MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRÊN

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 89 - 111)

6. KẾT CẤU NIÊN LUẬN

3.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRÊN

TRUNG TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ.

3.3.1 Một số khuyến nghị và đề xuất chung

Trước hết, Việt Nam cần xác định coi quan hệ với Trung Quốc là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại nhưng cũng cần nhận thức rõ và xử lý tốt mối quan hệ giữa ý thức hệ - lợi ích quốc gia, tức là xử lý tính “đặc thù”, “đặc biệt” của mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc và tính thơng thường, phổ biến tức là quan hệ quốc tế thơng thường coi lợi ích quốc gia là tối thượng. Bởi nếu xử lý mối quan hệ này khơng tốt thì khơng chỉ làm tổn hại lợi ích quốc gia, mà cịn làm giảm sút uy tín, sức mạnh của Đảng, gây mất đồn kết, chia rẽ trong nội bộ Đảng, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân.

Thực hiện chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa, độc lập, tự chủ và chính sách ngoại giao cân bằng nước lớn, nhưng Việt Nam cũng cần xác định rõ ưu tiên trong quan hệ đối với mỗi nước lớn và sự cân bằng này được hiểu theo nghĩa khơng phải là bình qn. Xác định rõ ưu tiên và trọng điểm hợp tác nhằm phát huy điểm mạnh, lợi thế của cả hai bên, từ đó góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của Việt Nam, khiến việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế được thuận lợi hơn. Trong bối cảnh Trung Quốc

90

đẩy mạnh thực hiện chiến lược Vành đai và Con đường, kết nối chiến lược và năng lực sản xuất, Việt Nam cần chú trọng đến việc thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, Việt Nam cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa lợi ích chung của quốc gia và lợi ích nhóm, lợi ích quốc gia và lợi ích của địa phương. Để tránh khơng mắc vào bẫy nợ nần và dẫn đến bị chi phối về chính trị, Việt Nam cần sàn lọc cẩn thận các dự án, kể cả các dự án của các bộ, ngành và địa phương. Những dự án lớn như xây dựng đường sắt tốc độ cao, đường cao tốc ở các vùng miền, đường trong các đô thị lớn và nói chung là các dự án kinh tế lớn với Trung Quốc nhất định phải được cấp Trung ương cùng thảo luận, xem xét, phân tích, đánh giá và giám sát cẩn thận trên cơ sở tham khảo và tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Trung Quốc là một trong những quốc gia mà Việt Nam ký kết và triển khai nhiều hiệp định, văn kiện hợp tác nhất trên thế giới. Vì vậy, Nhà nước và các bộ ngành cần có sự tổng kết, đánh giá hiệu quả và những vấn đề tồn tại của các hiệp định đó. Đây chính là cơ sở để Việt Nam hoạch định chiến lược về dài hạn và có sự chuẩn bị, chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quan hệ với Trung Quốc.

3.3.2 Một số khuyến nghị và đề xuất cụ thể về quan hệ Việt – Trung trên lĩnh vực kinh tế

Trước hết, cần xác định đúng trọng tâm và lĩnh vực hợp tác trọng điểm phù hợp với tình hình của Việt Nam, với từng địa phương khi tham gia các chiến lược do Trung Quốc khởi xướng để tránh bị cuốn vào bẫy nợ hoặc đầu tư chệch hướng, gây lãng phí. Với thực lực và nhu cầu thúc đẩy phát triển cân bằng các vùng, miền trong nước song song với hình thành mạng lưới kinh tế kết nối tất cả các nước trong khu vực, trong đó Trung Quốc có thể xem là trung tâm, Trung Quốc liên tục đưa ra các sáng kiến hợp tác lớn liên quan đến cả trong và ngoài nước. Trong xu thế tồn cầu hóa nói chung và sự gắn kết, có thể ở mức tương đối phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc nói riêng, những chiến lược này đã tạo ra sức ép nhất định về việc có

91

tham gia hay khơng và nếu tham gia thì tham ở mức độ như thế nào. Đặc biệt, những chiến lược của Trung Quốc cũng mang tính thời điểm rất cao, có thể ở giai đoạn này được chú trọng đẩy mạnh nhưng khơng lâu sau đó đã bị rơi vào tình trạng “nguội” đi nhanh chóng. Vì vậy, Việt Nam cần phải cân nhắc trong việc định vị chiến lược và tính tốn trong đầu tư để tránh gây lãng phí nguồn lực, khơng để bị cuốn theo các chiến lược mà với Việt Nam nó là trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung nhưng với Trung Quốc chỉ là một trong số rất nhiều chiến lược, hoặc chỉ là một bộ phận nhỏ trong chiến lược lớn của họ.

Thứ hai, Việt Nam cần điều chỉnh, thay đổi những quy định đã bộc lộ khiếm khuyết, bất cập khi triển khai, gây bất lợi hoặc có thể để lại hậu quả lâu dài trong hợp tác kinh tế, thương mại với các đối tác nước ngồi, trong đó có Trung Quốc. Những điều chỉnh như đã làm với Luật Đấu thầu, việc giá đấu thầu thấp không phải là ưu tiên số 1 sẽ hạn chế khả năng thắng thầu của các nhà đầu tư Trung Quốc vốn thường xuyên sử dụng lợi thế này nhưng sau đó tăng vốn trong q trình thực hiện, cần được tiếp tục tiến hành trong các lĩnh vực khác. Các tiêu chuẩn về môi trường, công nghệ trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng được nâng cao và thực hiện nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn các dự án có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, trình độ cơng nghệ thấp.

Trước những yêu cầu mới từ phía Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải thay đổi lại tư duy, tổ chức sản xuất hướng tới nông sản chất lượng cao. Đồng thời, chú trọng xây dựng quảng bá và bảo hộ thương hiệu sản phẩm chứ khơng chỉ tập trung vào vấn đề tìm đối tác và mở văn phòng đại diện ở nước sở tại.

92

PHẦN KẾT LUẬN

Quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam và cũng là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Với Việt Nam, Trung Quốc là một nước láng giềng có chung cả đường biên giới trên đất liền và trên biển, có tầm quan trọng và ảnh hưởng hàng đầu đối với chính trị, kinh tế, an ninh của Việt Nam. Quan hệ Việt – Trung những năm gần đây đã phát triển trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thành công, chấm dứt thời kỳ “giấu mình chờ thời” với bên ngồi, trở thành một trong những nhân tố quan trọng làm thay đổi tương quan so sánh sức mạnh giữa các lực lượng chủ chốt, làm thay đổi cục diện khu vực và gây ra biến động trong cấu trúc quyền lực của khu vực và thế giới. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đưa mục tiêu thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, “phục hung vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”, theo đó thực hiện hàng loạt điều chỉnh chiến lược đối ngoại với bên ngồi, đặc biệt là về kinh tế. Với vị trí địa chiến lược đặc biệt, là một nước chủ yếu trong tranh chấp Biển Đông và với những đặc thù riêng của quan hệ hai nước, Việt Nam là nước phải chịu tác động tương đối sớm, toàn diện từ những điều chỉnh này. Những hành động gây căng thẳng, thậm chí xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc đối với các nước có tranh chấp ở Biển Đơng trong những năm gần đây, điển hình là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 (năm 2014) là biểu hiện hay là hệ quả rõ ràng nhất của một Trung Hoa đã trỗi dậy, công khai thể hiện sức mạnh và tham vọng giành ngôi vị lãnh đạo khu vực và thế giới.

Mức độ nguy hại và tác động đến cục diện tranh chấp Biển Đơng của sự kiện giàn khoan có thể không bằng so với việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, song với những gì diễn ra ở thời điểm đó, sự kiện giàn khoan được coi như là một dấu mốc trong quan hệ Việt – Trung kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Nếu như đối với chính trị ngoại giao, sự kiện này như một “tai biến lớn” gây căng thẳng, làm gián đoạn các hoạt động từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội một

93

thời gian, đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược và hành động của Trung Quốc ở Biển Đơng thì đối với lĩnh vực kinh tế, như người viết đã phân tích thì nó chỉ là một biến cố gây sốc nhất thời, không làm thay đổi quá lớn về xu hướng lớn về hợp tác giữa hai quốc gia đến thời điểm hiện tại.

Sau năm 2014, về tổng thể, quan hệ hai nước đã trở lại quỹ đạo phát triển mà người viết dùng trong bài nghiên cứu này với thuật ngữ trạng thái “bình thường mới”. Quan hệ chính trị ngoại giao được tăng cường thơng qua các chuyến thăm cấp cao, tăng cường và đa dạng các cơ chế hợp tác giữa hai đảng. Phía Trung Quốc đã có những việc làm cụ thể để cải thiện nền tảng xã hội của mối quan hệ, đẩy hợp tác nghiêng về lĩnh vực dân sinh. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi tồn tại trong quan hệ Việt – Trung chưa được giải quyết nên những chuyển biến trong quan hệ chính trị, văn hóa – xã hội như trên chưa đủ để thay đổi quan hệ Việt – Trung từ tầng sâu. Quan hệ kinh tế và các hợp tác khác tiếp tục được tăng cường trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh và khuyến khích Việt Nam tham gia tích cực vào chiến lược Vành đai và con đường.

Từ sau năm 2014, những vấn đề tồn tại trong quan hệ Việt – Trung đã bộc lộ rõ ràng hơn và được chú ý hơn trong dư luận Việt Nam. Vấn đề đặt ra không chỉ là mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế mà lớn hơn đó là lợi ích thực sự trước mắt và lâu dài của Việt Nam trong hợp tác với Trung Quốc, không chỉ là giải quyết những hậu quả do hợp tác trước đó để lại mà cịn là hạn chế và ngăn chặn tình trạng này lặp lại trong tương lai khi mà Trung Quốc đang thực hiện việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Đối với Biển Đơng, Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động uy hiếp đến an ninh, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi tình thế ở Biển Đơng đang có lợi cho họ. Họ cản trở, gây khó khăn cho Việt Nam trong khai thác, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của Việt Nam, đến công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

94

Sự phát triển của quan hệ Việt – Trung sau hơn 30 năm bình thường hóa cũng như trở lại trạng thái “bình thường mới” sau sự kiện giàn khoan Hải dương 981 là kết quả của việc hai bên tận dụng và khai thác những lợi thế, tài nguyên. Thực trạng hợp tác, những vấn đề tồn tại đã bộc lộ cho thấy nếu khơng có sự chuyển hướng và nâng cấp về mơ hình, cách thức hợp tác, nếu khơng hướng đến chia sẻ lợi ích thì dư địa phát triển sẽ càng hẹp, không những không giải quyết được vấn đề tồn tại mà cịn có thể phát sinh thêm vấn đề mới. Vì vậy, mức độ khó, mức độ phức tạp trong việc xử lý quan hệ Việt – Trung ngày càng lớn. Trong một trật tự thế giới đang trong quá trình tái thiết với nhiều diễn biến nhanh chóng, khó đốn định, tỉnh rủi ro cao hơn, tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc song song với việc bảo đảm an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích phát triển là một bài tốn khó mà Việt Nam buộc phải có lời giải bằng chính nội lực, bằng sự mạnh lên của mình.

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Quang Anh (2018), “Báo Trung Quốc: Sẽ tập trận trên Biển Đông, Hoa Đông

mỗi tháng một lần”,

2. Nguyễn Thái Anh - Quốc Dũng (2014), “Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo”, Nxb Văn học.

3. Tân Bình, “Trung Quốc rầm rộ tập trận cách Đà Nẵng 75 hải lý, Mỹ tăng cường tuần tra Biển Đông”, https://trithucvn.org/the-gioi/my-tuyen-bo-tuan-tra-

bien-dong-hang-thang-trung-quoc-tap-tran-cach-da-nang-chi-139km.html/amp

4. Nguyễn Bá Diến (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ

quyền biển đảo”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Phạm Thùy Dương, Nguyễn Thị Xuân, “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng

hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”, bài viết được đăng tải trên tạp chí Tài

chính, 04/03/2018

6. Nguyễn Quang Dy, (2018), “Việt Nam và đối đầu Mỹ - Trung (P3)”, Bài viết

được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu qc tế, truy cập ngày 15/10/2020

7. Khải Đăng (2019), ““Mở lối” bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”, bài viết được đăng trên báo điện tử của Bộ Nông nghiệp Việt Nam.

8. Trọng Giáp, (2015), “Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường

Sa”, online: VnExpress,

9. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, “Tập bàn góp quan hệ quốc tế”, Nxb.

Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2013, tr. 257

96

11. Hồng Hà, “Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc, nhìn lại 10 năm và

triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (40), 2001, tr. 15

12. Nguyễn Hùng, “Biển Đơng “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri – La 2015”, bài

viết được đăng trên báo điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.

13. Lương Thu Hương, Nguyễn Văn Thịnh, “Gạn đục, khơi trong vốn đầu tư

từ Trung Quốc”, 22/04/2018

14. Nguyễn Thị Phương Hoa, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ sau sự kiện

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 (năm 2014)”, Viện Hàn

lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020,

15. Lê Kiên, “20 cuộc giao thiệp, Trung Quốc vẫn ngoan cố”, bài viết được đăng

trên báo Tuổi trẻ.

16. Tô Minh, Hữu Hưng (2017), “Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Trung

Quốc”, bài viết được đăng trên Báo Nhân dân, 09/05/2017

17. D. Ngọc, “Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên đường thăm Trung Quốc”, bài

viết được đăng trên báo Người lao động điện tử vào ngày 11/05/2017.

18. An Ngọc, “Những con số không thể bỏ qua về quan hệ Thương mại Việt Nam

– Trung Quốc”, 15/02/2016

Anh Ngọc, “G7 lên án hoạt động bồi đắp ở Biển Đông”, online: Báo VnExpress,

19. Đinh Kim Phúc (2010), “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”, Nxb Tri thức.

20. Nguyễn Việt Phương (2018), “Nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông:

Kế hoạch liều lĩnh của Trung Quốc”, bài viết được đăng trên trang Nghiên cứu Biển Đông, ngày 28/05/2018

97

21. Phương Nguyễn, “Nhìn lại quan hệ Việt – Trung năm 2015 và dự báo năm

2016”. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3/2016, tr. 29,

22. Đặng Đình Q (2012), “Tranh chấp Biển Đơng: luật pháp, điạ chính trị và

hợp tác quốc tế”, Nxb Thế giới.

23. Nguyễn Thị Quế, “Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu

thế kỷ XXI”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020

24. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo, “Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái

phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và phản ứng của cộng đồng quốc tế”,

25. Susan L. Shirk, “Gã khổng lồ mất ngủ”, Nxb. Hội Nhà văn, tr. 20

26. Trần Việt Thái (2019), “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới”, Học viện Ngoại giao, 23/09/2019

27. Phương Thảo (2018), “Trung Quốc hứa viện trợ quân sự 100 triệu USD cho

Campuchia”, bài viết được đăng trên Tạp chí Tri thức trực tuyến

28. Hồng Thủy (2018) “Phân tích đáng chú ý về việc Trung Quốc bỏ giới hạn

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 89 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)