Bài học kinh nghiệm từ gói kích cầu các nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

2008 – 2010

1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ gói kích cầu các nước

Khi áp dụng các chính sách tài khóa hay tiền tệ, sẽ có độ trễ nhất định, do vậy, để nền kinh tế có thể phát huy hiệu quả cần lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra:

- Lãi suất thấp, cung tiền nhiều có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện bong bóng kinh tế mới, lạm phát gia tăng,

- Chi tiêu Chính phủ cho việc kích cầu quá nhiều sẽ khiến mức thâm hụt ngân sách càng thêm trầm trọng,

- Việc thực thi kế hoạch cứu trợ tài chính gặp nhiều khó khăn khi giá trị các tài sản xấu lớn và rắc rối trong việc định giá,

- Xung đột lợi ích giữa các thành phần kinh tế.

Chính sách kích cầu cần tập trung vào một số mục tiêu sau:

- Chính sách kinh tế vĩ mơ phải triệt để từ gốc tới ngọn, kết hợp với mục tiêu phát triển lâu dài.

- Công tác phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan

trọng cho sự phát triển của một quốc gia.

Qua gói kích cầu của các nước và thời gian một năm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt Nam, cho chúng ta thấy được những kết quả đã đạt được cũng như

những điều cịn tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục trong thực tiễn

những năm tiếp theo.

Kết luận Chương 1

Vai trò Nhà nước cực kỳ quan trọng và khó khăn trong việc điều hành, điều tiết

vĩ mơ. Nắm bắt tình hình, dự báo xu hướng vận động, kịp thời đề ra chính sách đối phó nhằm ổn định kinh tế - xã hội của đất nước là mục tiêu của hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, sự vận động của nền kinh tế là khơng ngừng, khó lường trước, chứa đựng rất nhiều rủi ro, chịu tác động của rất nhiều nhân tố và là biểu hiện của những mối

quan hệ cực kỳ phức tạp. Để có một chính sách phù hợp, đúng đắn, cần hiểu rõ bản

chất, cũng như sự vận động và quy luật của nền kinh tế, đồng thời phải biết chấp nhận

thực tế, để bắt mạch đúng nguyên nhân và cho thuốc đúng cơng dụng.

Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, cần phối hợp đồng bộ chính sách tài

khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng. Mỗi chính sách có những cơng cụ kinh tế phù hợp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước vận hành nền kinh tế, đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009, vì sao Việt Nam lựa chọn gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, và điều đó đã đem lại thành cơng gì? Cịn khó khăn,

Chương 2: Hồn cảnh ban hành và tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt Nam năm 2009

Có thể khẳng định, chính sách kích cầu là xu hướng chung của toàn thế giới,

nhằm giúp nền kinh tế vận hành đúng định hướng, tránh những cú sốc có thể tiếp tục sẽ xảy ra khi nền kinh tế thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên áp dụng một chính sách kích cầu dựa trên tác động của chính sách tiền tệ (cơng cụ chính là lãi suất) nhưng với phương pháp của chính sách tài khóa (hỗ trợ). Đây là nét mới, rất riêng, mang tính sáng tạo trong việc điều hành chính sách

tiền tệ tại Việt Nam. Biện pháp hỗ trợ lãi suất không làm thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động hay cho vay nhưng mặt bằng giá vốn thấp hơn, làm kích thích đầu tư và tiêu dùng của xã hội. Với việc đưa chính sách kích cầu “hỗ trợ lãi suất” vào đời sống

nhân dân, tác dụng của chính sách đã lan tỏa mạnh mẽ, rất rộng (hầu hết các thành phần kinh tế đều được hỗ trợ), rất sâu (thơng qua đó, đã điều tiết đầu tư vào một số ngành

trọng điểm).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)