CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA BIDV
3.2 Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị của BIDV
3.2.6.3 Giải pháp xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu BIDV
Để hình ảnh BIDV đến được rộng rãi các thành phần dân cư, cần tăng cường
quảng cáo, tiếp thị, marketing khách hàng mang tính tồn hệ thống song song với việc xây dựng văn hóa BIDV, xây dựng thương hiệu trên cơ sở xây dựng các kế hoạch quảng cáo, tiếp thị quy mơ bài bản.
Có những giải pháp tưởng như là nhỏ nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh BIDV như: đồng phục giống nhau trong tồn hệ thống (chứ khơng phải trong từng chi nhánh như hiện nay); cách trưng bày bảng hiệu, băng rơn quảng cáo tránh tình trạng q nhiều làm mất mỹ quan và làm nhiễu thông tin đối với khách hàng;…
Nâng cao tính thống nhất trong cơng tác quảng bá, khuyến mãi, đáp ứng yêu cầu thực hiện các chương trình quảng bá mang tính đồng bộ và liên tục; Xây dựng kế hoạch quảng bá dài hạn ở tất cả các sản phẩm, dịch vụ cùng những phương án dự phòng nhằm tránh sự trùng lặp đối với các ngân hàng thương mại khác, làm cơ sở bảo
đảm tính thường xuyên, liên tục về sự hiện diện của BIDV.
Xây dựng các kênh truyền tải thơng tin một cách khoa học. Các hình thức truyền tải như: quảng cáo trên báo, đài truyền hình, xây dựng các bảng quảng cáo tấm lớn trên các cửa ngõ ra vào và các điểm trung tâm thành phố, băng rôn, gửi thư giới thiệu các sản phẩm mới của BIDV đến các khách hàng lớn nhằm nâng cao tính hiệu
quả, chủ động của mỗi đợt quảng cáo, thực hiện các kế hoạch tiếp thị trực tiếp phổ biến hình ảnh của BIDV đến mọi tầng lớp dân cư.
Kết thúc mỗi đợt quảng cáo nên có sự đánh giá hiệu quả và rút ra kinh nghiệm. Xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng, hoàn thiện dần các chỉ tiêu định lượng, định tính nhằm xác định hiệu quả của đợt quảng cáo. - Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của các giao dịch viên: vai trò của các giao dịch viên rất quan trọng, là hình ảnh và sự
đánh giá của khách hàng về ngân hàng. Do đó cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong
nghiệp vụ giao tiếp của đội ngũ giao dịch viên bằng việc đào tạo nghiệp vụ như thuê các chuyên gia về Marketing, tiếp xúc khách hàng đào tạo các kỹ năng xử lý tình huống.
Tăng cường quan hệ khách hàng: Ngân hàng cần tiếp tục cải thiện quan hệ khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, có các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ khách hàng thích hợp, cần phải kết hợp các giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng với các giải pháp quản lý quan hệ khách hàng, xây dựng cơ sở thông tin khách hàng, cung cấp cho khách hàng khả năng truy cập dễ dàng đến các sản phẩm và thông tin như: thông tin về dịch vụ, tình trạng thanh tốn, lịch sử tài khoản…
Phát triển nguồn nhân lực dành cho phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng cần phải có kế hoạch rõ ràng về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phải có các biện pháp hữu hiệu về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ của
mình. Ngân hàng cần có chính sách thích hợp để thu hút lực lượng lao động được đào tạo tốt về CNTT và truyền thông. Ngân hàng cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền giới thiệu và cập nhật thông tin về các dịch vụ ngân
hàng.
Trên đây là các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của BIDV trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế. Điều cần nhận thức lại là, dù cho có những giải pháp hay và thực tế đến mức nào thì yếu tố cơ bản, bao trùm vẫn là yếu tố bắt nguồn từ con người - con người quản trị - mà điều này lại khơng có giải pháp nào dù hay đến đâu, có thể thay thế được. Đây là vấn đề có tính chất ngun lý nhưng cũng
đồng thời mang tính đời thường, mà ai nấy đều có thể nhận thấy được, bằng kinh
Trên ý nghĩa đó, việc quản trị tại BIDV khơng chỉ là mang ý nghĩa tự thân của các nhà quản trị BIDV mà cần thiết, về phía NHNN, phải tạo ra những nền tảng cơ bản đối với hiệu quả hoạt động quản trị của các NHTM. Chính từ cách đặt vấn đề như trên, cần thiết phải đặt ra các giải pháp thuộc tầm vĩ mô của NHNN trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tại các NHTM trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.