Danh mục khí thải và mức khí thải ơ nhiễm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu 1.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT-Luan an Tien si-đã chuyển đổi (Trang 55)

Giá trị ơ nhiễm Giá trị ơ

Khí thải Khí thải nhiễm

(1000g)

(1000g)

1. Lưu huỳnh đioxit (sulfur dioxide) 0,95 23. Xylen 0,27

2. Oxit nitơ (nitrous oxide) 0,95 24. Benzo (a) pyren 0,000002

3. Carbon monoxide 16,7 25. Formaldehyd 0,09

4. Khí clo 0,34 26. Acetaldehyd 0,45

5. Clorua hydro 10,75 27. Acrolein 0,06

6. Fluoride 0,87 28. Metanol 0,67

7. Hydro xyanua 0,005 29. Phenol 0,35

8. Sương mù axit sunfuric 0,6 30. Khói nhựa đường 0,19

9. Sương mù axit cromic 0,0007 31. Anilin 0,21

10. Thủy ngân và các hợp chất của nó 0,0001 32. Clorobenzenes 0,72

11. Bụi thông thường 4 33. Nitrobenzene 0,17

12. Bụi amiăng 0,53 34. Acrylonitril 0,22

13. Bụi thủy tinh 2,13 35. Vinyl clorua 0,55

14. Bụi Carbon đen 0,59 36. phosgene 0,04

15. Chì và các hợp chất của nó 0,02 37. Hydrogen sunfua 0,29

16. Cadmium và các hợp chất của nó 0,03 38. Amoniac 9,09

17. Berili các hợp chất của nó 0,0004 39. Trimethylamine 0,32

18. Niken và các hợp chất của nó 0,13 40. Methyl mercaptan 0,04

19. Thiếc và các hợp chất của nó 0,27 41. Methyl sunfua 0,28

2,18 42. Dimethyl 0,28

20. Bụi khói disulfide

21. Benzen 0,05 43. Styrene 25

22. Toluen 0,18 44. Carbon disulfide 20

Nguồn: Luật BVMT

Cách thức tính thuế khí thải được thực hiện như sau: + Bước 1: Tính số lượng khí thải ơ nhiễm

+ Bước 2: Sắp xếp thứ tự mức độ ô nhiễm từ cao đến thấp

+ Bước 3: Tính mức thuế khí thải phải nộp đối với 3 loại khí thải ơ nhiễm cao nhất.

Số lượng khí thải ơ nhiễm = Số lượng khí thải ÷Giá trị ơ nhiễm

Thuế khí thải cần nộp = Số lượng khí thải ơ nhiễm (top 3) x Mức Thuế tương ứng

Trung Quốc cũng quy định các trường hợp được miễn, giảm thuế khí thải, cụ thể:

Các trường hợp được miễn thuế khí thải: (i) Thải chất ô nhiễm chịu thuế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (không bao gồm canh tác quy mô lớn); (ii) Thải chất ô nhiễm lưu động chịu thuế từ các loại xe cơ giới, đầu máy xe lửa, máy móc thiết bị khơng vận hành trên đường bộ, tàu và máy bay…; (iii) Thải chất ô nhiễm chịu thuế từ trung tâm xử lý rác thải được thành lập theo quy định của pháp luật, có mức độ thải chất ơ nhiễm khơng vượt q tiêu chuẩn xả chất gây ô nhiễm của Quốc gia và của địa phương; (iv) Đối tượng nộp thuế tổng hợp tận dụng chất thải rắn, phù hợp với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Quốc gia và địa phương.

Các trường hợp được giảm thuế khí thải: (i) Nếu khí thải ô nhiễm của đối tượng nộp thuế dưới 30% tiêu chuẩn xả chất gây ô nhiễm của quốc gia và địa phương, thì thuế BVMT sẽ đánh thuế ở mức 75%; (ii) Nếu khí thải ơ nhiễm của đối tượng nộp thuế dưới 50% tiêu chuẩn xả chất gây ô nhiễm của quốc gia và địa phương, thì thuế BVMT sẽ đánh thuế ở mức 50%.

Trong trường hợp được giảm thuế, lượng khí thải được đo bằng các thiết bị đo lường tự động, được đối tượng nộp thuế lắp đặt theo quy định của Chính phủ. Đây là mức khí thải trung bình của 1h (giờ) trong tháng; hoặc là mức khí thải trung bình trong tháng theo máy đo của cơ quan đo lường tiến hành đo lường mỗi tháng (Điều 10, Điều lệ thực hiện Luật BVMT). Lượng khí thải được tính riêng đối với từng cửa/ống thải khí (Điều 11, Điều lệ thực hiện Luật BVMT).

+ Thuế khí thải được tính theo từng tháng, được kê khai và nộp hàng q. Nếu khơng thể được tính theo một khoảng thời gian cố định thì người nộp thuế có thể xin nộp thuế theo lần.

+ Đối tượng nộp thuế khi khai báo thuế cần cung cấp cho cơ quan thuế vụ loại khí thải ơ nhiễm, số lượng khí thải ô nhiễm, và các thông tin khác do cơ quan thuế vụ yêu cầu căn cứ theo tình hình thực tế của đối tượng nộp thuế (Điều 18, Luật

+ Thời gian khai báo thuế khí thải là trong vịng 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đối tượng nộp thuế phải chịu trách nhiệm về tính chân thực và tính hoàn thiện khi khai báo thuế (Điều 19, Luật BVMT).

+ Cơ quan thuế vụ phụ trách tổ chức khai báo thuế, đối chiếu thơng tin liên quan tới thuế khí thải, tổ chức thu thuế.

+ Cơ quan chủ quản BVMT chịu trách nhiệm quản lý đo lường khí thải ơ nhiễm; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý đo lường khí thải.

+ Chính quyền địa phương cấp Huyện trở lên tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu thuế BVMT; kịp thời phối hợp, điều hòa, giải quyết các vấn đề quan trọng trong công tác thu thuế BVMT.

+ Cơ quan thuế vụ của Quốc Vụ Viện, cơ quan chủ quản BVMT xây dựng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật “nền tảng/bộ dữ liệu thông tin chung liên quan tới thuế BVMT”, các quy định quy phạm về thu thập thông tin, lưu trữ, truyền tải, tra cứu và sử dụng thông tin dữ liệu.

Nguồn thu thuế khí thải được đưa vào nguồn thu ngân sách của địa phương, thực hiện thu chi tập trung của địa phương.

c. Thuế đối với xe cơ giới

Nhằm hướng đến mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy động nguồn thu cho ngân sách, Trung Quốc đã áp dụng thuế đối với việc mua/bán sử dụng xe cơ giới. Loại thuế này được quy định trong Luật Thuế mua xe cơ giới (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019), theo đó, cá nhân, tổ chức mua xe ơ tơ, xe điện, xe rơ mc và xe máy có dung tích động cơ trên 150cc trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế xe cơ giới, với thuế suất là 10%.

Số thuế phải nộp đối với việc mua xe cơ giới bằng giá tính thuế của xe nhân với thuế suất. Trong đó, giá tính thuế của xe được xác định như sau:

+ Đối với việc mua xe để sử dụng thì giá tính thuế là giá mà người mua xe trả trực tiếp cho người bán, không bao gồm thuế giá trị gia tăng;

+Đối với việc nhập khẩu xe cơ giới thì giá tính thuế là giá phải trả cộng với thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt;

+Đối với trường hợp được tặng, trúng thưởng hay bất cứ hình thức khác thì giá tính thuế được xác định theo giá ghi trên giấy chứng nhận có liên quan tại thời điểm mua xe và khơng tính đến thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Hội đồng nhà nước sẽ quy định các phương án miễn, giảm thuế mua xe, và sau đó, trình uỷ ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc phê duyệt. Nhìn chung, các trường hợp được miễn thuế mua xe cơ giới tại Trung Quốc là:

+ Các xe cơ giới do đại sứ quán, lãnh sự qn nước ngồi tại Trung Quốc, văn phịng của các tổ chức quốc tế tại Trung Quốc và những người liên quan của họ;

+ Các loại xe do Quân đội giải phòng nhân dân và Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân đưa vào kế hoạch đặt hàng;

+ Xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ toàn quốc mang biển số chuyên dùng để cứu nạn, cứu hộ;

+ Xe buýt và xe điện do các công ty vận tải công cộng đô thị mua.

Người nộp thuế phải kê khai thuế và nộp thuế mua xe trong vòng 60 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế, và phải nộp trước khi làm thủ tục đăng ký xe.

Để khuyến khích sử dụng xe năng lượng mới, Trung Quốc đã đưa ra quy định miễn giảm thuế mua xe sử dụng năng lượng mới, được đưa vào danh sách trước ngày 31/12/2020. Việc miễn giảm này được áp dụng trong hai năm 2021 và 2022.

2.1.2.2. Kết quả và bài học rút ra

Nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, hầu hết các nước đều xây dựng các quy định về môi trường. Đứng trước những thách thức toàn cầu của thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu và cuộc chiến năng lượng, Trung Quốc đã khẳng định rõ ràng định hướng của mình: Hướng tới nền kinh tế xanh để đảm bảo sự phát triển

bền vững cho đất nước. Bằng nhiều chiến lược, chính sách đưa ra, Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những thành cơng trong q trình hướng tới nền kinh tế xanh, trong đó có phần khơng nhỏ từ các chính sách thuế hướng tới nền kinh tế xanh mà Trung Quốc áp dụng như thuế tài nguyên, thuế khí thải và thuế mua xe cơ giới.

- Về mặt kinh tế, chính sách thuế tài ngun và thuế khí thải đã góp phần khuyến khích sản xuất và tiêu thụ điện năng lượng mặt trời. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về bình nước nóng năng lượng mặt trời, chiếm gần 2/3 tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời, với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghiệp sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà sản xuất và hộ gia đình.

- Về mặt mơi trường: Việc thực hiện các chính sách thuế trên của Trung Quốc đã cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giải quyết một cách hiệu quả các nguồn chính gây ơ nhiễm mơi trường (Lijie Wang và Jianjun Lu, 2019).

Đối với chất lượng khơng khí, số lượng thành phố cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng khơng khí năm 2018 tăng 6,5% so với năm 2017, tỷ trọng chất lượng khơng khí tốt đạt 79,3%.

Đối với tài nguyên nước ngọt, tỷ trọng nước cấp I-III năm 2018 đạt 71%, tăng 6,5% so với năm 2017.

Bằng ước tính Bayes với các số liệu thu thập được từ Trung Quốc trong giai đoạn 1978-2018, Qianyang Tu và Ying Wang (2021) cho rằng các chính sách thuế hướng tới nền kinh tế xanh ở Trung Quốc góp phần gia tăng đáng kể chất lượng môi trường thông qua việc giảm ô nhiễm.

Một số vấn đề tồn tại

Tuy nhiên, tác động của các chính sách thuế vẫn cịn có hạn chế về đối tượng quản lý và mất cân đối giữa các vùng, gây thiệt hại về kinh tế và phân phối lợi ích mơi trường khơng cơng bằng. Ví dụ như ảnh hưởng của sự kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí của các chính sách thu của Trung Quốc tốt hơn ảnh hưởng ảnh hưởng của kiểm sốt ơ nhiễm nước (Cao và các cộng sự, 2017); có sự khác biệt giữa các khu vực về chi phí và lợi ích của các chính sách này (Wang và các cộng sự, 2017); khu

vực phía Đơng có sự cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế cịn khu vực phía Tây và phía Trung có sự suy giảm về chất lượng tăng trưởng kinh tế (Huang và Gao).

Ngồi ra, các chính sách thuế hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc được đánh giá là có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, khi có tác động làm tiêu dùng, sản lượng, tiền lương và vốn giảm lần lượt là 1,26%, 0,34%, 1,16% và 1,12%., từ đó, làm chậm tốc độ phát triển của Trung Quốc (Qianyang Tu và Ying Wang, 2021).

Bài học rút ra

Để việc thực hiện các chính sách thuế hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc đạt hiệu quả thì cần thiết phải áp dụng thêm một số chính sách tài chính khác nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực mà chính sách thuế này tạo ra (Qianyang Tu và Ying Wang, 2021).

Mục tiêu chính của các chính sách thuế hướng tới nền kinh tế xanh là buộc các cơng ty có liên quan đến năng lượng phải đổi mới cơng nghệ và áp dụng các mơ hình sản xuất sạch để cuối cùng cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, trước tác động tiêu của các loại thuế này đến nền kinh tế, việc áp dụng đột ngột các loại thuế này ở mức cao sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng mạnh. Do đó, để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp, giảm bớt tác động tiêu cực thì cần điều chỉnh mức thuế để tối ưu hóa hiệu quả của các loại thuế này; khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách trợ cấp hoặc ưu đãi.

2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.1.3.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc

Có thể nói trong số những nước có xuất phát điểm và điều kiện tương đồng với Việt Nam thì Hàn Quốc là một trong những quốc gia thực hiện tốt hướng tới nền kinh tế xanh. Nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc lệ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, do đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia sớm tiếp cận với các nghiên cứu và triển khai hệ thống chính sách thuế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh để giải quyết những khó khăn của nền kinh tế. Cụ thể như sau:

a. Thuế đối với năng lượng

Quốc đó là: giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá, cải thiện khả năng tự lực về năng lượng; ngăn chặn sự nóng lên của tồn cầu, bảo tồn môi trường thông qua việc tăng cường quản lý nhu cầu năng lượng; đa đạng hóa năng lượng tái tạo. Theo đó, Hàn Quốc phân biệt việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải và sản xuất điện, áp đặt các loại thuế khác nhau.

Hàn Quốc đánh thuế năng lượng giao thông lần lượt là 529 KRW/L và 375 KRW/L đối với dầu diesel và xăng. Loại thuế này cũng chiếm phần lớn trong số các loại thuế và phí liên quan đến xăng và dầu. Loại thuế này ban đầu được thu dựa trên Đạo luật Thuế vận tải. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2009, do sự cứng nhắc trong hoạt động của hệ thống thuế mục tiêu nên đã đổi sang thuế năng lượng giao thông. Thuế suất đối với thuế năng lượng giao thông được áp dụng linh hoạt trong phạm vi +/- 30% của thuế suất cơ bản nhằm ứng phó linh hoạt với sự biến động của giá dầu.

Thuế đối với năng lượng điện: Hàn Quốc đã đưa thêm than bitum dùng để sản xuất điện vào diện chịu thuế tiêu dùng cá nhân nhằm làm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ năng lượng quá mức do chênh lệch giá tương đối giữa điện và các loại năng lượng khác. Hơn nữa, gánh nặng thuế đối với nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như khí thiên nhiên hố lỏng, dầu hoả và propan đã được giảm xuống nhằm phân phối mức tiêu thụ điện cho các loại năng lượng khác. Do đó, thuế tiêu dùng cá nhân đối với khí thiên nhiên hố lỏng năm 2014 đã giảm từ 60 KRW xuống cịn 42 KRW. Hiện nay, khí thiên nhiên hố lỏng đang bị tính và áp thuế ở mức 96,2 KRW/kg, bao gồm: thuế tiêu dùng cá nhân, thuế nhập khẩu, phí quản lý an tồn và thuế với mức lần lượt là 60 KRW/kg, 24 KRW/kg, 24,8 KRW/kg và 7,2 KRW/kg. Còn thuế đối với năng lượng phát điện áp dụng ở mức 23 KRW/kg kể từ tháng 4/2019.

Thuế suất đối với than bitum được áp dụng linh hoạt, trong đó, đối với than bitum nhiệt lượng cao là 19 KRW/kg và đối với than bitum nhiệt độ thấp là 17 KRW/kg. Sau đó, Hàn Quốc đã tăng mức thuế suất đối với hai loại này, với mức thuế suất lần lượt là 39 KRW/kg và 46 KRW/kg. Đến năm 2019, Hàn Quốc áp dụng thêm thuế đối với than bitum nhiệt độ trung bình, với thuế suất là 33 KRW/kg.

Thuế năng lượng giao thông được gia hạn đến cuối năm 2021 nhằm đảm bảo nguồn lực đầu tư ổn định cho các phương tiện giao thông, cải thiện mơi trường và

phát triển quốc gia. Sau đó thuế năng lượng giao thơng được chuyển thành thuế tiêu dùng cá nhân. Nhằm mở rộng nguồn cung các loại xe thân thiện với môi trường, Hàn Quốc đã gia hạn thời hạn áp dụng miễn thuế tiêu dùng cá nhân đối với xe hybrid từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2021.

b. Phí khí thải

Hàn Quốc đã đưa ra áp dụng thu phí đối với khí thải từ năm 1983 (theo Luật Bảo tồn khơng khí sạch), theo đó các đối tượng chịu phí bao gồm bụi lơ lửng, SO2, NH3…

Mặc dù lượng khí thải NOx ra mơi trường ngày càng tăng cao nhưng loại khí này vẫn nằm trong diện được miễn áp phí. Các cơng ty nhỏ được miễn áp dụng loại

Một phần của tài liệu 1.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT-Luan an Tien si-đã chuyển đổi (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w