Vai trò và trách nhiệm trong tổ chức trong việc thực hiện KSNB:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.3 Vai trò và trách nhiệm trong tổ chức trong việc thực hiện KSNB:

Hội đồng quản trị: Trong một đơn vị, HĐQT có trách nhiệm thay mặt cho Đại

hội đồng cổ đông để điều hành, hướng dẫn và giám sát Ban giám đốc. Các thành viên trong HĐQT cần phải khách quan và có năng lực. Họ phải hiểu biết các hoạt động và môi trường của tổ chức.

Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của tổ chức. Tổng

giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo và định hướng các nhà quản lý các cấp đồng thời đánh giá trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý các cấp.

Nhà quản lý các cấp: Trách nhiệm của nhà quản lý là thiết lập mục tiêu và chiến lược, sử dụng các nguồn lực (con người và vật chất), áp dụng và tăng cường các chính sách và thủ tục kiểm sốt nhằm đạt mục tiêu của bộ phận thống nhất với mục tiêu chung của tổ chức. Trong các tổ chức lớn, nhà quản lý cao cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy các nhà quản lý cấp trung gian và soát xét cách thức họ điều hành kinh doanh. Kế tiếp, người quản lý ở từng cấp chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách, thủ tục kiểm sốt trong chức năng của họ.

Giám đốc tài chính: Tham gia vào việc thiết lập mục tiêu, quyết định chiến lược, phân tích rủi ro và ra quyết định tại tổ chức. Giám đốc tài chính cũng là người chịu trách nhiệm trong việc giám sát hệ thống tài chính- kế toán nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận BCTC.

Kiếm toán viên nội bộ: Giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống KSNB, góp phần giữ vững sự hữu hiệu này thơng qua các dịch vụ mà họ cung cấp cho các bộ phận trong tổ chức.

Nhân viên: KSNB gắn liền với tất cả các thành viên trong một tổ chức. Thông

qua các hoạt động hàng ngày, mọi thành viên đều sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm sốt ở những mức độ khác nhau tùy theo tính chất, mục tiêu, vai trị và trách

nhiệm đối với từng cơng việc cụ thể mà họ đảm nhiệm. Ngồi ra, còn phải kể đến sự đóng góp của các thành viên trong q trình đánh giá rủi ro hay giám sát.

Các đối tượng bên ngoài: Ngoài những đối tượng bên trong nêu trên, một số đối tượng bên ngồi cũng có đóng góp nhất định đối với hệ thống KSNB nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. Những đối tượng này bao gồm:

 Các cơ quan Nhà nước: Họ ban hành những luật lệ và quy định để giúp tổ

chức nhận thức và thực hiện các hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật hoặc các quy định.

 Các kiểm tốn viên bên ngồi (KTV độc lập, KTV nhà nước,… ) thông qua

các cuộc kiểm toán BCTC hoặc kiểm toán tuân thủ sẽ phát hiện và cung cấp thông tin về những điểm yếu kém trong hệ thống KSNB nhằm giúp HĐQT và Ban giám đốc nhận biết và chấn chỉnh kịp thời.

 Khách hàng và nhà cung cấp cũng có thể cung cấp những thơng tin hữu ích

thơng qua các giao dịch với tổ chức.

 Những đối tượng khác ở bên ngoài như: các nhà phân tích đầu tư, các tổ chức đánh giá doanh nghiệp,…cũng có những đóng góp nhất định đối với hệ thống KSNB của tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)