Phản ứng rủi ro:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.2 Các bộ phận của hệ thốngKSNB theo báo cáo COSO 2004:

1.2.6 Phản ứng rủi ro:

Lý thuyết quản trị rủi ro cung cấp các cách thức phản ứng đa dạng và đề xuất chu trình để tổ chức phản ứng với các rủi ro. Sau khi đánh giá rủi ro liên quan, tổ chức xác định các cách thức để phản ứng với rủi ro, các cách thức để phản ứng rủi ro bao gồm:

 Né tránh rủi ro: không thực hiện các hoạt động co rủi ro cao cung cấp

một dịch vụ mới, giảm doanh số ở một số khu vực của thị trường, bán bớt một số ngành hàng hoặc một số mảng hoạt động,…

 Giảm bớt rủi ro: Các hoạt động nhằm làm giảm thiểu khả năng xuất hiện hoặc mức độ tác động của rủi ro hoặc cả hai. Các hoạt động này liên quan đến việc điều hành hàng ngày.

 Chuyển giao rủi ro: Làm giảm thiểu khả năng bằng cách chuyển giao

hoặc chia sẽ một phần rủi ro. Các kỹ thuật này bao gồm: mua bảo hiểm cho tổn thất, sử dụng các cơng cụ về tài chính để dự phịng cho tổn thất, các hoạt động th ngồi,…

 Chấp nhận rủi ro: Tổ chức khơng làm gì cả đối với rủi ro.

Các yếu tố cần quan tâm trong bộ phận phản ứng rủi ro:

Xác định các phản ứng có thể: Tổ chức có một q trình để quyết định các

phản ứng thích hợp nhằm mang lại kết quả về khả năng xuất hiện rủi ro kỳ vọng và mức độ tác động rủi ro nằm trong dung sai mong muốn.

Đánh giá các phản ứng: Tổ chức phân tích những rủi ro tồn động và những

phản ứng với mục đích sao cho khi tổng hợp rủi ro tồn đọng và rủi ro tiềm tàng vẫn nằm trong dung sai rủi ro chấp nhận của tổ chức. Ngoài ra, tổ chức cũng phải xem xét sự tương tác các phản ứng riêng lẻ hoặc tổng hợp các phản ứng ảnh hưởng đến sự kiện tiềm năng.

Các phản ứng được lựa chọn: Tổ chức lựa chọn những phản ứng thích hợp

hoặc kết hợp các phản ứng sao cho khả năng xuất hiện và tác động nằm trong dung sai rủi ro cho phép. Bên cạnh đó, tổ chức phát triển một kế hoạch thực hiện các phản ứng này và các thủ tục nhằm đảm bảo việc thực hiện này có hiệu quả.

Nhìn nhận rủi ro như một danh mục đầu tư: Tổ chức phải có cái nhìn rủi

ro như là một danh mục đầu tư trên phạm vi toàn bộ tổ chức. Các nhà quản lý cấp cao truyền tải quan điểm về rủi ro đến cho những đơn vị cá nhân, và mỗi đơn vị cá nhân này như là một thành phần trong danh mục đầu tư. Nhà quản lý cấp cao còn quyết định xem tổng hợp các thành phần trong danh mục này có tương xứng với mức độ chấp nhận rủi ro liên quan đến các mục tiêu của tổ chức hay không.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)