4.3. Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế
4.3.2. Giải pháp về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh
xanh a. Cơ sở kiến nghị
Trong thời gian qua, mặc dù ngân sách cho bảo vệ môi trường hàng năm được bố trí với quy mơ hàng năm khơng thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp và mới chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu chi cho bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần tăng chi ngân sách thường xuyên cho nhiệm vụ BVMT. Thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí cho bảo vệ mơi trường, bảo đảm các nhiệm vụ chi cho BVMT được sử dụng gắn với trách nhiệm BVMT.
b. Nội dung kiến nghị
Trong bối cảnh nợ cơng ở mức cao, để có thể tăng chi cho BVMT thì cần phải tăng cường huy động nguồn thu qua các sắc thuế BVMT, phí BMVT, thuế TTĐB và thuế tài nguyên. Về cơ bản và lâu dài, nguồn lực tài chính cho BVMT phải dựa vào đầu tư, đóng góp của những người khai thác, sử dụng môi trường (Doanh nghiệp, dân cư). Theo đó cùng với bố trí chi từ ngân sách, cần có giải pháp đa dạng hố các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (huy động nguồn lực tài chính thơng qua hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; huy động nguồn lực tài chính thơng qua các định chế tài chính, hệ thống NHTM, TTCK, như hình thành và lưu thơng thị trường các-bon và trái phiếu xanh).
Triển khai mạnh mẽ mô hình hợp tác cơng – tư, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ các nước cho BVMT, đặc biệt, chú trọng đầu tư công nghệ xử lý chất thải, không làm phát sinh các địa điểm ô nhiễm mới.
Tái cơ cấu chi từ các nguồn thu phí BVMT, thuế BVMT để đầu tư trực tiếp cho công tác BVMT. Các địa phương cần rà soát quy hoạch, xây dựng các khu xử
lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư của khối tư nhân, đầu tư nước ngoài cho cơng tác BVMT.
Ngồi ra, mua sắm công xanh là một trong những phương thức quan trọng để đạt được các mục tiêu đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nền kinh tế xanh. Do đó, cần phải thay đổi chủ trương từ “khuyến khích” sang “bắt buộc” mua sắm cơng xanh. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng khung pháp lý mạnh, với quy trình mua sắm cơng xanh rõ ràng; phân định vai trị, trách nhiệm của các bên liên quan trong xây dựng cơ chế mua sắm và giám sát mua sắm công xanh.
Cần nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và nhận thức của đội ngũ cán bộ khu vực cơng nói riêng về tầm quan trọng của GPP cũng như cần thay đổi quan niệm cũ về sản phẩm xanh. Tiến hành những khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho các cán bộ chuyên trách về đánh giá sản phẩm xanh và có thể sử dụng những sản phẩm đó. Ngồi ra, cần nâng cao năng lực về cơng nghệ để có thể áp dụng những sản phẩm xanh một cách tốt nhất.
Một số nhóm sản phẩm công xanh nên được ưu tiên áp dụng mua sắm tại các cơ quan nhà nước như các dịch vụ xây dựng, du lịch đáp ứng tiêu chuẩn kinh tế xanh về sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Các phương tiện giao thơng cơ giới mua bằng kinh phí cơng phải đạt các tiêu chuẩn khí thải, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, các loại hàng hóa, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng, hàng hóa có khả năng tái chế.
c. Đơn vị thực hiện
Trong việc xây dựng cơ chế cho các mơ hình hợp tác cơng tư để phát triển các dự án BVMT thì Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ này.
Để thực hiện đúng nguyên tắc và trình tự của mua sắm cơng xanh, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng khung pháp lý về mua sắm công xanh.
Tuy nhiên, để cho các giải pháp này được thực hiện có hiệu quả thì cần phải nâng cao nhận thức của xã hội về sản phẩm xanh, về bảo vệ môi trường và về kinh
tế xanh. Công tác này được thực hiện bởi Bộ Thông tin và truyền thông, các đơn vị truyền thông.