Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở việt nam (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Gợi ý chính sách

Phân biệt đối xử trong thu nhập đối với lao động nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do quan điểm sai lầm về vai trò giới trong xã hội; tƣ tƣởng truyền thống hay định kiến giới… những yếu tố này chỉ có thể đƣợc xóa bỏ thơng qua các hoạt động giáo dục. Chính phủ cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp mang tính giáo dục có tính hệ thống nhƣ: giáo dục trong gia đình, giáo dục trong nhà trƣờng, thực hiện các chiến dịch thông tin tuyên truyền, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội hƣớng đến mục tiêu bình đẳng giới… nhằm thay đổi quan điểm về vai trò giới trong xã hội, nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới.

Bên cạnh đó, giảm bất bình đẳng giới trong thu nhập cần thực hiện thông qua các giải pháp nâng cao bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và năng lực tạo thu nhập. Cụ thể:

Nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh giáo dục đào tạo mang lại cải thiện thu nhập cho cả lao động nam và lao động nữ đồng thời giúp phụ nữ rút ngắn đƣợc khoảng cách thu nhập với lao động nam ở các bậc đào tạo phổ thông và cao đẳng. Nhà nƣớc nên chú ý phổ cập giáo dục phổ thông, đặc biệt cho lao động nữ vì bậc giáo dục này có tác dụng làm giảm mức bất bình đẳng trong thu nhập. Cần có các chính sách hỗ trợ để tạo cơ hội hoàn thành các bậc học giáo dục phổ thông cho ngƣời lao động bằng nhiều hình thức nhƣ mở khóa học ngắn hạn, bổ túc... Bên cạnh đó cũng cần xóa bỏ tƣ duy ƣu tiên cho bé trai đi học hơn là bé gái đặc biệt trong các

gia đình nơng thơnĐặc biệt tăng cƣờng đầu tƣ, khuyến khích nâng cao trình độ văn hoá cao, nhƣ bậc đại học, cao đẳng. Nên tạo điều kiện cho ngƣời lao động có thể hồn thành bậc học này nhằm tăng mức lƣơng cho lao động nữ.

Việc làm hƣởng lƣơng cho phụ nữ ở Việt Nam vẫn còn hạn hẹp và tập trung ở các cơ quan Chính phủ và các cơng ty, nhà máy Nhà nƣớc và khu vực kinh tế tập thể là nơi tiền lƣơng tƣơng đối cao. Khu vực tƣ nhân đƣợc dự đoán là đang tiếp tục tăng trƣởng và sẽ có nhiều lĩnh vực cơng nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ đƣợc tƣ nhân hóa. Phụ nữ sẽ phải cạnh tranh với nam giới trong vấn đề việc làm trong lĩnh vực tƣ nhân và phải cạnh tranh trong điều kiện ngang bằng. Để làm đƣợc điều này, phụ nữ sẽ phải đƣợc giải phóng khỏi sự phân biệt đối xử trong q trình tuyển dụng và phải có kỹ năng phù hợp để có thể cạnh tranh. Do vậy, chính phủ cần có các chính sách nhằm khuyến khích xây dựng thị trƣờng lao động cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội ngang bằng cho cả lao động nam và nữ.

Kiện toàn và nâng cao hiệu lực thực thi và tính pháp lý của hệ thống thể chế nhằm kiểm soát việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ lao động tiền lƣơng tại các tổ chức kinh tế, đặc biệt đối với các tổ chức thuộc loại hình kinh tế tƣ nhân và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.

Kinh nghiệm có ảnh hƣởng tích cực làm giảm mức độ chênh lệch giữa lƣơng nam và nữ. Hay nói một cách khác ở độ tuổi lao động càng cao thƣờng gắn với tích luỹ đƣợc càng nhiều kinh nghiệm, khoảng cách mức lƣơng giữa nam và nữ ngày càng đƣợc thu hẹp. Điều này càng ủng hộ cho quan điểm kiến nghị chính sách về tuổi về hƣu giữa nam và nữ nên đồng nhất ở một số ngành, lĩnh vực thích hợp, hay kéo dài thời gian lao động của nữ giới nhằm tăng cơ hội tăng mức lƣơng cho nữ giới.

Khu vực nơng thơn có mức thu nhập bình đẳng hơn thành thị, tuy nhiên thu nhập giữa lao động nông thôn và thành thị vẫn cịn khoảng cách. Do vậy, để có thể vừa rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị đồng thời giảm bất bình đẳng giới trong thu nhập cần thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, đa dạng ngành nghề và mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)