/Ki ến nghịđối với Công ty xăng dầu Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu bến tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ (Trang 102 - 105)

Sau khi đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả đã giúp cho Ban lãnh đạo Cơng ty, người sử dụng thơng tin có được những thơng tin hữu ích hơn, giúp cho q trình ra quyết định có hiệu quả hơn. Cụ thể, khi đánh giá lại lợi nhuận của Công ty bị giảm do sự giảm sút của sức mua đồng tiền. Năm 2010,chỉ số giá cả tăng 12%, lợi nhuận Công ty giảm : 407.766 ( ngàn đồng) tương đương 17%. Năm 2011, chỉ số giá cả tăng 18%, lợi nhuận của Công ty giảm :

1.239.551 ( ngàn đồng) tương đương 14%. Nguyên nhân lợi nhuận Công ty bị suy giảm là do sự thay đổi của giá cả đã làm cho doanh thu, chi phí thay đổi.Lạm phát đã làm suy yếu báo cáo tài chính được lập theo giá gốc. Báo cáo lợi nhuận thường lớn hơn thu nhập thực tế doanh nghiệp có được. Việc đánh giá lại đã loại trừ được ảnh hưởng sai lệch của chỉ số giá cả đến báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời cung cấp cho Ban lãnh đạo những thông tin trung thực hơn về tình hình tài chính của Cơng ty mình.Điều này giúp cho lãnh đạo Cơng ty có được quyết định đúng đắn hơn trong việc sử dụng lợi nhuận để phân phối các quỹ, đầu tư… Đặc biệt là khi Cơng ty đã chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, việc đánh giá lại rất hữu ích trong vấn đề chia cổ tức.Trong thời kỳ giá cả tăng, lợi nhuận Cơng ty bị giảm. Vì vậy, giá trị cổ tức được chia trên mỗi cổ phần cũng có xu hướng giảm. Khi có sự thay đổi của giá cả gây ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính, nếu báo cáo tài chính khơng được đánh giá lại thìBan lãnh đạo Cơng ty sẽ rất khó hoạch định được các dự án kiếm tiền trong tương lai nếu chỉ dựa vào báo cáo được lập theo giá gốc.

Công ty phải chú trọng đến phương thức bán hàng thu tiền ngay, hạn chế bán hàng trả chậm vì việc nắm giữ tiền, các khoản phải thu gây ra cho Công ty một khoản lỗ tiền tệ, ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính. Ngược lại, việc nắm giữ các khoản nợ phải trả tạo cho Công ty khoản lãi tiền tệ. Năm 2010, việc nắm giữ tài sản và nợ phải trả tiền tệ làm cho Công ty chịu một khoản lỗ do sức mua giảm sút là : 155.466 ( ngàn đồng). Năm 2011, Cơng ty có được khoản lãi do sức mua giảm sút : 802.757 ( ngàn đồng). Khoản lãi, lỗ tiền tệ này được bao gồm trong lợi nhuận của Công ty. Do đó, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để nợ phải trả tiền tệ luôn lớn hơn tài sản tiền tệ.Cơng ty có thể thực hiện điều này bằng

cách khuyến khích khách hàng trả tiền ngay sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán.Đồng thời thỏa thuận với nhà cung cấp đểkéo dài thời hạn trả nợ .

Bán ra hàng hóa tồn kho sẽ tạo ra cho Công ty một khoản thu nhập trong thời kỳ giá cả tăng. Năm 2010, giá cả thay đổi làm cho giá trị hàng tồn kho của Công ty tăng :118.085 ( ngàn đồng), tương ứng 5,6%. Năm 2011, hàng tồn kho tăng :200.517 ( ngàn đồng), tương ứng 8,1%. Việc đánh giá lại giúp cho Ban lãnh đạo Cơng ty có cách nhìn đúng hơn về giá trị hàng tồn kho từ đó quyết định lượng hàng tồn kho phù hợp, xác định số vòng quay hàng tồn kho để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.Tuy nhiên, tài sản, nhà xưởng và hàng tồn kho được ghi nhận ở giá gốc có thể thấp hơn giá hiện hành hay giá thay thế.Các khoản trích khấu hao của tài sản cố định theo ngun tắc giá gốc thì khơng đủ để thay thế tài sản mới.Sau khi đánh giá lại giá trị tài sản cố định của Công ty cả hai năm đều tăng. Năm 2010 giá trị tài sản cố định tăng 3.738.310 ( ngàn đồng), tương đương 10,4%.Năm 2011, giá trị tài sản tiếp tục tăng : 9.725.394 ( ngàn đồng), tương đương 13,8%. Các khoản mục trên báo cáo tài chính thay đổi dẫn đến các tỷ số tài chính của Cơng ty cũng thay đổi theo.

Tóm lại, khi đánh giá lại báo cáo tài chính theo sự thay đổi giá cả, các tài sản và nợ phải trả tiền tệ được giữ nguyên. Tuy nhiên, việc nắm giữ các tài sản và nợ phải trả tiền tệ đã gây ra cho Công ty một khoản lãi, lỗ tiền tệ thuần. Những ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả đến tài sản và nợ phải trả tiền tệ không được thể hiện nếu như báo cáo tài chính khơng được đánh giá lại. Tài sản phi tiền tệ phải được đánh giá lại theo chỉ số giá cả tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Điều này giúp cho báo cáo tài chính cung cấp được những thơng tin hữu ích, trung thực hơn cho Ban lãnh đạo Cơng ty. Từ đó, Ban lãnh đạo sẽ có được các quyết định phù hợp nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược kinh

doanh đã đề ra. Đánh giá lại báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho Ban lãnh đạo biết được lợi nhuận thực của Cơng ty từ đó có quyết định phù hợp cho các vấn đề như : chia cổ tức, đầu tư, thù lao cho đại lý xăng dầu…Việc đánh giá lại còn giúp cho Ban lãnh đạo đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của Cơng ty từ đó có các biện pháp cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh : loại bỏ các hoạt động khơng có lãi hoặc khơng mang tính chủ chốt để tập trung vào những hoạt động mang lại lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu bến tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)