CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA BIDV
3.2 Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị của BIDV
3.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách nhân sự
Tạo ra mức thu nhập hợp lý, có khả năng gắn chặt giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thực chất là một chính sách lớn mà bất cứ NH nào đều coi đó là mục tiêu phát triển của mình. Việc khơng xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ diễn ra sẽ có nguy cơ là khơng có khả năng thu nhận và sử dụng người có năng lực cho chính NHTM đó, và cũng là yếu tố làm mất đi yếu tố kích
thích về lợi ích cá nhân. Angel đã từng cho rằng: "Tất cả mọi quan hệ, suy cho cùng,
đều được phản ánh bằng quan hệ lợi ích". Điều khẳng định đó địi hỏi chúng ta không
thể coi thường hoặc xem nhẹ trong việc xử lý mối quan hệ này. Khi mà người lao
động khơng có mức thu nhập hợp lý, phù hợp với nghề nghiệp và công việc mà họ đang đảm nhiệm thì rất khó địi hỏi họ có thể tồn tâm, tồn ý lo toan đến cơng việc.
Những kinh nghiệm của các nước về chính sách thu nhập trong NHTM cho ta rút ra mặc dù với thể chế chính trị khơng giống nhau, nhưng lợi ích vật chất vốn là vấn đề mn thuở, địi hỏi phải được quan tâm và xử lý đúng đắn, tạo động lực và động cơ chính đáng cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị NHTM.
Hiện nay, chính sách lương của BIDV áp dụng thời gian nâng lương là 3 năm.
Điều này có thể lý giải theo quy định của Chính phủ nhưng ta thấy được sự bất hợp lý
trong đó. Là đơn vị nhà nước nhưng BIDV là đơn vị kinh doanh và mức lương phải
được gắn liền theo hiệu quả hoạt động. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này khi xây
dựng mức lương phù hợp với từng đối tượng công việc, người làm công việc phức tạp hơn phải được hưởng mức lương cao hơn chứ không đánh đồng như hiện tại. Chỉ khi nào đã xử lý đúng đắn về mức thu nhập, những nhà quản trị BIDV mới có quyền địi hỏi cán bộ và nhân viên dưới quyền thực thi công việc một cách đúng với kỹ cương
và quy trình làm việc. Vấn đề lương sẽ được giải quyết triệt để hơn khi tiến trình cổ phần hóa diễn ra nhanh hơn.
Ngồi ra với việc cổ phần hóa, các ngân hàng nước ngồi có thể tham gia vào việc điều hành BIDV thông qua mua cổ phần. Vì vậy, BIDV cần xây dựng cơ chế cho phép tuyển dụng các nhà quản lý ngân hàng chuyên nghiệp nước ngoài nhằm thúc
đẩy việc chuyển giao kinh nghiệm và bí quyết quản lý ngành ngân hàng hiện đại.
Nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết sớm. BIDV cần phải xây dựng cơ chế đãi ngộ dựa trên kết quả công việc và các chính sách bổ nhiệm nhằm khuyến khích và giữ chân cán bộ có năng lực. Hiện nay, hầu hết các chi nhánh của BIDV chỉ tuyển nhân viên mà không thi tuyển quản lý. Đội ngũ quản lý thông thường
được lựa chọn và bổ nhiệm từ nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, việc lựa chọn và bổ
nhiệm này không phải lúc nào cũng đem lại sự hài lịng cho tất cả mọi người. Vì vậy, BIDV nên tổ chức thi tuyển đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Tất cả các vị trí từ
nhân viên đến lãnh đạo đều cần thi tuyển hoặc công khai với đối tượng bên ngồi
hoặc cơng khai trong nội bộ chi nhánh.
Ngoài ra, việc xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm, tùy ở mức độ vi
phạm khác nhau, cần được coi là biện pháp quan trọng trong quản trị NHTM về mặt nhân sự. Việc coi thường các quy tắc hoạt động đối với cán bộ và nhân viên thừa
hành, cần phải được coi là những vi phạm không thể nào chấp nhận được, vì vi phạm
đó có khả năng dẫn đến những rủi ro và thất thốt khó lường mà các nhà quản trị
BIDV phải tính đến. Câu nói của Khổng Tử: “Mỗi người đều phải làm đúng chức
phận” có ý nghĩa khuyến cáo hết sức thiết thực trong quản trị nhân sự tại NHTM. Một người nào đó tự cho mình làm trên chức phận, ắt sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và một người nào đó lại làm dưới chức phận, ắt cơng việc sẽ không chạy.
Để thực hiện được những vấn đề trên, tại mỗi chi nhánh cần thành lập hội đồng
xử lý vi phạm trong đó phải có đại diện của Ban lãnh đạo, đại diện cơng đồn và các thành viên của các phòng nghiệp vụ. Hội đồng này sẽ họp mỗi tháng một lần để xem xét và xử lý các vi phạm phát sinh. Trước đó, bộ phận hậu kiểm (thuộc phịng Tài
chính kế tốn) và bộ phận kiểm tra nội bộ sẽ tổng kết tất cả vi phạm và đề xuất hướng giải quyết trình hội đồng. Trong trường hợp, các vi phạm lớn, vượt khả năng giải
Hội đồng xử lý vi phạm cần phải xử lý nghiêm minh, không nể nang hoặc
bằng một cách xử lý nhẹ nhàng nào khác. Việc xử lý không nghiêm minh và không kịp thời các hành vi vi phạm có khả năng dẫn đến những hệ quả xấu khó lường về nhiều mặt: Làm cho kỷ cương khơng nghiêm, khơng có tác dụng răn đe và làm gương xấu cho người khác, và nếu tình hình đó cứ tiếp diễn theo cung cách đó, thì các quy tắc hoạt động khơng cịn giữ vai trò điều chỉnh các hoạt động và hành vi xử sự nữa và dĩ nhiên, làm cho công việc chẳng những không chạy mà các dạng rủi ro nào đó có thể phát sinh.