9. Thực tiễn sau khi áp dụng dự án CARD
9.1.3.1. Bố trí và thiết kế vườn xoài và bưở i
Làm thế nào để chuyển từ hệ thống vườn hỗn hợp thành vườn độc canh một loại cây (cây cùng loài), trồng cùng một loại cây trong toàn bộ nông trại nhận cần được sự hỗ trợđặc biệt từ hợp tác xã này. Quá trình này tiến hành đồng thời với quá trình thực hiện GAP ở Việt Nam. Vấn đề kinh tế liên quan đến việc thiết kế vườn, vấn đề thời gian trong việc thực hiện, trong khi những người nông dân vẫn phải duy trì cuộc sống từ trang trại của họ nên có 2 dạng chuyển đổi có khả năng được những người nông dân chấp nhận. Đó là:
• Loại bỏ dần dần và thay thế cây trồng đểđạt được hệ thống vườn đạt tiêu chuẩn GAP như thiết kế.
• Tỉa dần những cây lớn (để giảm chiều cao cây). Thực hiện việc quản lý tỉa cành, tạo tán để tăng chất lượng quả nhờ:
o Tăng sự cung cấp ánh sáng cho cây.
o Quá trình phun hiệu quả hơn nhờ tăng sự xuyên thấm qua lá (điều này sẽ giúp cho quá trình phun kiểm soát côn trùng và dịch bệnh tốt hơn, nhờđó giảm ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả và giúp giảm lượng hóa chất sử dụng và chi phí hóa chất)
o Tất cả các cây được thu hoạch cùng lúc (giảm côn trùng và bệnh dịch).
Hiện nay nhiều nông dân trồng xoài và bưởi đã tiến hành trồng độc canh một loại cây đểđảm bảo họ có thể đạt chứng chỉ GAP.Ví dụ, công ty Hoàng Gia đã trồng độc canh bưởi (khoảng 600 cây) ở huyện Bình Minh. Công ty Việt Hưng cũng đã trồng khoảng 180ha xoài. Vườn của ông Hưng, giám đốc công ty Việt Hưng có khoảng 15000m2 với 480 cây xoài trồng với khoảng cách 6mx6m. Khoảng 50% diện tích trồng xoài Cát Hòa Lộc , 40% trồng xoài Cát Chu, và còn lại 10% trồng các giống khác như Keow Savoey của Thái Lan, Kensington của Úc và xoài Tượng của Đài Loan và xoài Thơm của Việt Nam. Xoài được chăm sóc để quản lý chiều cao không vượt quá 4m thông qua việc quản lý tán như tỉa cành và tạo tán, loại bỏ cây cũđể trồng các giống mới.