Lĩnh vực sau thu hoạch bưởi và xoài

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10" docx (Trang 45 - 47)

8.1. Kích c và phân loi bưởi

Khôngcó sự xác định rõ ràng về tiêu chuẩn phân loại chung cho những hợp tác xã trồng bưởi. Mỗi hợp tác xã đã phát triển tiêu chuẩn riêng của họ dựa trên những gì mà khách hàng của họ cần, nhưng nhiều nông dân của hợp tác xã này không hiểu rõ những yêu cầu về việc phân loại này.

8.1.1. Kích c và phân loi xoài

Nhiều người nông dân Việt Nam tin rằng giá trị tương ứng với lợi nhuận. Gần một nửa số lượng nông dân không thực hiện phân loại quả, việc phân loại được thực hiện bởi nhà thu gom hoặc nhà bán sỉ. Nhà thu gom và nông dân thích bán hỗn hợp, thậm chí giá bán sẽ thấp hơn. Nhưng áp dụng cách này nông dân/nhà thu gom có thể bán được quả loại 3, loại rất khó bán. Nhiều nhà thu gom/nhà bán sỉ nhận thấy rất khó bán quả loại 3 thậm chí ở thị trường địa phương. Thực tế này làm tăng đáng kể chi phí cho tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu hồi của nông dân. Cũng như, làm mặt là thực tế phổ biến, ởđó quả tốt hơn của mỗi loại được đặt trên mặt giỏ và loại quả chất lượng kém hơn được đặt bên dưới. Điều này làm tăng đáng kể chi phí giao dịch và các thành viên của chuỗi sẽ giảm giá rất nhiều giảm rủi ro lợi nhuận.

Phân loại quảđược thực hiện thủ công. Quảđược người phân loại ném hoặc thả vào giỏ phân loại. Hư hỏng cơ học do tác động đến quả trong khi phân loại sẽ không thể nhìn thấy ngay khi quả còn cứng ở trạng thái xanh. Tuy nhiên, những tổn thương này, sẽ được nhìn thấy khi quả bắt đầu chín hoặc khi người tiêu dùng cắt ra.

Nhiều nhà thu gom/nhà bán sỉ sẽ bao gói quả loại 1 bằng cách gói riêng mỗi quả bằng tờ giấy, để lại cuống dài để biểu thị độ tươi với người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này được thực hiện với nhiều loại quả được bán trên thị trường Việt Nam. Quan sát quảđưa đến các chợ bán sỉở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhiều cuống quả bị gãy. Mủ xoài chảy ra vỏ gây nên cháy mủ trên vỏ quả. Dưới điều kiện nhiệt độ và hàm ẩm cao, việc hư hỏng này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh nhiễm vào. Bệnh thán thư và thối cuống là bệnh phổ biến trên xoài. Ngay khi quả bắt đầu chín những bệnh này phát triển rất nhanh gây giảm chất lượng ở quả hoặc làm cho quả mất giá trị thương phẩm.

8.1.1.1. Phương pháp đóng gói và x lý cho bưởi

Vớibưởi, quả thường được đặt vào giỏ tre hoặc giỏ sắt hoặc cho vào bao khoảng 60kg và vận chuyển đi thị trường nội địa. Bưởi có vỏ dày nên có thể xử lý mạnh tay hơn, tuy nhiên chúng vẫn bị hư hỏng đáng kểở vỏ. Vỏ bị tổn thương dễ bị nhiễm bệnh thối rữa sau thu hoạch như nấm Diplodia (gây thối cuống), Phomopsis, Alternaria, Botrytis, Colletotrichum, Phytophtyora. Những bệnh này gây tổn thất đáng kể sau thu hoạch và tăng chi phí giao dịch trong chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị. Một số loại bệnh trên xuất hiện trên đồng ruộng và vẫn ủ trên vỏ quảđến khi hư hỏng xẩy ra ở vỏ, chúng xâm nhập vào quả gây mất mùi vị hoặc làm hỏng quả và làm cho quả không còn ăn được.

8.1.1.2. Phương pháp đóng gói và x lý cho xoài

Hầu hết nông dân/nhà thu gom/nhà bán sỉđóng gói quả trong sọt tre từ 30-50kg. Họ sử dụng 2 loại sọt tre. Một loại làm từ tre đan thành giỏ tre cứng chắc. Loại khác được tạo nên từ loại mỏng, mềm, đan thành miếng. Cả 2 loại giỏ được lót giấy để ngăn chặn sự trầy xước, vết hằn trên quả. Lớp giấy cũng đặt giữa vài lớp quảđể ngăn chặn hư hỏng quả.

Thùng nhựa và thỉnh thoảng thùng gỗ được sử dụng bởi nhà thu gom/nhà bán sỉ để đưa quả ra thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc). Với thùng nhựa, vài thùng có thể buộc lại với nhau và chứa khoảng 30kg quả. Những thùng này sau đó được đóng tạm và nhét chặt vào xe tải vận chuyển đểđưa đi các thị trường khác nhau. Khoảng 10-20% quả bị tác động hư hại, bị thâm hoặc mềm trong suốt quá trình xử lý và vận chuyển.

8.1.1.3. Dây chuyn lnh, bo qun bưởi

Các hợp tác xã bưởi đã nhận thấy được ưu điểm của việc bảo quản lạnh và ảnh hưởng của nó đến chất lượng quả. Điều này đã thúc đẩy họ xây phòng lạnh chuyên dụng. Khi không áp dụng bất kỳ công nghệ gì, bưởi tươi có thể bảo quản khoảng nửa tháng và bị hao hụt khoảng 30% trọng lượng. Sự hao hụt trọng lượng này sẽ làm giảm chi phí giao dịch của chuỗi cung ứng vì hầu hết người bán dựa trên khối lượng.

8.1.1.4. Dây chuyn lnh, bo qun và gim chín xoài

Không có chuỗi lạnh hoặc bảo quản chuyên dụng cho xoài ở Việt Nam. Xoài được để trong giỏ hoặc thùng dưới sàn nhà của người nông dân, nhà thu gom hoặc nơi kinh doanh của nhà bán sỉ. Tất cả xoài ở các chợđược bán hết mỗi ngày thậm chí nếu phải bán ở giá rất thấp. Ví dụ 500 đồng/kg.

Tất cả các nhà bán sỉ sử dụng đất đèn để giấm chín quả. Gddddiỏ lưới bằng thép được lót một lớp giấy báo rồi đặt gói đất đèn vào rồi lót tiếp lớp giấy báo và đặt xoài lên trên lớp giấy báo này, sau đó giỏ được làm kín bằng cách bọc báo cũ lên trên bề mặt. Quảđược để trong những giỏ này trong vòng 24h để chín. Đất đèn rất nguy hại cho sức khỏe con người. Nó có thể tạo ra chất gây ung thư như arsen và photpho hydrua. Dùng quá liều đất đèn có thể làm cho nó tiếp xúc trực tiếp với quả, gây nên tạp nhiễm hóa chất. Cũng như việc ước lượng liều dùng có thể làm cho lượng dùng vượt quá mức an toàn.

Nhiệt độ khi giấm chín xoài không được kiểm soát. Thường xoài được giấm chín ở nhiệt độ trên 250C. Nhiệt độ cao làm cho quả chín không đều và màu vỏ sẽ xanh hoặc đốm vàng. Xoài được giấm chín tốt nhất ở 200C. Nhiệt độ này cung cấp cân bằng tốt nhất giữa màu sắc vỏ, dịch bệnh trên quả và hương vị. Xoài để chế biến, màu sắc vỏ không được chú trọng, chúng tôi khuyên nên giấm chín ở 24-250C.

8.1.1.5. Thông tin trong chui cung ng/chui giá tr và thông tin th

trường cho bưởi và xoài

Đối với nhiều thành viên trong chuỗi cung ứng/chuỗi giá trịở Việt Nam, thực tế thường họ không nắm được những thông tin quyết định từ thị trường như tiêu chuẩn chất lượng và giá cả. Thông tin này có tính quyết định nếu chuỗi được thay đổi và phát triển theo hướng mới để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Các nhóm ở trên được thành lập vì áp lực này từ các nhà thu gom và nhà bán sỉ. Những người nông dân quyết định thành lập hợp tác xã của chính họ hoặc tập hợp thành nhóm để giảm nguy cơ giảm thu nhập và áp lực từ nhà thu gom và nhà bán sỉ.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10" docx (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)