Thuận lợi chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 74)

2008 – 2010

2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi chính sách hỗ trợ lã

2.4.1.2 Thuận lợi chủ quan

Trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng, gói kích cầu của Chính phủ khá kịp thời, tạo cú hích tốt cho nền kinh tế

đang trong tình trạng suy giảm, đem lại những kết quả tích cực. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực, phù hợp, tiếp thêm sức sống cho cộng đồng doanh nghiệp, nhận được sự đồng tình của nhân dân. Chương trình hỗ trợ lãi suất, khơng chỉ giúp các doanh

nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cịn tác động tích cực tới tình hình

kinh tế vĩ mơ, giúp nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm.

Đối với Nhà nước: nhận được sự đồng thuận của xã hội nên công tác triển khai

chính sách hỗ trợ lãi suất được tiến hành nhanh chóng, đồng bộ, có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Việc cho ra đời đường dây nóng và nhận phản hồi các

vướng mắc trong cơng tác triển khai chính sách từ người dân được NHNN tiếp thu và sửa chữa triệt để, tạo được lòng tin của nhân dân. Sự ra đời của chính sách hỗ trợ lãi

suất đúng lúc, hợp với quy luật và xu thế của thời đại, khơng chỉ góp phần khơi phục

nền kinh tế đất nước, mà còn là cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế (khắc phục tình trạng đầu tư bong bóng hay đóng băng các ngành: nhà đất, chứng khốn), tăng cường đầu tư vào các ngành trọng điểm. Qua sự kiện trên, cũng chứng minh được sự nhạy bén trong hồn cảnh khó khăn và khả năng lãnh đạo của Nhà nước đối với nhân dân, việc ban hành

chính sách mới chưa từng có trên thế giới (hỗ trợ lãi suất) cho thấy Chính phủ rất sáng suốt.

Đối với doanh nghiệp: với nguồn vốn tín dụng được hỗ trợ (4%/năm), cùng với

chính sách giảm, giãn nộp thuế, các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hay đầu tư với chi phí thấp hơn, dần dần khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp đã hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến

công nghệ, mẫu mã …nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, tình trạng nợ lương, chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khơng

cịn nữa.

Đối với người dân: có việc làm, có thu nhập, có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm,

hàng hóa giá cả hợp lý, chất lượng tốt… chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)