Các nước ngày càng chú trọng đến chi khuyến khích tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu này, các nước thực hiện thông qua các biện pháp như: nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời; lập quỹ thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng và lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ơ nhiễm.
Trong đó, đổi mới cơng nghệ được xem là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ mơi trường. Do đó, trong bối cảnh khoa học cơng nghệ
ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập trở thành xu thế tất yếu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt thì chính sách phát triển khoa học và cơng nghệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế xanh được các nước đặc biệt coi trọng.
2.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một trong số các nước đứng đầu trong OECD về chi NSNN cho nền kinh tế xanh, với mức chi cho KHCN hàng năm chiếm khoảng 8% tổng chi ngân sách.
Trong các khoản chi cho môi trường nhằm hướng tới nền kinh tế xanh của Nhật Bản thì chương trình khuyến khích sáng kiến xanh là một nội dung quan trọng và là nội dung kết hợp giữa chính sách kinh tế, mơi trường và cơng nghiệp. Theo đó, khu vực tư nhân và người tiêu dùng cùng phối hợp chặt chẽ để thay đổi lối sống. Cùng với nhiều sáng kiến xanh của các nhà sản xuất, Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp kích thích nhu cầu về cơng nghệ và sản phẩm thân thiện với mơi trường, như chương trình điểm sinh thái và mua sắm cơng xanh.
Trong năm 2007, đầu tư của Nhật Bản vào Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường chiếm 3,4% GDP, tăng 0,4% so với năm 2000. Trong giai đoạn 2008-2009, Nhật Bản chi ngân sách 370 tỷ JPY nhằm khuyến khích tiêu thụ xe xanh và 100 tỷ JPY nhằm khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Cả hai khoản chi này đều nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp nhằm hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nhằm hỗ trợ sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, Nhật Bản chi hỗ trợ chi phí lắp đặt các tấm quang điện và các thiết bị tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và sinh khối – vật liệu sinh hoạt từ sự sống – trong nơng nghiệp; chăm sóc rừng để tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính và hỗ trợ cho đầu tư xanh ở cấp địa phương thông qua Quỹ thỏa thuận xanh địa phương.
Từ giữa năm 2009, Nhật Bản khởi động chương trình điểm sinh thái với kinh phí từ NSNN đạt 100 tỷ JPY (1 tỷ USD) trong năm 2014, giúp khuyến khích các hộ gia đình mua sắm các trang thiết bị tiết kiệm điện như ti vi, tủ lạnh, điều hòa… Người tiêu dùng được nhận điểm khi mua sắm thiết bị điện tùy theo hiệu suất tiết
kiệm điện của thiết bị. Điểm này được tích lũy và dùng để mua sắm các hàng hóa khác trong cả nước. Bên cạnh đó, Nhật Bản cịn chi ngân sách cho các chương trình nghiên cứu mơi trường tồn cầu, quản lý chất thải và chương trình giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế (3R); khuyến khích việc làm trong thị trường hàng hóa và dịch vụ mơi trường; nâng cao khả năng tiếp cận được các dịch vụ môi trường, năng lượng và giao thông vận tải giữa các vùng hay giữa vùng nội thành và ngoại ô…
Kết quả đạt được
Với chương trình khuyến khích tiêu thụ xe xanh và sản phẩm thân thiện với môi trường, trong năm 2008 và 2009, doanh số ô tô xanh bán ra đạt 690.000 chiếc chỉ trong 2 năm thực hiện.
Nhờ có các khoản chi hướng tới nền kinh tế xanh, công nghệ sản xuất tại Nhật Bản được khuyến khích chuyển đổi từ chế độ kiểm sốt ơ nhiễm môi trường truyền thống sang công nghệ phi truyền thống có liên quan đến nền kinh tế xanh.
Bên cạnh đó, 70% chính quyền địa phương và người dân đã cam kết thực hiện tiêu dùng xanh. Việc khuyến khích tiêu dùng xanh góp phần giảm lượng khí thải CO2 của Nhật Bản. Theo số lượng của Bộ Tài ngun và mơi trường, nhờ chương trình này mà lượng khí thải CO2 đã giảm 412.390 tấn CO2, tương đương với lượng khí thải CO2 của 239.000 hộ gia đình.
Ngồi ra, việc thực hiện tiêu dùng xanh cũng đã giúp Nhật Bản đạt được 89,6% đối với các chỉ tiêu về tiêu chuẩn mơi trường về nhu cầu oxy sinh hố và nhu cầu oxy hố học liên quan đến việc duy trì mơi trường sống. Tỷ lệ bao phủ dân cư của hệ thống xử lý nước thải ở Nhật Bản đạt 91,4% năm 2018, tăng so với mức 90% của năm 2012 và mức 75% của năm 2001 (Bộ Tài nguyên và môi trường Nhật Bản, 2020).
2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc đang thực hiện chuyển đổi sang chiến lược tăng trưởng sạch dựa trên sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc hướng tới nguồn năng lượng có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao, với nội dung cơ bản gồm: phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt
quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.
Sau khủng hoảng kinh tế tồn cầu, trong gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT, Trung Quốc đã chi 210 tỷ NDT cho các dự án tiết kiệm năng lượng, giảm lượng phát thải, tái chế và bảo vệ môi trường. Năm 2010, Trung Quốc đã chi 244,198 tỷ NDT cho môi trường, tăng 26,3% so với năm 2009 và chiếm 2,7% tổng chi ngân sách. Trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc chi 3.000 tỷ NDT (450 tỷ USD) cho việc bảo vệ môi trường.
Trung Quốc cũng đã thành lập quỹ thưởng chuyên biệt từ ngân sách nhà nước để thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp khác như:
- Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (2009): Tháng 8/2009, Trung Quốc đã khởi động chương trình hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi 10 loại sản phẩm thuộc nhóm tiết kiệm năng lượng loại 1 và loại 2. Các sản phẩm này bao gồm điều hòa, tủ lạnh, Tivi màn hình phẳng, máy giặt, đồ điện gia dụng… Tiêu chuẩn hỗ trợ tài chính được xác định qua mức giá chênh lệch giữa sản phẩm tiết kiệm năng lượng với các sản phẩm phổ thơng. Ví dụ, sử dụng máy điều hòa tiết kiệm năng lượng loại 2 được hỗ trợ từ 300-650 NDT/bộ, loại 1 được hỗ trợ 500-850 NDT/bộ.
-Thành lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ơ nhiễm (2007): Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện các chính sách trợ cấp nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái sinh thơng qua các chương trình, dự án quốc gia như: Tài trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án “Mặt trời vàng” thực hiện trong giai đoạn 2009-2011; Hỗ trợ, khuyến khích thực hiện “Kế hoạch mái nhà năng lượng mặt trời”4.
4Hỗ trợ tài chính cho các cơng trình ứng dụng điện quang, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật và đổi mới cơng nghệ; khuyến khích chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ tài chính.
- Quỹ hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng mới đối với xe ô tô: Để thúc đẩy việc tiết kiệm và chuẩn hóa xe năng lượng mới, ngành cơng nghiệp ơ tơ của Trung Quốc nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu, tháng 2/2009 Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm hỗ trợ tài chính 1 lần cho xe ơ tơ tiết kiệm năng lượng và xe sử dụng năng lượng mới tại 13 thành phố. Xe buýt thành phố có chiều dài trên 10m được coi là đối tượng trợ cấp trọng tâm; xe khách và xe thương mại nhẹ, xe có động cơ hỗn hợp và xe tiết kiệm nhiên liệu được phân thành 5 cấp độ và mức hỗ trợ đối với cấp độ cao nhất của mỗi loại xe là 50.000 NDT, xe động cơ điện hoàn toàn được hỗ trợ 60.000 NDT.
Bên cạnh đó, Trung Quốc dành 15 tỷ USD cho chương trình phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng mới trong giai đoạn 2011- 2020, cung cấp các khoản trợ cấp cho các hộ gia đình mua tấm lợp năng lượng mặt trời hoặc máy phát điện gió nhỏ và tiết kiệm năng lượng được coi trọng hơn trong mua sắm chính phủ.
Trong giai đoạn 2016-2020, Trung Quốc đã chi 78,3 tỷ NDT trong quỹ phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm nước để hỗ trợ quốc gia phát triển công tác phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm nước ở các lưu vực sông trọng điểm, bảo vệ môi trường sinh thái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước ngầm và khắc phục ô nhiễm… Trung Quốc cũng dành 13,2 tỷ NDT để hỗ trợ 28 thành phố bao gồm Đan Đông, Liêu Ninh và Liên Vân Cảng, Giang Tô thực hiện "Hành động cải tạo Vịnh Xanh", hỗ trợ ba tỉnh và một thành phố ở Vành đai Bột Hải thực hiện quản lý toàn diện Biển Bột Hải, và thực hiện các dự án bảo vệ và phục hồi bờ biển.
Kết quả đạt được: Chi ngân sách nhà nước nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
của Trung Quốc có tác động đến chất thải gây ô nhiễm. Đặc biệt, đối với ba loại khí thải: SO2, COD (nhu cầu ơ xy hố học) và bồ hóng thì ảnh hưởng gián tiếp từ mức chi ngân sách của chính phủ là yếu tố quyết định tổng ảnh hưởng. Tác động gián tiếp của chi ngân sách cịn phụ thuộc vào ảnh hưởng của GDP bình qn đầu người đến chất lượng mơi trường. Khi GDP bình qn đầu người tăng thì lượng phát thải SO2 và bồ hóng có xu hướng giảm, trong khi lượng phát thải COD có xu hướng tăng (Zhang và các cộng sự, 2017).
Các khoản chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc có tác động tích cực đến hoạt động mơi trường (Lin 2010), nhưng hiệu quả của các khoản chi này còn tương đối thấp theo quan điểm về hiệu quả dịch vụ của quỹ (He và cộng sự, 2011). Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách cũng khác nhau ở các khu vực, các tỉnh (Jin và các cộng sự, 2011).
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc về khoa học và công nghệ. Đây là kết quả của việc lập kế hoạch có trọng tâm, các chính sách khuyến khích khoa học và cơng nghệ được thực thi có hiệu quả, trong đó, phải kể đến chi ngân sách cho khoa học công nghệ nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Các yếu tố này đã thúc đẩy sự tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cơng nghệ thành phố thơng minh và hình thành liên minh khoa học.
2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sau khi ban hành luật thúc đẩy phát triển năng lượng thay thế năm 1987, Hàn Quốc đã chi ngân sách 4,8 tỷ USD cho ngành công nghiệp năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Chính sách này thúc đẩy đầu tư trong ngành công nghiệp này từ các hoạt động cung cấp tài chính hỗ trợ hành chính. Theo đó, thị phần năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng đã tăng từ 0,4% năm 1990 lên 2,6% năm 2010.
Để trở thành một trong những quốc gia đi đầu về nền kinh tế xanh, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% gói kích thích kinh tế giai đoạn 2008-2010 (khoảng 38,1 tỷ USD – 4,1% GDP) để chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh.
Chính phủ đã thơng qua kế hoạch đầu tư 5.000 tỷ KRW vào năm 2008 để phát triển lĩnh vực năng lượng xanh đến năm 2012 nhằm chi cho việc nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời.
Bên cạnh đó, để đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng là 2,7% (năm 2009), 3,78% (năm 2013) và 6,08% (năm 2020), trong giai đoạn 2009- 2013, Hàn Quốc đã chi ngân sách khoảng 141,1 tỷ USD đầu tư cho công nghệ xanh tập trung vào 27 lĩnh vực cơng nghệ chính như dự đốn biến đổi khí hậu và xây
dựng mơ hình, tấm năng lượng mặt trời điện quang, tái sử dụng rác thải, lưu giữ các-bon.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc đưa ra gói kích thích 38,1 tỷ USD nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó dành 81% cho mục tiêu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng với 10,5 tỷ USD đầu tư cải tạo các dịng sơng; 5,8 tỷ USD cho mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng; 1,8 tỷ USD cho trồng rừng. Trong giai đoạn 2008-2012, Hàn Quốc còn chi gần 40 tỷ USD cho phát triển lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật xanh cùng công nghiệp mũi nhọn, với 577 sáng kiến và 7 lĩnh vực ưu tiên: công nghệ then chốt để phát triển các ngành công nghiệp mới; cơng nghiệp ơ tơ, đóng tàu, bán dẫn; các ngành dịch vụ dựa trên tri thức; công nghệ do nhà nước làm chủ (quốc phịng, hạt nhân và vũ trụ); cơng nghệ kiềm chế dịch bệnh và thảm họa nano; công nghệ năng lượng tái tạo; cơng nghệ cơ bản như chíp điện tử, rơ bốt thơng minh.
Kết quả đạt được
Kết quả của các khoản chi cho năng lượng sơ cấp và sử dụng năng lượng hiệu quả là đã có tương ứng 1.410 và 469 ứng dụng được cấp bằng sáng chế. Với khoản chi cho năng lượng mới và năng lượng tái tạo, số lượng việc làm trong ngành này đã được tạo thêm là 30.065 việc làm trong giai đoạn 2008-2011.
Như vậy, chi ngân sách của Hàn Quốc nhằm hướng tới nền kinh tế xanh đã khuyến khích thúc đẩy năng lượng mới và năng lượng tái tạo không chỉ tăng mức đầu tư tư nhân và xuất khẩu trong ngành này mà cịn tác động tích cực trong việc tạo lập việc làm mới.
Tổng chi ngân sách cho khoa học hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc chiếm tới 16% tổng chi ngân sách cho khoa học và cơng nghệ. Nhờ đó, số lượng bằng phát minh sáng chế của Hàn Quốc trên thị trường quốc tế trong giai đoạn 2008-2013 tăng trung bình 10,3%/năm. Các ngành công nghiệp xanh đã nhanh chóng được hình thành. Tính theo cơ chế cấp giấy chứng nhận xanh, năm 2014, Hàn Quốc cấp mới được 1.390 giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001, đưa tổng số doanh nghiệp được cấp ISO ở Hàn Quốc lên 8.018 doanh nghiệp. Bên cạnh đấy, việc mở rộng chính sách quản lý xanh trong các doanh
nghiệp đã góp phần giảm thải ơ nhiễm ra mơi trường của các doanh nghiệp sản xuất. Trong các ngành công nghiệp chế tạo, mức độ ô nhiễm giảm dần và ngành công nghiệp thân thiện với môi trường đã tăng dần tỷ trọng trong tổng doanh thu của tồn ngành cơng nghiệp (từ mức 0,96% năm 2009 lên 14,4% năm 2013) (Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, 2013).
Các chính sách tăng chi cho R&D của Hàn Quốc đã tạo động lực thúc đẩy khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hàn Quốc. Thứ hạng cạnh tranh tồn cầu về khoa học cơng nghệ của Hàn Quốc đã tăng. Nếu như năm 1990, Hàn Quốc đứng thức 36 về thứ hạng cạnh tranh quốc gia, đứng thứ 33 về cạnh tranh công nghệ và đứng thứ 26 trên thế giới về khoa học thì năm 2014, Hàn Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về cạnh tranh khoa học và công nghệ.