QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 65 - 72)

6. KẾT CẤU NIÊN LUẬN

2.3 QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ

KINH TẾ TỪ SAU NĂM 2014 ĐẾN NAY

Quan hệ kinh tế thương mại là một trong những nội dung quan trọng của tất cả các cuộc gặp cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như trên đã nói, trong những năm gần đây, Việt Nam đã nêu nhiều kiến nghị để tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đây là một giải pháp quan trọng để cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam như tăng cường thương mại chính ngạch, tạo thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nơng, lâm, thủy sản, trong đó có mặt hàng gạo, nhập khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc, triển khai công tác đánh giá tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc đối với sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam, đảy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục pháp lý mở cửa thị trường đối với một số loại hoa quả của Việt Nam; về hợp tác ở khu vực biên giới, sớm hoàn thành thủ tục nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu đã đủ điều kiện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan người, hàng hóa, phương tiện giao thơng; phối hợp chặt chẽ ngăn chặn buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường của nhau

Nhân các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận về hợp tác kinh tế thương mại. Từ năm 2014 – 2018, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng liên quan đến hợp tác kinh tế thương mại, kết nối năng lực sản xuất, kết nối chiến lược “Vành đai và con đường” với “Hai hành lang, một vành đai”, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới (Xem bảng 2.2, phụ lục)

Nhìn từ những thỏa thuận, văn kiện đã ký kết nhân các chuyến thăm cấp cao, cũng như một số sự kiện trên thực tế có thể thấy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội nhưng cũng là sức ép tham gia vào kết nối chiến lược giữa “Hai hành lang, một vành đai” với chiến lược “Vành đai và con đường”, thực chất là ủng hộ và tích cực tham gia vào chiến lược “Vành đai và con đường” mà Trung Quốc đang đẩy mạnh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế khu vực do Trung Quốc làm chủ đạo, là “trục” trong mô

66

hình “trục và nan hoa”, là “tâm” trong mơ hình trung tâm và ngoại vi. Trung Quốc sẽ thúc đẩy thực hiện các dự án mang tính liên kết như xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, kết nối hạ tầng và kết nối năng lực sản xuất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cho đến nay, những dự án này vẫn chưa có bước triển khai nhanh chóng như mong muốn của phía Trung Quốc.

2.3.1 Kim ngạch thương mại tiếp tục tăng, mức nhập siêu của Việt Nam có xu hương giảm

Do ảnh hưởng của sự kiện giàn khoan Hải dương 981, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tháng 06/2014 có giảm so với tháng 05. Tuy nhiên, từ tháng 07/2014 trở đi, kim ngạch xuất nhập khẩu lại tăng đều. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8%, nhập khẩu từ Trung Quốc ước đạt tới 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013 68. Năm 2016, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới với tổng kim ngạch thương mại đạt 71,9 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại Việt – Trung đã tăng 17%, đạt 46,82 tỷ USD nhờ tăng cả hai chiều xuất (41 nhóm hàng chính), nhập (42 nhóm hàng chính), lần lượt tăng 2,7 và 1,77 lần giá trị 69. Đa phần các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc đều là sản phẩm đầu vào của các hãng xuất khẩu trong chuỗi sản xuất tốn cầu và có 9 nhóm hàng thường đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ. Trong đó sắt thép các loại, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc và thiết bị các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là những nhóm hàng ln duy trì giá trị nhập khẩu cao. Nhóm hàng hóa chất, sản phẩm từ chất dẻo, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da giày bắt đầu đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ từ sau năm 2014

68 Số liệu được tổng hợp từ các Báo cánh nhanh của Tổng cục Thống kê qua các năm.

67

70. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng nguyên phụ liệu.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có những tín hiệu tích cực khi giá trị được cải thiện dần qua các năm. Năm 2016, xuất khẩu sang Trung Quốc đã có bước chuyển đáng kể với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Nếu tính theo tổng giá trị hàng hóa thì mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2016 so với năm 2015 là 8,8%. Từ năm 2016, Trung Quốc đã thay thế vị trí của Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ71. Trong tháng 01/2018, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 3.708 tỷ USD, tăng tới 106% so với cùng kỳ năm 2017, tạm vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 89,32% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Năm 2017 đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc: thủy sản (tăng 61,24%), rau quả (tăng 50,85%), gạo (tăng 35,74%) … xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông đạt trên 410 triệu đô la Mỹ, tăng 34,8% so với năm 2016 và chiếm đến 23% tổng kim ngạch xuất khẩu tồn ngành hàng72. Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% thị phần, đang dẫn đầu về tiêu thụ cao su, chiếm tới 64% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Trong số hơn 1,65 tỷ đô la thu về từ sản xuất cao su, thì có 1,5 tỷ đơ la là bán cho thị trường

70 Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, riêng trong năm 2013, nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm 17,8% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15,4%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12,2% vải các loại chiếm 10,5%, sắt thép các loại chiếm 6,5%, cịn lại là các nhóm hàng khác như phân bón, sản phẩm từ sắt thép, hóa chất, …

71 “Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng: Mừng và lo!”, Mạng http://nld.com.vn

68

Trung Quốc73. Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, năm 2017, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã đạt 3,45 tỷ đô la, tăng 40,5% so với năm 2016.

Bộ Cơng thương đã có đề án giảm nhập siêu từ một số thị trường chủ yếu, trong đó có Trung Quốc. Theo đó, giải pháp chính, lâu dài để giảm nhập siêu chính là tăng cường xuất khẩu, vừa tích cực đa dạng hóa thị trường, vừa triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp Trung Quốc ở các cấp từ chính phủ đến địa phương và doanh nghiệp. Bộ Công thương đã chủ động và đàm phán, ký kết với Trung Quốc các thỏa thuận hợp tác nhằm tạo hành lang pháp lý quan trọng, minh bạch, ổn định cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng có thế mạnh như nông sản, thủy sản. Kể từ năm 2011, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hằng năm phối hợp với các cơ quan hải quan của Trung Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm chuyên ngành nông nghiệp, đồng thời tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc để tham gia các hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa đủ. Xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam vẫn còn hạn chế do các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn cịn thiếu thơng tin về thị trường Trung Quốc và chưa tổ chức nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường Trung Quốc.

2.3.2 Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn cịn lớn, xuất khẩu sang tuy có tăng trưởng nhưng không ổn định và thiếu bền vững

Như người viết đã trình bày ở mục trước, phần nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng cho thấy các ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc chủ yếu là các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như dệt may, giày dép, nhựa, gỗ, giấy, thép, ... Lợi thế của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn tập trung vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật thấp và nơng lâm sản. Điều đáng quan ngại là nguồn lợi thu được từ xuất khẩu tài nguyên và hàng thô – sơ chế (mủ cao su, thủy sản,

69

nông sản sơ chế, tơ sợi, ...), hàng hóa hàm lượng kỹ thuật thấp (quần áo, giày dép, ...) có thể triệt tiêu động lực nâng cấp ngành để tham gia vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi sản xuất khu vực của quốc gia. Đứng ở góc độ kinh doanh, lợi thế của Việt Nam khi nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc là giá cả hợp lý hơn so với nhiều thị trường khác, chi phí vận chuyển thấp hơn, từ đó tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các ngành này. Nhưng với cơ cấu hàng nhập khẩu như vậy, có thể thấy, sản xuất của Việt Nam đanh sự ảnh hưởng, chi phối từ phía Trung Quốc (đặc biệt là trong một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, ... ), nhất là khi thị trường này có biến động. Hệ quả là chỉ cần Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại hoặc có động thái áp dụng các biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, cấm hoặc hạn chế các mặt hàng xuất – nhập khẩu nào đó thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với khơng ít khó khăn, cho dù là trong ngắn hạn74 [14, tr. 156].

Mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc đã có tín hiệu đáng mừng trong những năm gần đây nhưng vẫn nổi lên một số vấn đề và đang đối mặt với khó khăn thách thức lớn hơn. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước có xu hướng gia tăng, song vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc (xem bảng 2.4, phụ lục tham khảo). Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cịn thiếu tính ổn định và bền vững trước hết do con đường xuất khẩu của đa số mặt hàng vẫn là con đường tiểu ngạch. Hơn nữa, đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng nơng sản, tính thời vụ cao, trong khi gia cơng chế biến của Việt Nam gần như khơng có, chủ yếu sau thu hoạch rồi xuất khẩu thẳng sang Trung Quốc. Một số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam vẫn chưa vào được thị trường Trung Quốc như cà phê. Xuất khẩu cà phê của nước ta đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil) nhưng giá trị xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc vẫn còn hạn chế, một năm

74 Nguyễn Thị Phương Hoa, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 (năm 2014)”, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, tr. 156.

70

chưa được 100 triệu USD. Nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2014 đến nay, hàng nơng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đã nhiều lần rơi vào cảnh trì trệ. Ngun nhân có khi liên quan đến vấn đề thơng quan, có khi liên quan đến vấn đề bố trí cửa khẩu, chính sách kiểm sốt chất lượng, chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế. Đáng chú ý, nguyên nhân khiến nông sản vào vụ của Việt Nam bị dồn ứ không xuất sang Trung Quốc một phần do quy mô sản xuất mặt hàng cùng loại ở trong nước của Trung Quốc đã tăng. Sản xuất trong nước của Trung Quốc đã từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, từ đó khiến nhập khẩu từ Việt Nam giảm. Ví dụ, với mặt hàng thanh long, theo thống kê của phía Trung Quốc, “từ trước đến nay, thanh long trên thị trường Trung Quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, lượng nhập khẩu năm 2017 là 533.000 tấn, liên tục 5 năm liền ở trên mức 500.000 tấn”, cịn theo phía Việt Nam 90% thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc liên tục mở rộng. Theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích trồng thanh long của cả Trung Quốc đã vượt 600.000 mẫu. Tỉnh biên giới Trung Quốc sát với Việt Nam, Quảng Tây đã trở thành địa bàng trồng thanh long lớn nhất Trung Quốc với 229.000 mẫu, chiếm 40% diện tích trồng thanh long của cả nước (tính đến cuối năm 2017), tiếp sau là Quảng Đông, Quý Châu, Vân Nam và Hải Nam. Mùa thu hoạch của thanh long ở Trung Quốc từ tháng 05/11, cơ bản là trùng với mùa ở Việt Nam. Phía Trung Quốc trồng thanh long ruột đỏ nhiều hơn ruột trắng, cịn Việt Nam ngược lại. Phía Trung Quốc đánh giá “xét chất lượng, thanh long của Quảng Tây vượt xa thanh long nhập khẩu từ Việt Nam cả về mùi vị lẫn độ tươi”75[44].

Ngồi ra, vấn đề bn lậu vẫn là vấn đề nhức nhối trong quan hệ thương mại Việt – Trung. Tình hình bn lậu ngày càng diễn ra phức tạp, tinh vi và nguy hiểm. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong số số lượng hàng giả nhãn hiệu từ Trung

75 2018火龙果产销情况浅析, (Phân tích tình hình sản xuất và kinh doanh của pitaya năm 2018)

71

Quốc tuồn về Việt Nam thì có đến 80% là có sự tiếp tay của chính doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua mạng internet, đưa “công nghệ bn lậu tiến xa hơn”76 thì cơng tác chống bn lậu ngày càng gặp nhiều khó khăn.

76 Hiện nay, ở Việt Nam có cả những khóa học hướng dẫn mở tài khoản rồi thông qua internet để đặt hàng lậu trực tiếp từ Trung Quốc và thanh toán từ xa, đưa hàng về Việt Nam với 3 mức giá: 1,5 triệu đồng, 4,5 triệu đồng và 6,5 triệu đồng mỗi khóa. Việc chuyển tiền quan biên giới sẽ hồn tồn khơng mất phí, nhưng áp dụng tỷ giá “chợ đen” và cũng không giới hạn số lượng tiền chuyển. Tương tự, số hàng nhập về cũng rất “thoải mái”. Theo “Dạy” buôn lậu hàng Trung Quốc, Mạng

72

CHƯƠNG 3

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT VÀI DỰ BÁO, KHUYẾN NGHỊ VỀ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)