Các tỉnh tham gia vào mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 48 - 53)

Tỉnh Vùng Số hộ

Lào Cai vùng trung du và miền núi phía Bắc 114

Hà Tây (cũ) vùng Đồng bằng sông Hồng 209

Nghệ An vùng Bắc Trung Bộ 80

Đắc Lắc vùng Tây Nguyên 193

Quảng Nam vùng duyên hải miền Trung 112

Long An vùng Đồng bằng sông Cửu Long 151

Tổng 859

Nguồn: Tính tốn từ bộ dữ liệu VARHS 2008

Từ bộ dữ liệu g c, chúng tôi xây dựng mẫu nghiên cứu gồm s liệu li n quan đến các vấn đề mà nghiên cứu đang giải quyết. Nhƣ đ đề cập, VARHS là cơng trình của các tổ chức nghiên cứu có uy tín n n chúng tơi tin tƣởng rằng mẫu nghiên cứu đƣợc xây dựng bảo đảm đại diện cho các hộ gia đình ở nơng thơn trong các tỉnh đƣợc khảo sát. Mặc dù vậy, nghiên cứu này khơng sử dụng tồn bộ dữ liệu VARHS 2008 vì lý do liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chúng tơi cho rằng VXH và tiếp cận tín dụng sẽ có sự khác nhau rõ ràng giữa các vùng đƣợc phân chia theo điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, và văn hóa hơn là sự phân chia hành chính. Do đó, chúng tơi quyết định xây dựng mẫu nghiên cứu gồm 6 tỉnh đại diện cho 6 vùng khác nhau của Việt Nam. Đó là các tỉnh Lào Cai (vùng trung du và miền núi phía Bắc), Hà Tây cũ (vùng đồng bằng sông Hồng), Nghệ An (vùng Bắc Trung Bộ), Đắc Lắc (vùng Tây

Nguyên), Quảng Nam (vùng duyên hải miền Trung), và Long n (vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Việc lựa chọn các tỉnh này dựa tr n cơ sở đảm bảo đồng thời các tiêu chí sau: có tính đại diện cao (có s hộ đƣợc điều tra nhiều nhất); tiêu biểu cho các đặc trƣng văn hóa, l i s ng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi vùng. Đ i với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, chúng tơi khơng có lựa chọn nào khác ngoài các tỉnh Hà Tây cũ, Nghệ An, Quảng Nam và Long n làm đại diện tƣơng ứng cho mỗi vùng. Đ i với hai vùng còn lại, vì nghiên cứu này quan tâm đến việc tiếp cận các hình thức tín dụng khác nhau, chúng tơi ƣu ti n lựa chọn những tỉnh có nhiều hộ gia đình tiếp cận đƣợc tín dụng hơn. Đây là lý do chúng tôi lựa chọn tỉnh Đắc Lắc đại diện cho khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong b n tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, chúng tơi chọn tỉnh Lào Cai, mặc dù s hộ có vay mƣợn ở tỉnh Phú Thọ là cao nhất. Chúng tôi nhận thấy rằng Lào Cai, bên cạnh s hộ có vay mƣợn cao thứ hai, có những đặc điểm tiêu biểu cho vùng trung du và miền núi phía Bắc hơn là Phú Thọ, đặc biệt là s lƣợng các hộ gia đình là dân tộc thiểu s -một biến s đƣợc sử dụng trong mô hình của chúng tơi. Sau khi trích các s liệu cần thiết từ bộ dữ liệu g c cũng nhƣ loại bỏ các s liệu không phù hợp, mẫu nghiên cứu cu i cùng của chúng tôi gồm 859 hộ gia đình nhƣ mơ tả trong Bảng 3.1.

3.4. Mô tả và đo lƣờng các biến 3.4.1. Biến phụ thuộc 3.4.1. Biến phụ thuộc

Nhƣ đ đề cập ở trên, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng hai biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc thứ nhất là khả năng tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tài chính chính thức (ca_fl). Trong bộ s liệu VARHS 2008, câu hỏi “From which institution

or individual was the loan obtained?” (Khoản vay nhận đƣợc từ tổ chức hoặc cá nhân nào?) đƣợc chọn để đo lƣờng biến này. Nếu đáp vi n trả lời có nhận đƣợc khoản vay từ một tổ chức tài chính chính thức (tổ chức tài chính chính thức bao gồm các loại hình ngân hàng nhƣ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN-PTNT, NHTM

nhà nƣớc, và NHTM tƣ nhân) thì ca_fl bằng 1. Ngƣợc lại, nếu đáp viên trả lời có

vay mƣợn từ những nguồn khác thì ca_fl bằng 0.

Biến phụ thuộc thứ hai là khả năng tiếp cận tín dụng từ các loại hình khác nhau

(ca_type). Cũng sử dụng câu hỏi tr n để đo lƣờng, ca_type bằng 1 nếu đáp vi n trả lời có vay từ một tổ chức chính thức, bằng 2 nếu từ một tổ chức bán chính thức, và bằng 3 nếu từ một tổ chức phi chính thức. Để có thể áp dụng đƣợc mơ hình ƣớc lƣợng mong mu n, nếu đáp vi n có các khoản vay từ nhiều nguồn khác nhau, nghiên cứu này chỉ chọn nguồn tín dụng có mức độ chính thức cao nhất.

3.4.2. Biến độc lập

Có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng VXH nhƣ đ đƣợc đề cập trong chƣơng 2. Với bộ dữ liệu VARHS 2008, chúng tôi chọn câu hỏi “How many people do you know whom you could ask for help with this?” (Bao nhi u ngƣời bạn quen biết có thể giúp bạn việc này?) để đo lƣờng biến inf_net. Việc chọn câu hỏi này cho phép đo

lƣờng đƣợc cả s lƣợng và chất lƣợng của các m i quan hệ cá nhân.

Đ i với biến fl_net, chúng tơi tính s lƣợng các tổ chức mà một hộ gia đình có các thành viên tham gia từ các câu hỏi “ re you a member of any groups, organizations, or associations? Are there any other groups or informal associations that you or someone in your household belongs to?” (Bạn có là thành viên của bất kỳ nhóm, tổ chức hoặc hội nào khơng? Có bất kỳ nhóm hoặc hội khơng chính thức nào mà bạn hoặc ai đó trong gia đình tham gia khơng?)

Biến trust đƣợc đo lƣờng dựa vào sự lựa chọn (đồng ý, không đồng ý, không biết) của đáp vi n đ i với các phát biểu nhƣ “Most people are basically honest and can be trusted.” (Hầu hết mọi ngƣời về cơ bản là thật thà và có thể tin cậy đƣợc). Nếu đáp viên trả lời “đồng ý” thì trust bằng 3, “khơng biết” thì trust bằng 2, và “khơng đồng ý” thì trust bằng 1.

Ngoài các thành phần của VXH, nghiên cứu này còn sử dụng các biến độc lập khác làm biến kiểm soát. Các biến này đ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trƣớc đó, bao gồm age (tuổi), sex (giới tính), edu (trình độ học vấn), inc (thu nhập

của hộ gia đình), h_head (chủ hộ), ethnic (dân tộc), collat (tài sản thế chấp), distance (khoảng cách), và region (vùng).

Biến age đo lƣờng tuổi của ngƣời đi vay. Tuổi của một cá nhân đƣợc tính bằng cách lấy năm khảo sát (2008) trừ đi năm sinh. Ngƣời lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn, có trách nhiệm hơn và đáng tin cậy hơn. Ngồi ra, tuổi có ảnh hƣởng đến việc hình thành VXH. Theo Glaeser và cộng sự (2002), có sự tƣơng quan mạnh giữa tuổi và sự hình thành VXH. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cho thấy những ngƣời trong độ tuổi 40 có nhiều cơ hội trở thành thành viên của những tổ chức hơn là những ngƣời trong độ tuổi 20. Tuy nhiên, một ngƣời càng lớn tuổi thì sức khỏe và sự minh mẫn sẽ giảm sút, vì thế có thể tạo cảm giác khơng an toàn đ i với ngƣời cho vay.

Biến sex đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là giới tính của ngƣời đi vay để tìm

hiểu tác động của yếu t giới tính đến việc tiếp cận tín dụng. Đây là một biến giả. Nếu ngƣời đi vay là nam giới thì sex bằng 1, ngƣợc lại sex bằng 0. Nam giới có xu hƣớng vay mƣợn của các tổ chức tín dụng chính thức, trong khi nữ giới lại thích chọn các khoản vay từ các nguồn ít chính thức hơn. Tuy nhiên, những ngƣời cho vay chính thức không ngăn cản phụ nữ vay mƣợn, và thậm chí cịn có các chƣơng trình tín dụng dành riêng cho họ (Tran, 1998, trích bởi Lensink và cộng sự, n.d.). Biến edu đo lƣờng trình độ học vấn của ngƣời đi vay. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng s năm đi học của ngƣời đi vay. Những cá nhân có trình độ học vấn cao tin tƣởng hơn vào việc tự hạch tốn và vào các nguồn tín dụng chính thức, bởi vì họ có khả năng khai thác các cơ hội đầu tƣ t t hơn và có hiểu biết nhiều hơn về các quy tắc và thủ tục vay mƣợn từ khu vực chính thức. Vì vậy, những cá nhân có trình độ học vấn cao hơn thích tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức hơn (Nguyen, 2001, trích bởi Lensink và cộng sự, n.d.)

Biến inc là thu nhập của hộ gia đình trong một năm. Nếu thu nhập của hộ gia đình cao thì nhu cầu tín dụng có thể thấp. Ở khía cạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, thu nhập của hộ gia đình là một yếu t quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định có cấp tín dụng cho ngƣời đi vay không. Thu nhập của hộ gia đình là tổng giá trị bằng tiền của các khoản thu nhập ròng từ nhiều nguồn khác nhau trong 12 tháng tính đến ngày điều tra. Đơn vị tính của thu nhập là 1000 VND.

Biến h_head là một biến giả. Nếu ngƣời đi vay là chủ hộ thì h_head bằng 1, ngƣợc lại h_head bằng 0. Trong các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam, chủ hộ thƣờng là ngƣời quyết định các vấn đề quan trọng của cả gia đình, trong đó có vấn đề vay mƣợn. Okten và Osili (2004) khẳng định vai trị chủ hộ có quan hệ cùng chiều với quyết định chọn nguồn tín dụng để vay. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy chủ hộ không phải là nhân t tác động quan trọng đ i với việc nhận đƣợc một khoản vay.

Biến ethnic là một biến giả, cho biết một hộ gia đình là ngƣời Kinh hay thuộc một dân tộc thiểu s . Nếu hộ gia đình là ngƣời Kinh thì ethnic bằng 1, ngƣợc lại ethnic bằng 0. Các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác nhau thì có văn hóa, l i s ng, phong tục, tập quán cũng khác nhau. Điều này ảnh hƣởng đến lƣợng VXH của họ. Ngồi ra, có sự chênh lệch về nhiều mặt giữa nhóm dân tộc đa s và nhóm dân tộc thiểu s . Nghiên cứu của Dufhues và cộng sự (2012) về tiếp cận tín dụng ở Thái Lan kết luận rằng việc là thành viên của nhóm dân tộc đa s (ngƣời Thái) làm tăng xác suất tiếp cận tín dụng và vay mƣợn đƣợc s lƣợng nhiều hơn. Các tác giả giải thích rằng các hộ gia đình dân tộc thiểu s có thể thiếu khả năng quản lý hoặc cơ hội sử dụng tín dụng.

Biến collat là một biến giả, cho biết hộ gia đình có phải thế chấp tài sản khi vay

mƣợn hay không. Collat bằng 1 nếu hộ có thế chấp khi vay, ngƣợc lại collat bằng 0. Thông thƣờng, tài sản thế chấp là một yêu cầu mà ngƣời đi vay cần phải đáp ứng, đặc biệt trong trƣờng hợp vay của các tổ chức tín dụng chính thức. Nghiên cứu của Lawal và cộng sự (2009) kết luận rằng sự hiện diện của tài sản thế chấp có quan hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)