuôn mẫu IASB cho rằng mục tiêu của báo cáo tài chính là để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động và thay đổi tình hình tài chính của một đơn vị mà hữu ích rộng rãi cho người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế . Khuôn mẫu này liệt kê phạm vi người sử dụng báo cáo tài chính bao gồm nhà đầu tư, người cho vay, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan Chính phủ và cơng chúng. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin sẽ quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở một góc độ khác nhau. Nhà quản lýdoanh nghiệp quan tâmđến các thơng tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh …Trên cơ sở đó nhà quản lý sẽ phân tích, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai .Với các nhà đầu tư, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết về khả năngthanh tốn, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn quan tâm đến mức độ rủi ro, thời gian hồn vốn...từ đó giúp họ có thể lưa chọn và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Nhìn chung, tất cả các đối tượng sử dụng thơng tin đều mong muốn báo cáo tài chính cung cấp được những thơng tin hữu ích, cần thiết cho việc ra các quyết định của mình.Đồng thời, khn mẫu của IASB cũng cho rằng mục tiêu của báo cáo tài chính có thể đạt được bởi việc tập trung vào nhu cầu thông tin của nhà đầu tư bởi vì nhà đầu tư là nhà cung cấp vốn rủi ro cho doanh nghiệp. Cho nên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp thơng tin đáp ứng được

nhu cầu của nhà đầu tư thì cũng sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu của người sử dụng mà báo cáo tài chính có thể làm hài lịng.

Đặc điểm nềnkinh tế Việt Nam những năm gần đây tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Năm 2009, tỷ lệ lạm phát 6,8%.Năm 2010, lạm phát đạt 11,75%. Năm 2011, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 18,13%. Từ năm 2009 đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng 266,6% ( xấp xỉ tăng gấp 3 lần). Theo dự đốn của các chun gia kinh tế thì trong năm 2013 tỷ lệ lạm phát có thể duy trì ở mức 8-> 10%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao và nó có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Các thơng tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể bị bóp méo. Ví dụ như tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Khi giá cả tăng, số tiền trích khấu hao sẽ không đủ để thay thế tài sản mới. Quan điểm của báo cáo tài chính thất bại để phản ánh giá trị kinh tế của việc kinh doanh vì tài sản, nhà xưởng, hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc có thể hấp hơn giá trị cơng bằng hiện hành hay giá thay thế. ..Vì vậy, khi có sự thay đổi gây ảnh hưởng đáng kể của giá cả thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải được đánh giá lại nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho q trình ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt nhà đầu tư. Qua đó, giúp hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hội tụ với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngồi góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

3.2/ Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010,2011 theo sự thay đổi giá cả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu bến tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ (Trang 59 - 61)