4.2.3. Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 15 từ số liệu đo chi tiết liệu đo chi tiết
- Kết quả:
+ Thành lập được lưới khống chếđo vẽ thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Thành lập được bản đồ địa chính qua các số liệu đo chi tiết trong quá trình đo đạc. Sau khi thành lập tờ bản đồ số 15 tổng hợp được số thửa, diện tích của từng loại đất như sau:
Bảng 4.8. Tổng hợp các loại đất trong tờ bản đồ số 15
STT Mục đích SDĐ Mã loại đất Số thửa Diện tích ( m2)
1 Đất an ninh CAN 01 1625.8
2 Đất cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 01 181.8
3 Đất giao thông DGT 12 23877.4
4 Đất ở tại đô thị ODT 236 19328.8
5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 01 901.4
Tổng 251 45915.2
+ Bản mô tả xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, sổ nhật ký trạm đo lập đúng mẫu, đúng quy định, có đầy đủ chữ ký xác nhận, đồng ý của các cấp có liên quan.
+ Ranh giới, loại đất được đo vẽ và thể hiện phù hợp với hiện trạng sử dụng. Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa
-Nhận xét: Trong quá trình đo đạc cịn gặp đơi chút khó khăn do địa hình phức tạp, dân cư đơng đúc, diện tích lớn, tranh chấp đất gây cản trở việc đo đạc.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Bản đồ địa chính của thị trấn Yên Viên năm 1994 được đo vẽ thơ sơ đã q cũ và có nhiều thay đổi khơng đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của thị trấn nên Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và phát triển công nghệÁ Châu được sự phê duyệt của Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tiến hành đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính cho tồn thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã thu được kết quả như sau:
- Về điều kiện tự nhiên xã hội và hiện trạng sử dụng đất: thời tiết và địa hình là yếu tố gây nên những khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Thị trấn đã thực hiện hoạt động điều tra,khảo sát, đánh giá đất đai làm cơ sởđề ra nhiều mục tiêu cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Đã xây dựng và thành lập lưới khống chếđo vẽ trên toàn thị trấn với tổng số 03 điểm địa chính và 23 điểm lưới kinh vĩcó độchính xác tương đối cao. - Công việc chỉnh lý tờ bản đồ địa chính tỉ lệ 1:500 thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tờ bản đồ số hiệu 15 trong tổng số 29 tờ bản đồ của thị trấn với tổng số 251 thửa đất, tổng diện tích là 45915.2 m2. Trong đó đất ODT có 236 thửa diện tích là 19328.8 m2, đất DGT có 12 thửa với diện tích 23877.4 m2, đất CAN có 01 thửa với diện tích 1625.8 m2, đất TDM có 01 thửa với diện tích 901.4 m2, đất DGD có 01 thửa với diện tích 181.8 m2. Tờ bản đồ này được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm Microstation SE, Famis một cách chi tiết và chính xác cao.
5.2. Đề nghị
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em có những kiến nghịdưới đây:
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
- Đổi mới, hiện đại hố cơng nghệ vềđo đạc và bản đồ.Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế và tính hồn thiện của công nghệ khi thành lập bản đồ cần phải nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ và cải tiến trang thiết bị.
- Tạo điều kiện cho công tác quản lý tài nguyên đất đai của nhà nước mang tính hệ thống, thống nhất trong ngành.
- Cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều máy toàn đạc điện tử khác nhau và đưa ra các giải pháp trong đo vẽđể xây dựng bản đồđịa chính.
- Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất các cơ quan cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư trang bịđầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của cơng nghệtồn đạc điện tử.
- Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa q trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, cơng sức.
- Kết quả của đề tài cần được đưa vào thực tiễn sản xuất để phục vụ tốt hơn trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Ngọc Anh (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
[2] Nguyễn Quý Ly - Phan Đình Binh. Giáo trình bản đồ địa chính (2017) - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
[3] Công ty Cổ phần tư vấn quy hoạch và phát triển công nghệ Á Châu, kế hoạch thi công, công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
[4] Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013.
[5] Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
[6] Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
[7] Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử.
[8] Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation - Famis. [9] TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập bản đồ đại chính, Bộ
Tài ngun và Mơi trường.
[10] TT 05/2009/TT-BTNMT ngày 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình, sản phẩm địa chính, BộTài nguyên và Môi trường. [11] Thiết kế kỹ thuật “Dự án Xây dựng tổng thể hệ thống Hồsơ địa chính và Cơ
sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội - Địa điểm: huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội” đã được phê duyệt theo Quyết định số 6132/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
[12] Phương án thi cơng Gói thầu số 18 “Dự án Xây dựng tổng thể hệ thống Hồ sơ địa chính và Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội - Địa điểm: huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội” đã được SởTài nguyên và Môi trường Hà Nội phê duyệt.