Nghĩa của các chương trình giáo dục pháp luật dành trên kênh VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN KÊNH VTV6 (Trang 29 - 34)

Sự nghiệp trồng người là một trong những vấn đề chiến lược của Đảng ta nhất là đối với thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân ta đã dạy rằng, "vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người". Bất cứ một quốc gia một chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển đều phải quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tương lai của dân téc, tiền đồ của Tổ quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào giáo dục thanh niên. "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [41, tr.489]. Giáo dục đào tạo và bồi dưỡng về mọi mặt cho thanh niên trong đó giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng, là yêu cầu thường xuyên, liên tục trong chiến lược phát triển con người của Đảng ta. Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục tồn diện cho thanh niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII), đã nêu: “thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng...”. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”.

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội ta ngày càng giàu mạnh, tốt đẹp thì chúng ta cần phải có nguồn lực con người phát triển tồn diện về mọi mặt: có trình độ trí tuệ nhất định, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực trong việc sáng tạo, tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, đồng thời phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết. Trong đó, đạo đức là cái gốc của con người, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII có nêu:

Người thanh niên trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hố; có ý chí tự tơn, tự cường dân téc, có trình độ học vấn, giỏi về chun mơn, nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực tiếp cận và sáng tạo cơng nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cuộc sống luôn luôn vận động và biến đổi, công cuộc đổi mới đất nước cùng với xu thế hội nhập và tồn cầu hố đã và đang mang lại biết bao đổi thay theo hai chiều hướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Đây là cơ hội để thanh niên thử thách mình, nhiều thanh niên đã biết tận dụng cơ hội làm giàu bằng trí tuệ và nghị lực của bản thân, có khả năng vươn lên cùng với bạn bè quốc tế. Song, cũng không Ýt thanh niên đã khơng làm chủ được mình mà lao vào dịng xốy của những tệ nạn xã hội. Con người phát triển toàn diện

phải là con người có cả đức và tài. Tài năng bao giê cũng đi liền với đạo đức. Mối quan hệ giữa đức và tài được Hồ Chí Minh khái quát:

Thanh niên phải có đức có tài. Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã hội, mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, những cũng khơng lợi gì cho lồi người.

Thanh, thiếu niên – thế hệ chủ nhân tương lai của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 20 triệu người, gần một phần tư dân số của cả nước đóng vai trị quan trọng trọng trong xã hội.

Xã hội ngày càng phát triển do đó nhu cầu thưởng thức văn hố, giải trí ngày càng được quan tâm hơn. Ngày 8/3/2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam, đến năm 2010 chương trình truyền hình quốc gia sẽ phát trên 8 kênh, trong đó có một kênh chuyên đối tượng thanh thiếu niên. Ngày 21/11/2006,

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ký quyết định thành lập Bộ phận chuẩn bị nội dung chương trình phát sóng trên kênh VTV6- kênh truyền hình dành cho giới trẻ. Và đến ngày 29/4/2007 là ngày phát sóng đầu tiên của kênh VTV6 trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam. Từ khi ra đời, VTV6 với sứ mệnh là kênh truyền hình dành riêng cho thanh, thiếu niên, là không gian gặp gỡ của giới trẻ, phản ánh đời sống, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của thanh thiếu niên. Trải qua 5 năm phát sóng, kênh VTV6 đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của giới trẻ và cũng từng bước khẳng định được vị trí trong lịng khán giả nói chung. Do đó việc tìm hiểu thái độ, ý kiến của các bạn trẻ xem họ đang nghĩ gì về kênh truyền hình VTV6 là một trong việc làm cần thiết bởi nếu nắm bắt được đầy đủ, kịp thời những ý kiến nhận xét, đánh giá của khán giả sẽ giúp những người thực hiện hiểu hơn về mong muốn của họ,

và sẽ có những điều chỉnh phù hợp nâng cao chất lượng chương trình để ngày càng thu hút sự quan tâm của khán giả.

Những mục tiêu cụ thể của VTV6 như sau:

 Cung cấp thơng tin bổ ích về khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, cơng nghệ, giải trí.

 Giáo dục nhân cách, lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước

 Tạo một diễn đàn xã hội nhằm thay đổi tích cực nhận thức hành vi và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam

 Phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân, lập nghiệp, sống có trách nhiệm… trong giới trẻ.

 Phát động các phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao,giải trí bổ ích lành mạnh, phịng chống tệ nạn xã hội

 Phản ánh những suy nghĩ, tâm huyết, vấn đề của giới trẻ để nhà trường, xã hội và gia đình nắm bắt, hỗ trợ kịp thời.

Về nội dung: các nội dung chính của VTV6 được thể hiện qua:

 Đề tài: đời sống văn hóa trẻ, các cuộc thi tài năng, thông tin kinh tế vĩ mô, vấn đề xã hội cập nhật, vấn đề cá nhân, kỹ năng sống và học tập, kỹ năng làm việc, hướng dẫn tiêu dùng, văn hóa Việt Nam và thế giới.

 Tính tương tác: kênh truyền hình tương tác lấy internet và mạng điện thoại làm cầu nối quan trọng liên kết các nội dung phát sóng trên truyền hình với cộng đồng những người sử dụng internet và ngược lại để phát triển nội dung của truyền hình.

 Thể loại: talkshow, tin tức phóng sự, phỏng vấn, trò chơi … điểm khác biệt là sự biến thể ở các chương trình cụ thể

 Truyền dẫn trên nền tảng IPTV để có thể đến với giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài và những giờ xem mới cho giới trẻ trong nước.

Các chương trình thường xun

Với 24 chương trình đang tự sản xuất hiện nay. Qua các chương trình “cốt lõi” này, khán giả có thể cảm nhận về “người bạn mới”: trẻ trung và nghiêm túc, vui nhộn song biết xác định mục đích rõ ràng, và đặc biệt là thông điệp khát khao chinh phục thử thách, hướng tới điểm đích thành cơng. Nội dung các chương trình mở rộng của VTV6 sau này được xác định như 5 cánh sao bao gồm: chính luận, giải trí, tư vấn, khám phá và con người.

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN KÊNH VTV6 (Trang 29 - 34)

w