Nội dung và chất lượng của chương trình * Chương trình Hạc giấy

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN KÊNH VTV6 (Trang 46 - 49)

* Chương trình Hạc giấy

Chương trình “Hạc giấy” là chương trình tái hiện lại câu chuyện vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên do thiếu hiểu biết. Đi sâu phân tích những yếu tố thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến quá trình phạm tội của nhân vật. Phỏng vấn những người có liên quan đến nhân vật: cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo. Và những lời chia sẻ, tâm sự của nhân vật về dự định, mong muốn trong tương lai khi được hồn lương trở về hịa nhập với xã hội. Mục đích của chương trình là ghi lại những nỗ lực vươn lên, thay đổi cuộc sống những thanh thiếu niên đã từng lầm đường lạc lối do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật. Từ đó khơi gợi tình u cuộc sống, sự cảm thơng, chia sẻ, đánh thức những ước mơ cao đẹp trong mỗi con người và giáo dục những kiến thức pháp luật cơ bản để không còn những trường hợp phạm tội trong giới trẻ do thiếu hiểu biết.

* Chương trình Tịa Tun Án

Khơng chỉ bằng những vụ án hình sự thuần túy có thanh thiếu niên phạm tội, Tồ tun án cịn phản ánh nhiều vấn đề khác mà thanh niên là người trong cuộc như: thanh niên với truyền thống, thanh niên với hội nhập, thanh niên làm kinh tế, thanh niên với hôn nhân, mâu thuẫn gia đình... (theo

điều tra mới đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên cho thấy: trên 99% thanh niên cho rằng Hội nhập là cần thiết). Những vụ mà Toà tuyên án phục dựng như vụ Mảnh đất tình người, Kết cục cuộc hơn nhân, Đồng sàng dị mộng … đều là những vụ việc dân sự khá phổ biến hiện nay, qua đó đều có thể khiến giới trẻ có ý thức hơn về hành động của mình.

Giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên là đối tượng dễ vi phạm pháp luật nhất vì cịn thiếu hiểu biết cũng như dễ bị kích động, dễ bị tổn thương thiếu chín chắn, thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm trong việc xử lí các tình huống. Đó là tiền đề để Tồ tun án phục dựng lại những vụ án Hình sự nhằm cảnh báo.

Qua số liệu của các cơ quan chức năng, tình hình phạm tội của đối tượng vị thành niên còn khá phức tạp. Đặc biệt tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm, trẻ em mắc phải những tội phạm nghiêm trọng như cướp của, giết người, vận chuyển ma túy…

Đã có nhiều phiên tồ xét xử của Tồ tun án thấy rằng đối tượng vi phạm mà khơng biết mình đang vi phạm hoặc họ khơng lường hết hậu quả, ví dụ như vụ (Chỉ vì ham chơi (Dân sự) Anh hùng cứu mỹ nhân (Hình sự), lịng thương khơng đúng chỗ (Hình sự)...Tình huống vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết là vấn đề mà Tồ tun án ln ưu tiên phản ánh

Tồ tun án khơng can thiệp quá sâu vào thủ tục xét xử vốn có tính “ba-rem” của một phiên tịa mà xác định chỉ chuẩn bị nội dung câu chuyện, nhân vật, tình tiết, kịch tính… nhằm tốt ra một ý nghĩa, một thơng điệp hướng tới đối tượng cần tuyên truyền: mọi tội ác, hành vi vi phạm pháp luật, đều bị trừng phạt và ngăn chặn. Đừng phải đứng trước vành móng ngựa vì thiếu hiểu biết và thiếu ý thức pháp luật.

Chương trình Tồ tun án đã qua gần 15 số phát sóng và đã nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng (qua hệ thống tin nhắn SMS, mỗi số,

trong khuôn khổ thời gian phát sóng chương trình nhận được kết quả trung bình 4.500 - 5000 tin nhắn của khán giả tham gia), điều này là khích lệ rất nhiều tới những người làm chương trình.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Ước - một trong những người được giao trách nhiệm xây dựng chương trình cho biết: Ngồi việc hướng tới đối tượng chính là thanh thiếu niên rồi lan toả sang các đối tượng khác trong xã hội, chương trình cịn có mục đích xây dựng những phiên tồ mẫu để làm phương tiện giảng dạy trong các trường của ngành toà án và các toà địa phương nên êkip làm "Tồ tun án" ln tâm niệm phải đưa ra những bài học thật dễ hiểu và chân thực.

Khán giả Nguyễn Đức Anh (Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: Tơi thường đi chơi cùng bạn bè vào tối thứ 7 song được biết trước thơng tin về “Tồ tun án” nên đã về nhà sớm hơn để xem. Thật khơng ngờ, qua chương trình đầu tiên, tơi đã có được một bài học giản dị và cần thiết. Đó là đừng nghĩ rằng ăn cắp và ăn cướp là như nhau. Cướp của thì dù chỉ một xu cũng phải đi tù, cịn ăn cắp thì phải 500.000 trở lên mới bị khép vào khung hình phạt. Bạn Đỗ Lan Phương – sinh viên Đại học Mở Bách khoa Hà Nội thì khẳng định: Qua chương trình này, tơi đã thu được những hiểu biết pháp luật cần thiết và tự rút ra nhiều bài học bổ ích về các ứng xử, đạo đức, lối sống, trách nhiệm xã hội. Và đây chắc chắn không phải là cảm nhận của riêng tơi.

Nhà báo Tạ Bích Loan – Giám đốc VTV6 rất tâm huyết khi nói về chương trình, một phiên tồ tự thân đã có sức hấp dẫn, vì nó đụng chạm đến số phận con người. Hơn nữa, chúng lại là những câu chuyện thật, có nhiều tình tiết éo le. Xã hội nào cũng cần tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là cho thế hệ trẻ, những con người thừa năng động nhưng chưa kịp trang bị cho

mình những kiến thức cần thiết nhất để vào đời. Ở hầu hết các nước phát triển đều có loại chương trình tương tự, thậm chí ở Pháp cịn được phát trực tiếp và có khá đơng khán giả. Vì vậy, mong muốn của những người làm chương trình này là giúp các bạn trẻ có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như tăng sự hiểu biết với pháp luật để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa cuộc đời.

45 phút cho việc phục hiện một phiên tồ khơng phải là việc đơn giản, vì những phiên tồ bình thường có khi kéo dài ngày nọ qua ngày kia, với những bộ hồ sơ dày hàng nghìn trang. Tư liệu khơng thiếu, thậm chí quá dư thừa, nhưng tất cả vụ án có thật đã đưa ra xét xử được phục hiện trong chương trình được Học viện Tư pháp và êkip thực hiện tự tin tuyên bố không hề giật gân, câu khách mà vẫn hấp dẫn và mang tính giáo dục cao. Với thể loại kịch truyền hình mang thơng điệp “Xem để sống có trách nhiệm hơn", “Tồ tun án” dựng lại gần như toàn bộ diễn biến tại toà với các phần đọc cáo trạng, tranh luận, nghị án... Tất cả các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, hội thẩm nhân dân... hoàn toàn do các giảng viên và học viên của Học viện Tư pháp thể hiện. Đóng chính vai của mình trong cuộc sống và cơng việc hàng ngày nên có thể nói, phần tranh tụng của họ (phần được đầu tư công phu nhất) không hề gây cảm giác dàn dựng và phần tuyên án cũng rất thuyết phục.

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN KÊNH VTV6 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w