5.1. Nhóm Nông dân Xoài Cát Hòa Lộc (Hợp Tác Xã) 5.1.1 Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc 5.1.1 Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc
Hợp tác xã Cát Hòa Lộc được thành lập ngày 30/10/2002. Thành viên nơi đây hiện có khoảng 71 nông hộ. Con số thành viên dao động trên dưới 71 kể từ khi khởi đầu hợp tác xã năm 2002. Hợp tác xã nằm trên tuyến quốc lộ 1A ở phía Nam (trước đó, nó đã được kết hợp bởi xã Hòa Lộc và xã Hưng Thuận ở huyện Cái Bè, cuối tỉnh Tiền Giang). Phần lớn sản xuất là từ xã Hoà Hưng ở huyện Cái Bè. Cát Hòa Lộc, nông dân chỉ có thể bán trái cho người thu gom và người bán sỉ… Điều này đặt nhiều nông dân ở vị trí của người chấp nhận giá hơn là ra giá. Do áp lực này từ người thu gom và người bán sỉ, các nông dân quyết định tự họ thành lập hợp tác xã để giảm thất thu tiền bạc và áp lực từ người thu gom và người bán sỉ.
5.1.2 Nhiệm vụ của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc
Thành lập một doanh nghiệp hợp tác xã phát triển bền vững dựa vào sản xuất và tiếp thị trái xoài Cát Hòa Lộc.
5.1.2.1 Mục tiêu của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc
Cung cấp các liên kết giữa sản xuất và tiếp thị trái xoài Cát Hòa Lộc Giúp đỡ và làm lợi cho tất cả các xã viên bằng cách:
• Hỗ trợ các thành viên để thay đổi các họat động sản xuất (trước thu hoạch) để sản xuất xoài đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng.
• Phát triển các phương pháp mới để chế biến (sau thu hoạch) và tiếp thị (dây chuyền cung ứng) cho các thành viên sản xuất xoài Cát Hòa Lộc
• Duy trì các giá trị kinh tế của xoài Cát Hòa Lộc
5.2. Nhóm nông dân Cẩm Thành (HTX)
5.2.1. Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã
Nhóm nông dân này được thành lập năm 2007. Nhóm này có khoảng 26 thành viên với tổng diện tích 37,5 ha, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
5.2.2 Nhiệm vụ của nhóm nông dân Cẩm Thành
Nhóm này mong muốn cạnh tranh với Hợp tác xã Cát Hòa Lộc, và phát triển một thương hiệu mới cho sản phẩm của họ.
5.3. Công ty tư nhân Việt Hưng
5.3.1. Tóm tắt lịch sử của công ty Việt Hưng
Công ty Việt Hưng thuộc xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Công ty này chuyên về sản xuất xoài an toàn dựa trên tiêu chuẩn GAP. Công ty này có 7 phân nhóm nhỏ gồm: Mỹ Xương 1, Mỹ Xương 2, Hòa An, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới và Mỹ Hội. Công ty có 260 thành viên với 180 ha xoài. Trong đó, nhóm Mỹ Xương 1 và Mỹ Xương 2 có 29 thành viên với diện tích trồng là 33 ha. Sản lượng xoài của nhóm này đạt khoảng 15-25 tấn/ha/năm. Thị trường chính của công ty là thị trường nội địa. Thị trường chính của xoài Cát Hòa Lộc là các siêu thị và các nhà bán sỉở thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 80% lượng xoài Cát Hòa Lộc được bán ở chợđầu mối ThủĐức-thành phố Hồ Chí Minh và 20% được bán ở các siêu thị. Khoảng 85% xoài Cát Chu được đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía bắc, và khoảng 15% (xoài loại 2) được đưa vào chế biến bởi công ty COFIDEC và xí nghiệp Hiệp Phát để xuất khẩu sang Nhật và Malaysia.