Thông tin sau thu được từ các hợp tác xã: xoài Cát Hòa Lộc, hợp tác xã xoài Cẩm Thành, Công ty Việt Hưng (xoài), Hợp tác xã bưởi Mỹ Hòa và Công ty bưởi Hoàng Gia.
7.1. Phân tích chuỗi giá trị/chuỗi cung ứng, phương pháp hoạch định chiến lược và kiểm soát chất lượng chiến lược và kiểm soát chất lượng
Những nhóm trên đã bắt đầu công nhận và thực hiện những nhân tố chủ chốt hoặc xây dựng thành khối để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của từng thành viên trong nhóm, nhưng họ không xem xét tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị mà họ tham gia. Dự án CARD này sử dụng quá trình PAL để phân tích chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị của họ dựa trên phương pháp hoạch định chiến lược để xác định điểm yếu của nhóm trên khía cạnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo nguyên tắc GAP. Các thành viên dự án CARD tổ chức các cuộc hội thảo tập huấn và cố vấn kế hoạch hành động cho những nhóm này để họ phát huy khả năng, đảm bảo sựổn định đến khi kết thúc dự án.
7. 2. Xác định các khía cạnh trước thu hoạch 7. 2.1. Thiết kế vườn trồng cho xoài và bưởi
Nông dân thường trồng xen kẽ nhiều loại cây trong vườn. Hệ thống vườn tạp này nhằm giảm rủi ro và cung cấp nguồn thu nhập để phục vụ cuộc sống hàng ngày của họ và gia đình. Nhưng hệ thống này có thể làm cho sản phẩm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của sản phẩm vì nó gây khó khăn trong việc kiểm soát côn trùng và dịch bệnh, phun xịt hóa chất, thuốc trừ sâu chưa đăng ký v.v…Vườn hỗn hợp có thể gây ra các vấn đề sau:
• Sự khác nhau vềđộ sinh trưởng dẫn đến khó khăn trong việc tỉa cành, tạo tán.
• Ảnh hưởng đến chất lượng quả
Sự phát triển quá mức của 1 loại cây làm hạn chế ánh sáng cần thiết đểđảm bảo cho quả tạo ra có chất lượng cao (tiêu chuẩn vềđộ Brix và màu sắc có thể khó đạt được)
• Khó khăn trong việc thực hiện GAP (khó sử dụng máy phun để thực hiện nhanh việc kiểm soát côn trùng và dịch bệnh)
• Đảm bảo thủ tục và hệ thống đảm bảo chất lượng được duy trì (ví dụ đăng ký hóa chất sử dụng để kiểm soát côn trùng và dịch bệnh cho loại quả này có thể không được chấp nhận cho các loại quả khác).
Nông dân không có kế hoạch hoặc đăng ký loại cây từ ban đầu. Họ đào mương dẫn nước và đắp đất dọc các hàng cây. Họ không quan tâm đất có bị nhiễm phèn (ASS) hay không. Đất bị nhiễm phèn là đất chứa lượng sắt sulfit. ASS ngay khi phơi nhiễm ra không khí có thể tạo ra lượng lớn axit sulfuric. Những đất này thường xuất hiện khi mực nước biển tăng lên tràn ngập vào đất liền. Sulphat trong nước biển trộn lẫn với đất cặn chứa sắt oxit và vật liệu hữu cơ. Tương tác hóa học tạo ra lượng lớn sắt sulphit được tạo ra trong các chất cặn lắng dưới nước.
Nếu ASS nằm ở dạng nguyên thủy của nó thì nó an toàn, nhưng nó nguy hiểm cho môi trường nếu nó bị đào lên hoặc làm kênh mương. Hệ thống kênh mương của đất ở vùng đồng bằng này (vùng Đồng bằng Sông Cửu Long) giúp giảm lụt lội, hoặc đô thị hóa hoặc mở rộng đất nông nghiệp có thể phơi
nhiễm diện tích lớn của ASS. Axit leachate, sắt và nhôm và kim loại nặng sẽđược giải phóng từ những đất này gây nên vấn đềđáng kể với môi trường và kinh tế. Cũng như chưa có sự quan tâm kiểm soát nguồn nước và chảy trôi chất dinh dưỡng để bảo vệ luồng lạch và sông suối. Những khía cạnh này cần được xem xét, tính toán nếu GAP được thực hiện ở Việt Nam vì sự suy thoái môi trường sẽ là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng kinh tế-xã hội của nhiều hộ nông dân.
7.2.2. Quản lý tạo tán cho xoài và bưởi
Các trang trại xoài truyền thống thường trồng từ hạt và cành ghép. Việc quản lý tạo tán không được thực hiện. Về cơ bản nông dân chưa thực hiện việc tỉa cành tạo tán và tạo tán. Do đó, hầu hết các cây xoài có chiều cao hơn 7m và đường kính rộng ít nhất là 6m. Cây xoài ra trái ở cuối nhánh và cây càng có nhiều nhánh thì sản lượng càng cao. Với những cây lớn việc kiểm soát côn trùng và dịch bệnh để cải thiện sản lượng và chất lượng quả là rất khó khăn.
Với bưởi việc quản lý tán, tạo tán và tỉa cành chưa được nông dân thực hiện thành công. Việc kiểm soát chiều cao của cây không được thực hiện thành công vì việc cắt khung nhánh để kiểm soát bệnh vàng lá xanh. Những cây bưởi này rất cao, có cành vượt, quả thường ra ở trên cao của cây, làm cho việc thu hoạch và kiểm soát dịch bệnh, côn trùng rất khó thực hiện.
7.2.3. Kiểm soát côn trùng và dịch bệnh cho xoài và bưởi 7.2.3.1. Sử dụng hóa chất 7.2.3.1. Sử dụng hóa chất
Hầu hết các nông dân áp dụng việc phun thuốc trừ sâu định kỳ (97%) và thuốc diệt nấm (79%) từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi thu hoạch, tương ứng sử dụng trung bình 13.4 và 11.6 lần/năm. Khoảng 20% thuốc trừ sâu được sử dụng thuộc loại độc tính cấp I theo WHO, trong khi hầu hết loại còn lại thuộc về loại độc tính cấp II. Khoảng 10% nông dân hiểu biết về thiên địch, tất cả chúng là do thiên nhiên sinh ra. Theo nhận định của các hợp tác xã trồng bưởi vấn đề lớn nhất của họ là côn trùng và dịch bệnh và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng quả và khả năng tiêu thụ quả.
7.2.3.2. Những ví dụ về ảnh hưởng của côn trùng và dịch bệnh đến chất lượng quả bưởi. lượng quả bưởi. Các loại côn trùng chính phá hoại quảở Việt Nam là: • Bọ trĩ • Nhện • Rệp sáp • Rệp vảy Các bệnh dịch ảnh hưởng kinh tế chính là: • Bệnh thán thư • Bệnh vàng lá xanh • Bệnh Tristeza • Bệnh thối nhũn
Hệ thống kiểm soát dịch hại tổng hợp đã được phát triển bởi viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam, nhưng nhiều nông dân không chịu áp dụng. Các công ty hóa chất đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ với nông dân. Họ có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nông dân ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
7.2.3.3. Những ví dụ về ảnh hưởng của côn trùng và dịch bệnh đến chất lượng xoài lượng xoài Các loại côn trùng phá hoại chính ở xoài là: • Bọ trĩ • Rệp vảy • Rệp sáp
• Sâu khoang đỏ hại xoài
Sâu khoang đục rãnh xuyên qua vỏ và thịt quả xoài và ăn hạt. Quả bị nhiễm sâu vạch thường bị rụng, nhưng người trồng thu hoạch quả chưa trưởng thành có thể bán quả bị nhiễm sâu vạch.
• Mọt ăn hạt xoài
Loại côn trùng này gây hại kinh tếđáng kể cho quả. Trứng hiếm khi được phát hiện khi thu hoạch nhưng mọt có mặt bên trong hạt. Rãnh nhỏ trên thịt quả gây nên bởi ấu trùng nhỏ vì nó được vùi theo khi hạt lành, không để lại dấu hiệu gì trên thịt quả. Tuy nhiên việc kiểm dịch ở một số thị trường xuất khẩu giới hạn/cấm việc nhập xoài bị nhiễm mọt.
• Bactrocera là 1 loại ruồi đục quả nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Ruồi đực trưởng thành ‘chích’ quả với cơ quan đẻ trứng của chúng đểđẻ trứng trên quả. Ấu trùng được ấp và nuôi dưỡng trong mô quả, gây hư hại mô và dẫn đến thối rữa. Quả chín khi chưa già và quả không đủ tiêu chuẩn cho thị trường.
Các bệnh hại chính là:
• Bệnh thán thư
Từ lâu bệnh phá hủy ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng và giảm sản lượng xoài là bệnh thán thư. Bệnh này phổ biến cao ở giai đoạn sau thu hoạch ở Việt Nam, nhưng quả bị nhiễm bệnh trong suốt quá trình trước thu hoạch. Nhiều nông dân không thể kiểm soát dịch bệnh này vì:
o Không có phương pháp kiểm soát kích cỡ cây
o Phương pháp xịt không thích hợp
o Thiếu sự hiểu biết về dịch bệnh, triệu chứng bệnh, nguồn ủ bệnh, quá trình lây nhiễm, phát tán và vòng đời của nó.
• Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen do vi khuẩn gây ra, nó gây ảnh hưởng đáng kể đối với các vườn xoài ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Bệnh này có thể gây mất mát nghiêm trọng nếu nó không được kiểm soát. Trong khi thuốc diệt nấm không thể kiểm soát bệnh này, thì việc phun thuốc diệt nấm để phòng ngừa vẫn yêu cầu thực hiện liên tục đểđạt hiệu quả kiểm soát dịch bệnh. Nhiều nông dân không thể kiểm soát bệnh này vì các nhân tố tương tự nhưđã liệt kê ở bệnh thán thư.
• Mốc đen
Mốc đen không gây tổn thương trên bề mặt quả, nhưng nấm đen phát triển làm giảm sức hấp dẫn của quả và người tiêu dùng không chấp nhận hình dạng bên ngoài. Nhiều côn trùng tấn công quả xoài, hoa và chúng tiết ra dịch nhớt, nơi mà mốc đen sẽ phát triển.
Mốc đen thường xuất hiện khi cây bị nhiễm côn trùng, lá bị nhiễm sâu bọ và dính mủ. Ảnh hưởng của mốc đen tăng đáng kể khi cây trồng ởđiều kiện ẩm ướt.
7.3. Thu hoạch xoài
Xoài được thu hái bằng tay bằng cách trèo lên cây hoặc dùng sào bằng tre. Khoảng 76% nông dân chờ đến khi quả già để thu hoạch và 18% sẽ thu hoạch khi trái chưa già nếu giá thị trường cao. Vì vậy tỷ lệ cao các quả này không chín. Khi khoảng 80% quảđược xem là già thì tất cả các quả từ cây được thu hoạch. Cây thường được thu hái hết hoặc họ có thể thu hoạch 3-4 lần ngắt quãng từ 7-15 ngày. Quả thường được thu hoạch vào sáng sớm và đặt dưới đất sau đó được đóng vào các giỏđể vận chuyển và bán. Thỉnh thoảng điều kiện thời tiết như mưa thường làm gián đoạn việc thu hái. Do đó, ngay khi điều kiện được cải thiện việc thu hoạch sẽ tiếp tục mà không có sự xem xét bất kỳ tác động nào đến việc xử lý và chất lượng quả.
7. 3. 1. Các chỈ dẫn về độ chín thu hoạch cho xoài
Ở Việt Nam không có tiêu chuẩn về chỉ dẫn độ chín thu hoạch cho xoài. Hầu hết độ chin thu hoạch được xác định bởi nông dân, là số ngày sau khi ra hoa. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 81-85 ngày. Phương pháp thông dụng thứ 2 được 18% nông dân sử dụng là xác định độ chin thu hoạch dựa vào kích cỡ và hình dạng trái. Quảđược thu hoạch khi vai và chỏm quả mở rộng hoàn toàn và có thể nhìn thấy đường rãnh chạy dọc tâm quả. Phương pháp khác xác định độ trưởng thành của quảđược áp dụng bởi 15% nông dân là sự thay đổi màu sắc quả xanh thẫm sang xanh sáng và hơn 12% sử dụng sự thay đổi hình thái của phấn trên quả. Khi quả đạt độ già, phấn trên quả càng hiện rõ hoặc nhiều hơn trên vỏ, làm cho quả có trạng thái sẫm tối.
Phương pháp thu hoạch ở trên và cách xác định độ chín thu hoạch đã dẫn đến một lượng đáng kể quả chưa trưởng thành được thu hoạch và bán thông qua chuỗi cung ứng/chuỗi giá trịở Việt Nam. Do đó nhiều người trong chuỗi cung ứng đã giảm giá mua để giảm rủi ro lợi nhuận khi họ thu mua xoài.
7.3.1.1. Túi bao quả xoài
Việc bao quả được bắt đầu áp dụng thử nghiệm bởi một số ít nông dân. Hầu hết các nông dân không biết được lợi ích của việc bao quảđối với hoạt động sản xuất của họ trên lĩnh vực cải thiện chất lượng quả và giá bán.
8. Lĩnh vực sau thu hoạch bưởi và xoài 8.1. Kích cỡ và phân loại bưởi 8.1. Kích cỡ và phân loại bưởi
Khôngcó sự xác định rõ ràng về tiêu chuẩn phân loại chung cho những hợp tác xã trồng bưởi. Mỗi hợp tác xã đã phát triển tiêu chuẩn riêng của họ dựa trên những gì mà khách hàng của họ cần, nhưng nhiều nông dân của hợp tác xã này không hiểu rõ những yêu cầu về việc phân loại này.
8.1.1. Kích cỡ và phân loại xoài
Nhiều người nông dân Việt Nam tin rằng giá trị tương ứng với lợi nhuận. Gần một nửa số lượng nông dân không thực hiện phân loại quả, việc phân loại được thực hiện bởi nhà thu gom hoặc nhà bán sỉ. Nhà thu gom và nông dân thích bán hỗn hợp, thậm chí giá bán sẽ thấp hơn. Nhưng áp dụng cách này nông dân/nhà thu gom có thể bán được quả loại 3, loại rất khó bán. Nhiều nhà thu gom/nhà bán sỉ nhận thấy rất khó bán quả loại 3 thậm chí ở thị trường địa phương. Thực tế này làm tăng đáng kể chi phí cho tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu hồi của nông dân. Cũng như, làm mặt là thực tế phổ biến, ởđó quả tốt hơn của mỗi loại được đặt trên mặt giỏ và loại quả chất lượng kém hơn được đặt bên dưới. Điều này làm tăng đáng kể chi phí giao dịch và các thành viên của chuỗi sẽ giảm giá rất nhiều giảm rủi ro lợi nhuận.
Phân loại quảđược thực hiện thủ công. Quảđược người phân loại ném hoặc thả vào giỏ phân loại. Hư hỏng cơ học do tác động đến quả trong khi phân loại sẽ không thể nhìn thấy ngay khi quả còn cứng ở trạng thái xanh. Tuy nhiên, những tổn thương này, sẽ được nhìn thấy khi quả bắt đầu chín hoặc khi người tiêu dùng cắt ra.
Nhiều nhà thu gom/nhà bán sỉ sẽ bao gói quả loại 1 bằng cách gói riêng mỗi quả bằng tờ giấy, để lại cuống dài để biểu thị độ tươi với người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này được thực hiện với nhiều loại quả được bán trên thị trường Việt Nam. Quan sát quảđưa đến các chợ bán sỉở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhiều cuống quả bị gãy. Mủ xoài chảy ra vỏ gây nên cháy mủ trên vỏ quả. Dưới điều kiện nhiệt độ và hàm ẩm cao, việc hư hỏng này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh nhiễm vào. Bệnh thán thư và thối cuống là bệnh phổ biến trên xoài. Ngay khi quả bắt đầu chín những bệnh này phát triển rất nhanh gây giảm chất lượng ở quả hoặc làm cho quả mất giá trị thương phẩm.
8.1.1.1. Phương pháp đóng gói và xử lý cho bưởi
Vớibưởi, quả thường được đặt vào giỏ tre hoặc giỏ sắt hoặc cho vào bao khoảng 60kg và vận chuyển đi thị trường nội địa. Bưởi có vỏ dày nên có thể xử lý mạnh tay hơn, tuy nhiên chúng vẫn bị hư hỏng đáng kểở vỏ. Vỏ bị tổn thương dễ bị nhiễm bệnh thối rữa sau thu hoạch như nấm Diplodia (gây thối cuống), Phomopsis, Alternaria, Botrytis, Colletotrichum, Phytophtyora. Những bệnh này gây tổn thất đáng kể sau thu hoạch và tăng chi phí giao dịch trong chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị. Một số loại bệnh trên xuất hiện trên đồng ruộng và vẫn ủ trên vỏ quảđến khi hư hỏng xẩy ra ở vỏ, chúng xâm nhập vào quả gây mất mùi vị hoặc làm hỏng quả và làm cho quả không còn ăn được.
8.1.1.2. Phương pháp đóng gói và xử lý cho xoài
Hầu hết nông dân/nhà thu gom/nhà bán sỉđóng gói quả trong sọt tre từ 30-50kg. Họ sử dụng 2 loại sọt tre. Một loại làm từ tre đan thành giỏ tre cứng chắc. Loại khác được tạo nên từ loại mỏng, mềm, đan thành miếng. Cả 2 loại giỏ được lót giấy để ngăn chặn sự trầy xước, vết hằn trên quả. Lớp giấy cũng đặt giữa vài lớp quảđể ngăn chặn hư hỏng quả.
Thùng nhựa và thỉnh thoảng thùng gỗ được sử dụng bởi nhà thu gom/nhà bán sỉ để đưa quả ra thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc). Với thùng nhựa, vài thùng có thể buộc lại với nhau và chứa khoảng 30kg quả. Những thùng này sau đó được đóng tạm và nhét chặt vào xe tải vận chuyển đểđưa đi các thị trường khác nhau. Khoảng 10-20% quả bị tác động hư hại, bị thâm hoặc mềm trong suốt quá trình xử lý và vận chuyển.