Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên viên – huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

2.7.1 .Phần mềm Microstation

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Yên Viên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.V trí địa lý

Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội

Thị trấn Yên Viên là một trong hai thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội. Nằm ở bờ Bắc sông Đuống, cách trung tâm thành phố khoảng 11 km.

Phía Bắc, Đơng Bắc giáp xã n Viên Phía Đơng giáp xã Đình Xun

Phía Đơng Nam giáp phường Giang Biên

Phía Nam và Tây Nam giáp phường Đức Giang, phường Thượng Thanh (thuộc quận Long Biên).

Thị trấn Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân, Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Phần lớn dân cư sống tập trung thành các tổ, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng kiên cố, dày đặc, các đường ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ hẹp, theo dáng địa hình tự nhiên.

Yên Viên là cửa ngõ quan trọng, là chiếc cầu nối từ Hà Nội đi các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng…. trải dài trên quốc lộ 1A là đường trục chính từ trung tâm thành phố Hà Nội thông tới tỉnh Bắc Ninh và một phần thuộc quốc lộ 3, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 101,65 ha.

- Thuỷ văn

Chế độ thuỷvăn của huyện Gia Lâm đặc biệt là thị trấn Yên Viên chịu ảnh hưởng chính của sơng Đuống với các đặc điểm sau:

+ Chế độ thủy văn của sông Đuống: Sơng Đuống có vai trị tưới tiêu cho các tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; sông Đuống chảy qua huyện với chiều dài khoảng 8km, dịng sơng này có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Hướng thốt nước chính của thị trấn n Viên vào mùa khơ là tự chảy ra sông Đuống và chứa vào các sông, mương, ao, hồ và các vệt trũng. Vào mùa mưa, sơng Đuống vẫn là hướng tiêu thốt nước chính cho tồn thị trấn.

+ Ngoài ra thị trấn Yên Viên cịn có mạng lưới ao hồ tuy nhỏnhưng khá phong phú thích hợp cho việc ni trồng thủy sản với quy mơ nhỏ.

- Khí hậu

Thị trấn n Viên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng sơng Hồng nên có 2 mùa, mùa hè và mùa đông.

+ Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gây ngâp úng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

+ Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh khơ hanh ít mưa với gió thịnh hành là gió Đơng Bắc, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm 17,20C và lượng mưa trung bình thấp nhất là 6,1 mm. - Hai tháng 4 và tháng 10 hàng năm được coi là tháng chuyển tiếp sự biến động thường khí hậu ở huyện Gia Lâm chủ yếu là do sự tranh chấp ảnh hưởng của hai mùa gió và q trình thời tiết đặc biệt của mỗi mùa. Vì thế ở địa bàn có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, có năm nhiệt độ cao nhất lên tới 42,80C (tháng 5 năm 1926) lại có năm nhiệt độ thấp xuống tới 2,70C (tháng 1 năm 1995).

- Địa hình địa mạo

Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sơng Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đơng Nam theo hướng của dịng chảy sơng Hồng. Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được hội tụ phù sa của sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 – 120 cm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm cơng nghiệp, cơng trình dân dụng đảm bảo u cầu phát triển kinh tế, xã hội của toàn thị trấn.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên viên – huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)