2008 – 2010
2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi chính sách hỗ trợ lã
2.4.2.1 Về tình hình kinh tế xã hội
Bên cạnh những kết quả trên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2009 vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và các năm tiếp theo, gồm:
- Tốc độ tăng GDP năm 2008 đạt 6,18 % và năm 2009 đạt 5,32 %, giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là vốn đầu tư, còn năng suất lao động xã hội chưa thực sự
tăng và hiệu quả tăng trưởng chưa thật vững chắc. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3 %; năm 2009 là 42,8 %, nhưng là chưa tương xứng với tốc độ tăng GDP. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp. Tăng trưởng do tăng vốn đầu tư và việc khai thác tài nguyên để xuất khẩu, chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng quá cao (trên 8 so với 6,6 của năm 2008) (Hình 2.12).
- Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng vẫn
chưa thốt khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt là 20,66 %; 40,24 %; 39,10 %; không khác nhiều so với những năm gần đây. Cơ cấu ngành và cơ
cấu sản phẩm còn bất hợp lý, chưa phát huy khả năng thế mạnh của mỗi địa phương,
Hình 2.12: Diễn biến tăng trưởng tín dụng, ICOR và
nhập siêu/GDP (giá hiện hành) của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009
Nguồn số liệu:www.sbv.gov.vn
Hình 2.13: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Việt Nam năm 2009
Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2009
21%
40% 39%
Nông, lâm nghiệp và thủy sản công nghiệp và xây dựng dịch vụ
Nguồn số liệu:www.gso.gov.vn
- Cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Mức thâm hụt ngân sách tuy đã
được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP; nhập siêu hàng hoá năm 2009 tuy đã giảm
nhập siêu dịch vụ bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tăng 17% so với năm 2008. Lạm phát trong năm tuy được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao (Hình 2.14).
Hình 2.14: Bội chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp với tỷ lệ là 2,9%, cao hơn mức 2,38% của năm 2008.
- Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn cịn 12,3%. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng. Tình trạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến bảo quản, giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Thị trường trong nước còn gặp nhiều diễn biến phức tạp về giá vàng và ngoại tệ gây tác động không tốt cho các nhà đầu tư và xuất khẩu.
- Thị trường chứng khoán đã dần khởi sắc, nhưng cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, điển hình là tình trạng tăng giảm thất thường trong những phiên giao dịch đầu tháng 12/2009.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, cần được cải thiện, điều chỉnh cho phù hợp nhằm ổn định xã hội, tăng trưởng và phát triển bền vững. Thực trạng CSTT và CSTK thời gian qua cho thấy, mặc dù hai chính sách này đã
được tận dụng tối đa và phối hợp khá chặt chẽ, nhưng giới hạn chính sách đang cản trở
những tác động tích cực và làm nảy sinh nhiều hệ lụy cho thời gian tới. Điều này cũng do CSTT linh hoạt hơn so với CSTK, việc thay đổi lượng tiền cung ứng sẽ làm thay đổi mức lãi suất và NHNN có thể tác động đến đầu tư, xuất khẩu rịng và tiêu dùng trong
ngắn hạn. Trong đó, NHNN có thể sử dụng CSTT để điều chỉnh mức lạm phát, gây tác
động lên năng suất lao động và tăng trưởng GDP tiềm năng trong dài hạn. Tuy nhiên,
rất khó thay đổi CSTK do Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu, thuế và thâm hụt ngân sách, kế hoạch ngân sách hàng năm do Quốc hội thông qua, điều này tạo ra sự lệch pha so với CSTT. Trong điều kiện Việt Nam, áp lực đối với ngân sách nhà nước tồn tại thường
xuyên và có xu hướng tăng, cơ cấu và hiệu quả cũng như khả năng kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước thể hiện các dấu hiệu thiếu bền vững do các khoản chi tiêu ngân sách không tạo ra nguồn thu trong tương lai, thậm chí gây sức ép cho chuỗi bội chi mới.
2.4.2.2 Về chính sách hỗ trợ lãi suất
Gói kích cầu trong thời gian qua đã có tác dụng loại trừ nguy cơ đổ vỡ dây
chuyền trong khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế khơng bị rơi vào suy thối trầm trọng, nhưng xu hướng mở rộng chi tiêu công và các biện pháp nới lỏng kiểm soát tiền tệ kéo dài đang gặp phải cản trở lớn là hiệu quả đầu tư quá thấp với bằng chứng là chỉ số ICOR năm 2008 đã lên con số 8. Trên thực tế, nền kinh tế đứng trước nguy cơ của
vịng xốy lạm phát, nếu cứ tiếp tục kích cầu và thực hiện gói kích cầu thứ hai mà khơng có giải pháp dài hạn để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai. Bên cạnh tác động tích cực, chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn còn một số tồn tại sau:
- Về cơ chế chính sách: Sự bất cập trong cơ chế chính sách vẫn cịn tồn tại, cụ
+ Các văn bản quy định lãi suất cho vay mâu thuẫn:
Tại Khoản 12, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước hiện hành quy định: "Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh".
Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự: “lãi suất cho vay không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản”. Đây cũng là tiêu chí để xác định nghĩa vụ dân sự theo quy định tại điều 305, 436, 474, 576, 709 Bộ luật Dân sự.
Tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 16/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố….”
Ngày 10/6/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cơng văn số 5158 có nội dung: “các tổ chức tín dụng khơng được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay” và “Công văn số 70/CV-CSTT ngày 24/01/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hết
hiệu lực thi hành”.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, rất nhiều NHTM vi phạm như: lãi suất cho vay vượt trần, tự ý thay đổi mức lãi suất cho vay khi chưa thỏa thuận với khách hàng, thu phí liên quan đến hoạt động tín dụng như: phí thẩm định cho vay, phí tư vấn, phí
bán hồ sơ vay vốn (đơn xin vay vốn, phương án vay vốn, hợp đồng vay vốn, tờ trình
thẩm định…), phí duy trì hạn mức, phí trả nợ trước hạn, phí bảo quản tài sản bảo đảm…hoặc yêu cầu khách hàng ký quỹ, … nhưng NHNN vẫn chưa có biện pháp khắc
phục mang tính chế tài triệt để đối với các NHTM, ngoài thanh tra, giám sát và các cơng văn mang tính hành chính, nhắc nhở.
+ Đối với doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu, trong cho vay ngắn hạn là đối tượng không được hỗ trợ lãi suất, nhưng cho vay trung, dài hạn, khơng có văn bản nào quy định cấm đối tượng trên. Điều đó gây khó khăn trong việc
thực thi chính sách, vì một số ngân hàng thương mại đồng ý và số khác lại không đồng ý hỗ trợ.
- Về nguồn vốn
+ Về nguồn cung tiền để hỗ trợ lãi suất: Nếu nhà nước sử dụng các nguồn tiền
sẵn có từ các quỹ dự trữ thì quá tốt. Nếu quỹ dự trữ không đủ, Nhà nước sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn, nếu phát hành trong nước thì mục đích kích cầu khơng đạt được vì tiền dùng mua hàng hố, dịch vụ kích cầu phải chia sẻ mua trái phiếu, nếu phát
hành ở nước ngoài sẽ rất khó khi kinh tế thế giới đang suy thoái.
+ Đối với khoản bù lãi suất (20 % khi cho vay ngắn hạn và 10 % khi cho vay
trung dài hạn), các ngân hàng thương mại sẽ không được thanh tốn ngay, do cịn chờ kiểm tra, quyết toán… nên kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
- Về chi phí
Khi thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, các NHTM sẽ phát sinh rất nhiều chi phí liên quan đến việc tuyên truyền (băng rol, tờ rơi thông tin sản phẩm,thông báo trên các phương tiện truyền thông…), tập huấn, đào tạo cho nhân viên, chi phí văn phòng phẩm tăng cao do in các văn bản triển khai chính sách, các báo cáo liên tục, các giấy tờ phát sinh thêm trong hồ sơ vay vốn (giấy đề nghị HTLS, giấy xác nhận, photo
chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn…), chi phí nhân lực phụ trách các công
việc liên quan hỗ trợ lãi suất và đặc biệt là chi phí vơ hình về nguy cơ mất nhân lực khi thực hiện chính sách…nên các NHTM khơng tích cực trong cho vay.
- Về tác dụng của lá chắn thuế:
Các doanh nghiệp sử dụng lá chắn thuế, khi được hỗ trợ lãi suất sẽ mất tác dụng vì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đánh trên số tiền lãi suất được hỗ trợ nếu có lợi nhuận, số thuế phải đóng thêm là: 25 % x 4 % = 1 %, vậy doanh nghiệp thực sự chỉ được
hưởng lãi suất hỗ trợ 3%. Do vậy, để được hưởng trọn 4%, doanh nghiệp sẽ trốn thuế
bằng cách không báo với cơ quan thuế số lãi suất được hỗ trợ.
- Về chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn
+ Một số NHTM có quy định yêu cầu khách hàng được HTLS phải cung cấp chứng từ, hóa đơn chứng minh mục đích sử dụng ngay khi giải ngân là chưa đúng quy
Việt Nam về việc Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
+ Khơng có biện pháp kiểm soát đối với trường hợp doanh nhiệp sử dụng cùng 1 bộ hóa đơn tài chính để chứng minh mục đích sử dụng đối với nhiều NHTM nhằm
hưởng chế độ HTLS.
+ Các NHTM khi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất,
thường photo hóa đơn tài chính và đóng dấu “đã hỗ trợ lãi suất” trên chứng từ photo, do vậy, doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng bộ chứng từ đó, để chứng minh mục đích sử
dụng vốn tại NHTM khác, tiếp tục được hưởng lãi suất hỗ trợ.
+ Cho vay HTLS, nhưng hồ sơ vay khơng có chứng từ, hóa đơn chứng minh mục
đích sử dụng vốn; hoặc nếu có chứng từ, hóa đơn nhưng phát sinh trước ngày
01/02/2009; hoặc chứng từ, hóa đơn khơng đúng quy định… Trong thực tế, chứng từ, hóa đơn này là của các khoản vay phát sinh trước ngày 01/02/2009 (không được
HTLS).