MỘT VÀI DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 86 - 89)

6. KẾT CẤU NIÊN LUẬN

3.2 MỘT VÀI DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

KINH TẾ

Từ những phân tích về cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn từ quốc tế, khu vực cũng như của bản thân mỗi nước như đã nêu trên, dưới đây người viết xin đưa ra một số dự báo chung về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế trong thời gian sắp tới. Trước hết, cuộc canh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mở rộng về quy mô, quyết liệt về mức độ và động chạm đến tầng sâu, lợi ích cốt lõi của mỗi nước. Vì vậy, sự phản ứng của mỗi nước sẽ linh hoạt và khó lường hơn, nhu cầu tập hợp lực lượng, tìm kiếm biện pháp trước mắt và lâu dài sẽ lớn hơn, từ đó sẽ tác động đến quan hệ song phương của mỗi nước cũng như cục diện khu vực và quốc tế. Trung Quốc tuy đã có sự vươn lên mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực, song không phải là khơng có điểm yếu. Ngồi lực cản từ bên ngồi đối với việc thực hiện thành cơng những chiến lược và mục tiêu lớn căn bản, bản thân Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự đồng thuận, dao động về mục tiêu khi công cuộc cải cách đang đi vào vùng nước sâu liên quan đến giải quyết những vấn đề về kinh tế và xã hội để đảm bảo ổn định, an ninh trong nước. Trong khi đó, chiến lược ngoại giao Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, bao gồm: Một là, kiên trì sự tự tin của nước lớn, kiên trì bảo vệ an ninh chủ quyền và lợi ích phát triển của đất nước; Hai là, hồn thiện bố cục ngoại giao, xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu; Ba là, thúc đẩy xây dựng chiến lược “Vành đai và Con đường”, thúc đẩy cục diện mở cửa đối ngoại toàn diện đi vào chiều sâu; Bốn là, tham gia quản lý tồn cầu, tích cực dẫn dắt phương hướng thay đổi của trật tự quốc tế; Năm là, thúc đẩy cải cách cơ chế và thể chế đi vào chiều sâu, tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài ngoại giao [34, tr. 13]. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tự do lựa chọn chính sách và hành động đối với các vấn đề trong nước và quốc tế của Trung Quốc, tuy nhiên, khơng loại trừ tình huống họ sẽ dùng vấn đề bên ngồi để hịa giải mâu thuẫn bất đồng bên trong.

Với những mục tiêu đã đặt ra, Việt Nam cũng cần môi trường xung quanh ổn định, có lợi cho sự phát triển. Cho dù quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trong

87

và ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga ngày càng phát triển toàn diện, song quan hệ với Trung Quốc vẫn được xác định là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, vẫn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đơng lại có liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia, liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đến ổn định trong nước nên Việt Nam cần thận trọng trong từng bước đi.

Từ tình hình trên có thể đưa ra dự báo cho đến khoảng năm 2025, quan hệ Việt – Trung duy trì cục diện về tổng thể là ổn định nhưng khơng loại trừ tình huống xảy ra căng thẳng, tạm thời gián đoạn như năm 2014. Nhưng điều đáng chú ý là sau mỗi lần quan hệ Việt – Trung trở về trạng thái “bình thường mới”, sự cố Trung Quốc gây ra cho quan hệ hai nước có thể nghiêm trọng hơn, mức độ tổn thương sẽ lớn hơn. Chính sách đối với Việt Nam nằm trong tổng thể chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là duy trì mơi trường xung quanh ổn định, phục vụ cho mục tiêu an ninh, phát triển, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Về chiến lược, Trung Quốc muốn Việt Nam nằm trong phạm vi ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, và là vùng đệm về an ninh ở phía Nam. Trung Quốc lo ngại Việt Nam ngả theo phía Mỹ, gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và phát huy vai trị ngày càng lớn trong tổ chức ASEAN. Vì vậy, một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ với Việt Nam vốn đã được định vị là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt” mà người viết đã đề cập ở Chương 1; tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, nhấn mạnh những điểm tương đồng, nhấn mạnh “đại cục” này, coi đó là nền tảng để phát triển quan hệ hai nước và là cơ sở để thúc đẩy giải quyết thuận lợi các vấn đề bất đồng và khác biệt, cũng là để tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách ảnh hưởng đến sự phát triển và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhất là với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, gây khó khăn cho Việt

88

Nam trong quan hệ với Lào, Campuchia, từ đó gây khó khăn cho Việt Nam ngay tại khu vực Đông Nam Á, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Từ sau Đại hội XVIII đến nay, với những gì đã diễn ra ở Trung Quốc có thể thấy, ơng Tập Cận Bình muốn tạo dấu ấn cá nhân đậm nét trong tiến trình phát triển của Trung Quốc và tạo bước phát triển mang tính lịch sử đối với Trung Quốc như Mao Trạch Đơng và Đặng Tiểu Bình đã từng làm. Vì vậy, trong thời gian nắm quyền và đặc biệt trước khi chuyển giao quyền lực; những mục tiêu như thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” hay “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” và các chiến lược lớn như kế hoạch “Made in China 2025”, chiến lược “Vành đai và Con đường”, chiến lược “xây dựng cường quốc biển”, …đã được đưa ra dưới thời của ơng sẽ phải có kết quả rõ ràng. Ngoài việc thực hiện mục tiêu đưa Trung Quốc phát triển trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thống nhất đất nước cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá đóng góp của ơng Tập Cận Bình đối với lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhiều nhận định của các học giả trong một số tài liệu mà người viết có điều kiện tiếp cận được, trong ngắn hạn, Trung Quốc khó có thể sử dụng biện pháp dùng vũ lực để thống nhất đất nước nhất là trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh ngày càng can thiệp sâu vào vấn đề của Đài Loan và vùng biển Hoa Đông cũng như xung đột biên giới Trung - Ấn căng thẳng như hiện nay. Mặc dù phía Trung Quốc cũng có nhiều tun bố cứng rắn liên quan đến sử dụng vũ lực hoặc răn đe (ngày 18/12/2018, khi được phóng viên hỏi ý kiến về sự việc máy bay quân sự của Đại lục đi vòng qua Đài Loan mang theo đầu đạn có khả năng thực chiến, người phát ngơn Bộ Quốc phịng Trung Quốc Ngơ Khiêm nói: “Điều tơi muốn nhấn mạnh ở đây là chống tái thống nhất bằng vũ lực chỉ có con đường cụt”)89 [49] nhưng thực tế với tính chất phức tạp của vấn đề, Trung Quốc sẽ ưu tiên sử dụng biện pháp hịa bình thay vì

89 焦国庆 (2018), “2018年12月国防部例行记者会文字实录” (Jiao Guoqing, “Biên bản họp báo thường kỳ Bộ CHQS tỉnh tháng 12 năm 2018”), http://www.mod.gov.cn/shouye/2018-

89

dùng vũ lực. Trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, với nhiều yếu tố chi phối như giá trị chiến lược, tương quan lực lượng …, Trung Quốc có thể sẽ khơng lựa chọn gây ra biến cố lớn đối với vấn đề đảo Điếu Ngư/ Senkaku, mà lựa chọn ở Biển Đơng bởi Biển Đơng có vị trí quan trọng trong chiến lược nước lớn khơng chỉ của Trung Quốc như xây dựng cường quốc biển, chiến lược Vành đai và con đường, ngoài ra khu vực này cịn có vị thế địa – chính trị, địa – chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Dưới đây là một số khuyến nghị và đề xuất đối với quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)