CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 50 - 65)

6. KẾT CẤU NIÊN LUẬN

2.2 CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

2.2.1 Tác động của sự kiện giàn khoan Hải Dương 981

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 có thể coi là một dấu mốc trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay. Trước hết là do mức độ nghiêm trọng của sự việc. Trung Quốc đã xâm phạm nghiên trọng đến chủ quyền của Việt Nam khi đưa giàn khoan nước sâu hiện đại nhất đến thăm dị ở vị trí nằm sâu trên 80 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong một thời gian dài, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như các thỏa thuận cấp cao hai nước, bất chấp cảnh cáo tại hiện trường và các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam. Thêm nữa, cái gọi là “lực lượng bảo vệ” giàn khoan của Trung Quốc bao gồm tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống thể hiện sự đối đầu và mang tính tấn cơng như bắn vịi rồng có cường độ mạnh và đâm húc vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.

Sự việc nghiêm trọng này là hệ quả của hàng loạt điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII. Trước hết, nó là biểu hiện của việc chấm dứt thời kỳ ngoại giao “giấu mình chờ thời” khi Trung Quốc đang trỗi dậy thành công với sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự đã tăng lên nhanh chóng. Nó cũng là một trong những bước triển khai quan trọng đầu tiên của chiến

41 Tân Bình, “Trung Quốc rầm rộ tập trận cách Đà Nẵng 75 hải lý, Mỹ tăng cường tuần tra Biển Đông”, https://trithucvietnam.net/the-gioi/my-tuyen-bo-tuan-tra-bien-dong-hang-thang-trung-quoc-

51

lược xây dựng “cường quốc biển” mà nước này đưa ra từ năm 2013. Đặc biệt, sự việc này còn nhằm thu hút và đánh lạc hướng dư luận cho một sự việc nghiêm trọng khác đang diễn ra tại vùng biển Trường Sa, đó là việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo với quy mơ lơn chưa từng có. Xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc coi là “một thành tựu quan trọng nổi bật” trong thời kỳ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc được nhắc đến trong báo cáo chính trị tại Đại hội XIX. Hành động nhằm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như cục diện tranh chấp ở Biển Đông này hướng đến nhiều mục tiêu, trực tiếp là thực hiện mục tiêu “cường quân”, “cường quốc biển”, đẩy lùi Mỹ để giành vị trí số một ở khu vực Biển Đơng, từ đó góp phần thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, “phục hung vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Ngoài ra, hành động được cho là “quyết đoán” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ của thế hệ lãnh đạo thứ 5 mà hạt nhân là ơng Tập Cận Bình sẽ tạo được lực hướng tâm về dư luận xã hội, tạo cơ sở dân ý tốt trong giai đoạn đầu cần tập trung quyền lực, củng cố địa vị lãnh đạo, cho dù đến nay mức đầu tư, hiệu quả đầu tư, tính hữu dụng, cơng năng của các cơng trình xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo vẫn đang bị dư luận trong nước Trung Quốc đặt câu hỏi Thứ hai, cách thức đấu tranh của Việt Nam đối với phía Trung Quốc trong sự kiện này cũng gần như chưa từng có kể từ khi hai nước bình thường hóa. Việt Nam đã triển khai đấu tranh cơng khai với Trung Quốc tương đối toàn diện và đồng bộ, đấu tranh thông qua con đường ngoại giao song song với đấu tranh trên thực địa; đấu tranh trực tiếp với phía Trung Quốc song song cơng khai với quốc tế, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế bằng các kênh: (i) Nhiều lần gửi công hàm phản đối ra Liên hợp quốc42, (ii) Công khai phản đối Trung Quốc và thông báo

42 Ngày 15/05, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên hợp quốc.

Ngày 20/05, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại Genève đã gửi thơng cáo đến Văn phịng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève về sự kiện Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đơng.

52

tình hình ở các diễn đàn quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24, tại Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 43, (iii) Tổ chức họp báo quốc tế (ngày 07/05) và cho phép phóng viên nước ngồi được đến gần hiện trường tác nghiệp. Đây là điều chưa từng có trong đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông từ trước đến nay. Thứ ba là do mức độ, phạm vi tác động của sự kiện giàn khoan đối với quan hệ Viêt – Trung. Học giả Trung Quốc Cổ Tiểu Tùng cho rằng trong năm 2014 – 2015, quan hệ Việt – Trung phát triển theo hình chữ V, trong đó giữa năm 2014, quan hệ hai nước đã chạm đến đáy, liên quan đến vấn đề Biển Đông và thái độ “bài Hoa” của người Việt44 [40]. Các hình thức ngoại giao được sử dụng thời điểm này bao gồm trao công hàm phản đối, hai Bộ trưởng Ngoại giao điện đàm, sau đó Việt Nam cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đến Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp (từ ngày 13 đến 15/05). Trong căng thẳng ngoại giao này, Việt Nam là bên chủ động, tích cực với mong muốn sớm chấm dứt tình hình, cịn Trung Quốc né tránh khơng

Ngày 31/05/2014, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi cho Tổng Thư ký Ban Ki – moon đề nghị lưu hành Công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Ngày 05/06/2014, phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh cơ quan Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Genève, Thụy Sĩ, gửi công hàm cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Genève cùng các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sĩ để cập nhật tình hình vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và các hoạt động của tàu thuyền nước này tại khu vực đang có tranh chấp, bác bỏ những quan điểm trong cơng hàm mà phái đoàn Trung Quốc gửi cho các tổ chức quốc tế và phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Genève ngày 02/06. Ngày 06/06/2014, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tiếp tục gửi thư lên Tổng Thư ký Ban Ki – moon, kèm theo Công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

43 Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar ngày 11/05, của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri – La lần thứ 13, ngày 31/05/2014, tại Đối thoại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Mỹ lần thứ 27 diễn ra tại Yangon, Myanmar ngày 10/06/2014, của đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc trong Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên UNCLOS ngày 13/06/2014 …

44 中越关系: 2014- 2015 年 V 字形发展, 古小松, 党改研究, 2016年第1期 (Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam: Phát triển hình chữ V 2014-2015, Gu Xiaosong, Nghiên cứu Cải cách Đảng, Số 1, 2016).

53

muốn giải quyết. Trong thời gian 73 ngày, Việt Nam đã tiến hành giao thiệp trên 30 lần với phía Trung Quốc nhưng khơng đạt được kết quả45. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, từ ngày 03 đến ngày 20/05/2014, Việt Nam và Trung Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về vụ giàn khoan Hải dương 981, trong đó Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam46 [15].

Mức độ căng thẳng về ngoại giao cịn thể hiện thơng qua việc lãnh đạo cấp cao của Việt Nam phải công khai nêu rõ sự việc, bày tỏ phản đối Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ cả ở trong nước và diễn đàn quốc tế, nhấn mạnh đó là sự vi phạm đặc biêt nghiêm trọng, là hành động cực kỳ nguy hiểm, xâm phạm nghiên trọng đến chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa các lãnh đạo cấp cao của hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 …, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Thông báo của Hội nghị Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương IX), Quốc hội Việt Nam, phiên họp Chính phủ đều đề cập đến vấn đề này.

Thông báo Hội nghị Trung ương IX của BCH Trung ương khóa XI: “Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh địi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dị dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển

45 Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư đến Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Cơng ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động của phía Trung Quốc. Sau nhiều ngày kiên trì vận động, tuyên truyền trên thực địa và trao đổi qua đường ngoại giao không đạt được kết quả, ngày 07/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức hợp báo quốc tế nhằm lên tiếng phản đối mạnh mẽ về hành động ngang ngược của phía Trung Quốc. Tiếp đó, Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ. Ngày 12/05, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh mời Tổng lãnh sự Trung Quốc Sài Văn Duệ đến để phản đối việc này. Ngày 13 đến 15/05, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đến Bắc Kinh để “trao đổi thẳng thắn các vấn đề hai nước”

46 Lê Kiên, “20 cuộc giao thiệp, Trung Quốc vẫn ngoan cố”, https://tuoitre.vn/20-cuoc-giao-thiep-

54

nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hịa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển bền Vững đất nước”47.

Phía Trung Quốc đi biện hộ cho hành động của họ và cơng kích Việt Nam. Họ cho rằng, hành động của họ là “hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp”, còn gọi hành động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam là “quấy nhiễu, buộc Trung Quốc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường”, địi hỏi Việt Nam phải “tơn trọng quyền lợi chính đáng”48 [48]. Các hình thức phản đối của phía Trung Quốc đối với Việt Nam gồm triệu kiến đại sử Việt Nam tại Trung Quốc, gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam; tổ chức họp báo và thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc; gửi công hàm đến Tổng thư ký Liên hợp quốc49.

Sự căng thẳng và ảnh hưởng của sự kiện giàn khoan khơng chỉ khu biệt ở các hình thức ngoại giao như đã nêu trên mà cịn ảnh hưởng tạm thời đến giao lưu trao đổi giữa hai đảng, hai nước, ảnh hưởng đến trao đổi giữa nhân dân hai nước, đến hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, du lịch. Trong thời gian từ tháng 05 đến tháng 08/2014, hai

47 “Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)”,

http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/nghi-quyet-hoi-nghi-bch-trung- uong/khoa-xi/doc-2925201511104146.html

48杨洁篪应约同越南副总理兼外长范平明通电, (Dương Khiết Trì đã có một cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh), xem thêm tại

http://www.chinanews.com/gn/2014/05-07/6140774.shtml

49 Ngày 09/06/2014, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Vương Minh đã gửi thư bày tỏ lập trường của Nhà nước Trung Quốc về hoạt động của giàn khoan Hải dương 981 trên Biển Đông đến Tổng thư ký Ban Ki – moon và yêu cầu ông Ban Ki – moon cho lưu hành đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng.

55

bên ngừng trao đổi các đoàn thăm, giao lưu của đảng, nhà nước, sau đó mới dần dần khơi phục. Chịu tác động của tranh chấp Biển Đông, năm 2014 đã trở thành một trong 5 năm kể từ khi bình thường hóa đến năm 2018, hai bên khơng có chuyến thăm chính thức cấp cao (2009, 2010, 2012 và năm 2018). Trong tháng 05, 06/2014, xuất khẩu sang Trung Quốc chững lại. Ở trong nước, nhiều cuộc hội thảo tọa đàm được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc, trong đó luồng ý kiến cần phải nhanh chóng “thốt Trung” được dư luận ủng hộ. Từ ngày 18/05/2014, Trung Quốc đã nâng cấp cảnh báo an toàn du lịch cho cư dân Trung Quốc đi đến Việt Nam, “tạm thời cấm lại” và “tạm thời dừng một số kế hoạch trao đổi song phương”50 [42]. Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã ra khuyến cáo các cơng ty du lịch Trung Quốc nhanh chóng đưa khách rời khỏi Việt Nam; đồng thời phải tạm dừng đưa khách đến du lịch Việt Nam. Do đó, hầu hết các đồn khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam vào tháng 05, 06/2014 đều đã bị hủy tour với số lượng hàng nghìn khách. Các cửa khẩu đường bộ vốn đón lượng lớn du khách Trung Quốc như Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai trong những ngày này gần như khơng có khách Trung Quốc vào Việt Nam. Nhiều du khách Việt Nam cũng đã hủy tour đi du lịch Trung Quốc để phản đối hành động của Trung Quốc.

Sự kiện giàn khoan dẫn đến làn sóng phản đối Trung Quốc lớn chưa từng có ở trong nước và của người Việt Nam ở ngồi nước. Ở trong nước, biểu tình diễn ra tại Hà Nội ngày 11/05, thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/05, sau đó là Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh ngày 12, 13, 14/05. Trước những sự kiện này, Trung Quốc đã phản ứng “bảo vệ công dân” của họ một cách thái quá, tuyên truyền nhằm biến mình thành “người bị hại”, từ đó khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng. Tại nước ngoài, người Việt và Việt kiều ở nhiều nơi cũng tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc như là tại

50 外交部:中方从即日起暂停中越部分双边交往计划 (Bộ Ngoại giao: Trung Quốc tạm dừng một số kế hoạch trao đổi song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam từ bây giờ),

56

Los Angeles ngày 06/05, tại Berlin ngày 08/05, tại Frankfurt ngày 10/05, tại Tokyo và tại Praha ngày 11/05, tại Đài Bắc ngày 11/05. Điều đáng nói, sự kiện giàn khoan khiến niềm tin đối với Trung Quốc bị suy giảm, thay vào đó là nghi ngờ, cảnh giác tăng lên. Trong thời điểm nhất định, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện làn sóng phản đối Trung Quốc, kêu gọi hạn chế hoặc thoát ly hẳn quan hệ với Trung Quốc. Làn sóng này có giảm đi sau đó nhưng vẫn cịn dư âm cho đến hiện nay.

Đến nay, mức độ nguy hại và tác động đến cục diện tranh chấp Biển Đông của sự kiện giàn khoan không bằng so với việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, song với những gì diễn ra ở thời điểm đó như đã nêu trên, sự kiện giàn khoan tháng 05/2014 được coi là một dấu mốc trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)