Nguồn: WB và tính tốn của tác giả
c. Về mặt xã hội
Chính sách thuế đã góp phần nâng cao ý thức BVMT của tồn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Các chính sách thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ơ nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than…). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, giảm chi phí xử lý ơ nhiễm. Hơn nữa, thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách nhà nước để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về vai trị của mơi trường là mục tiêu lớn nhất mà chính sách hướng tới.
Các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh cũng đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam. Thu nhập bình qn đầu người trong giai đoạn 2002-2018 đã tăng 2,7 lần, và đạt mức 2.700 USD năm 2019, đưa 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm từ hơn 70% năm 2002 xuống cịn dưới 3,75% vào năm 2019, ước tính chỉ ở mức dưới 3% vào năm 2020.
Chính sách thuế đã góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng gây ơ nhiễm mơi trường, do đó, góp phần làm tăng sức khoẻ con người. Tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình năm 2019 là gần 76 tuổi (tăng so với mức 70,5 tuổi trong năm 1990), cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khoẻ tồn dân là 73 – cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế.
3.2.2.2. Kết quả đạt được của chính sách chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh
Trong giai đoạn 2013-2020, chi ngân sách cho BVMT về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ BVMT hướng tới nền kinh tế xanh.
Về mặt mơi trường, đã phịng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm sốt việc nhập khẩu phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
Bên cạnh đó, nhờ các khoản chi ngân sách mà Việt Nam đã duy trì, đảm bảo hoạt động thường xuyên của hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hoạt động quan trắc môi trường ở trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, kịp thời cung cấp số liệu cần thiết về tình trạng mơi trường cho công tác BVMT.
Tuy nhiên, các khoản chi này nhiều năm qua cịn mang tính dàn trải. Trong khi đó, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, BVMT hết sức hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, vẫn cịn nhiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình xử lý chất thải, nước thải chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai, kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý chất thải, nước thải thuộc khu vực cơng ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng. Có những địa phương cịn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp mơi trường để chi cho xây dựng cơ bản, nên dẫn đến tình trạng hạn chế trong nhiệm vụ cần thiết để BVMT.
Đồng thời, Việt Nam mới chỉ huy động một lượng vốn khiêm tốn cho các hoạt động giảm nhẹ rất cần thiết để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phát triển ít phát thải các-bon và ứng phó với BĐKH, bao gồm hoạt động sản xuất năng lượng ít phát thải các-bon hoặc các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3.2.2.3. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tớinền kinh tế xanh nền kinh tế xanh
Dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng đều đặn qua các năm: tăng từ hơn 71,02 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015 lên mức hơn 237,90 nghìn tỷ đồng vào cuối năm
2018. Tính đến hết tháng 9/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt 310.600 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018, trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 76% dự nợ tín dụng xanh.
Mặc dù tăng nhanh trong những năm qua nhưng quy mơ tín dụng xanh vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống. Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ mức 1,55%/tổng dư nợ tín dụng hệ thống vào cuối năm 2015 lên mức 4,18%/tổng dư nợ tín dụng hệ thống vào cuối Quý II/2019. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội tăng từ 3,41%/tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 2016 lên mức 4,22%/tổng dư nợ tín dụng vào cuối Quý I/2019.
Về cơ cấu, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm 46%), năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 15%), quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông tho (chiếm 11%), lâm nghiệp bền vững chiếm 5%. Điển hình như tại HDbank, nếu như năm 2018, ngân hàng này chỉ tài trợ cho 22 dự án tiết kiệm năng lượng, đầu tư năng lượng tái tạo… với dư nợ hơn 1.800 tỷ, (chiếm 1,62% tổng dư) thì đến cuối tháng 9/2019, số dự án đã lên đến 82 với dư nợ đạt gần 7.900 tỷ đồng, (chiếm hơn 6% tổng dư nợ); Giữa tháng 1/2020, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) ký kết hợp đồng cho vay tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và các nhà đồng tài trợ quốc tế uy tín. Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên, mở ra cơ hội tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn quốc tế toàn diện về cho vay xanh tại Việt Nam.
Các sản phẩm tín dụng xanh trên thị trường ngày càng được sử dụng một cách phong phú, được phát triển bởi nhiều ngân hàng và hướng tới đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề đầu tư hơn. Một số sản phẩm tín dụng xanh trên thị trường như Cho vay theo các chương trình nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia (CLQG), như CLQG về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Xây dựng nông thôn mới, Nông nghiệp sạch; Cho vay dự án phát triển ngành nghề, như phát triển ngành lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, năng lượng sạch, dự án năng lượng tái tạo REDP; Cho vay theo đối tượng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (như Sản phẩm cho vay có bảo lãnh từ Quỹ tín dụng xanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMESC).
Dư nợ tín dụng xanh (tỷ đồng) 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 Quý 4/201 6 Quý 2/201 7 Quý 4/201 7 Quý 1/201 8 Qúy 2/201 8 Quý 3/201 8 Quý 4/201 8 Quý 1/201 9 Quý 2/2019 Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN