Bối cảnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế đối với các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 128)

6. Bố cục của luận văn

4.1.Bối cảnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế đối với các

doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020

4.1.1. Định hướng của Nhà nước về thu hút ĐTNN vào Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới với mục tiêu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa, việc thu hút ĐTNN trong giai đoạn tới cần quán triệt định hƣớng sau:

Một là, cần tạo bƣớc chuyển mạnh về thu hút ĐTNN từ chạy theo số lƣợng sang chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.

Hai là, đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ.

Ba là, quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

Bốn là, chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lƣợng cao.

4.1.2. Chiến lược của tỉnh Phú Thọ về ĐTNN

Trên cơ sở định hƣớng của Nhà nƣớc và điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong những năm tới, việc phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo những nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trƣơng thu hút vốn ĐTNN nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.

- Quan tâm thu hút ĐTNN từ những nƣớc tiên tiến, có tiềm lực tài chính, khoa học và công nghệ cao, các tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới nhằm thu hút những dự án có sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lƣợng khoa học công nghệ và chất xám cao. Chú trọng thu hút những dự án mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phƣơng. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phụ trợ.

- Thu hút ĐTNN vào các KCN, CCN tập trung của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển theo quy hoạch và bền vững. Không tiếp nhận các dự án có hiệu quả kinh tế xã hội thấp, nhằm khuyến khích và tạo cơ hội phát triển cho đầu tƣtrong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc, hạn chế mất diện tích đất lúa, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực. Không tiếp nhận các dự án có nguy cơ ảnh hƣởng nguy hại đến môi trƣờng.

- Khuyến khích việc tập trung khai thác, mở rộng quy mô, đầu tƣ công nghệ các cơ sở công nghiệp hiện có. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc để đƣa nhanh các dự án đang xây dựng vào sản xuất, nhất là các dự án có qui mô giá trị sản xuất lớn.

4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển, thu hút ĐTNN của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Ngày 14/7/2008, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Theo đó từ nay đến năm 2020, với mục tiêu để xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng nhƣ của cả nƣớc. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh Phú Thọ là :

- Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt đƣợc các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. - Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vƣợt mức GDP bình quân đầu ngƣời so với cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 cao hơn 1,3 - 1,5 lần cả nƣớc và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong chỉ đạo, điều hành cố gắng phấn đấu ở mức cao hơn;

- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 45 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

46%, dịch vụ 35 - 36%, nông, lâm nghiệp 19 - 20%; đến năm 2020, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 50 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông, lâm nghiệp 9 - 10%;

- Thu ngân sách đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,5 - 12% GDP và đạt 17 - 18% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300 - 320 triệu USD và đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020;

- Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 đạt 124 - 125 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 28 - 29 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35 - 36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 - 61 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Phú Thọ cũng ngày càng cho thấy vị trí về kinh tế của một tỉnh trung tâm miền núi phía bắc, với nguồn nguyên liệu phong phú, quỹ đất cho phát triển công nghiệp còn nhiều, thị trƣờng tiềm năng; nguồn cung về lao động dồi dào và chất lƣợng nguồn nhân lực cũng không ngừng đƣợc nâng cao.

Một yếu tố rất quan trọng trong thu hút ĐTNN vào địa bàn tỉnh Phú Thọ đó là hạ tầng giao thông cũng đang đƣợc cải thiện và nâng cấp mạnh mẽ nhƣ đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai(đi qua tỉnh Phú Thọ) đang trong giai đoạn hoàn thành, cầu Việt Trì mới sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng trong năm 2015, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai cũng đang chuẩn bị đƣợc khởi công sửa chữa, nâng cấp và một loạt những công trình khác đang đƣợc đầu tƣ, cải tạo...

Cùng với đó, một loạt các định hƣớng lớn về phát triển trọng điểm, phát triển ngành và lĩnh vực mà trong đó không thể thiếu các yếu tố đảm bảo cho sự tăng trƣởng và phát triển của hoạt động thu hút ĐTNN sẽ làm cho bức tranh về thu hút ĐTNN của tỉnh Phú Thọ sẽ sáng hơn, đẹp hơn đóng góp đƣợc nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Dự báo những tác động chính tới kế hoạch thu hút nguồn vốn ĐTNN giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Dự báo trong thời gian tới, những thuận lợi và khó khăn, thách thức vẫn đan xen. Toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển vẫn là xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế và ngày càng đƣợc mở rộng, đi vào chiều sâu; nhất là trong quan hệ đối ngoại, đầu tƣ, thƣơng mại, dịch vụ, lao động và vốn. Cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế phát triển của kinh tế tri thức, tạo ra cơ hội phát triển ở nhiều lĩnh vực. Chính trị, xã hội ổn định; các chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nƣớc ngày càng hoàn thiện. Với lợi thế vùng "Đất Tổ", tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lao động, du lịch dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phép khai thác tốt hơn khi có nguồn lực. Các dự án lớn về đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đầu tƣ sản xuất đƣợc triển khai và đƣa vào hoạt động sẽ là nhân tố thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 2011- 2020 và các năm sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp; bảo hộ mậu dịch dƣới nhiều hình thức, cạnh tranh về kinh tế, thƣơng mại giữa các nƣớc sẽ diễn ra gay gắt; các thế lực thù địch tăng cƣờng hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nƣớc ta. Biến đổi khí hậu, với những diễn biến bất thƣờng của thiên tai, dịch bệnh. Một số hạn chế, yếu kém chậm đƣợc khắc phục, kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ; cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ ngày càng gay gắt; nhận thức về sản xuất hàng hoá trong bối cảnh hội nhập còn rất hạn chế; nguy cơ tụt hậu về kinh tế còn cao so với bình quân chung cả nƣớc, chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, thƣơng hiệu, chất lƣợng và giá cả ngày càng trở thành những yếu tố quyết định đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm...., các nhân tố này sẽ là cản trở đến sự phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh nói chung và công tác thu hút nguồn vốn ĐTNN trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Với mục tiêu vừa thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho ngân sách quốc gia nhƣng phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và hiệu lực, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng cũng là chủ yếu nhằm duy trì mức độ tuân thủ cao, cố gắng giảm chi phí quản lý thuế của Nhà nƣớc và chi phí tuân thủ pháp luật về thuế của NNT theo những nội dung chính nhƣ sau:

4.2.1. Về chính sách thuế

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng hệ thống thuế, phí, lệ phí để đảm bảo phù hợp với định hƣớng phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế và ĐTNN vào Phú Thọ; đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Góp phần với cả nƣớc phấn đấu đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho NSNN.

Cục Thuế cần đề xuất Nhà nƣớc áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các NNT; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tƣ, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đơn giản hóa hệ thống chính sách ƣu đãi thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2. Về quản lý thuế

Công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo theo định hƣớng chung của toàn ngành. Công tác quản lý thuế phải thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

4.3.1. Hoàn thiện về chính sách

Cục Thuế cần khẩn trƣơng đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách về thuế đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng. Chính sách thuế phải đảm bảo số thu cho NSNN nhƣng cũng phải đảm bảo tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp nhiều hơn cho NSNN. Trong đó, cần đặc biệt lƣu ý về chính sách ƣu đãi miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Tham mƣu với UBND tỉnh và Tổng cục Thuế để đổi mới chính sách thu đối với đất đai, tài nguyên, mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai và tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trƣờng; coi đây là nguồn lực quan trọng cho đầu tƣ phát triển. Đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá để tăng nguồn thu từ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả. Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích chế biến sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong nƣớc, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng.

4.3.2. Hoàn thiện về công tác quản lý thuế

4.3.2.1. Tổ chức bộ máy

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung Luật Quản thuế về một số quy định có tính nguyên tắc trong tổ chức bộ máy quản lý thuế, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành. Cho phép thành lập mới một số cơ quan ở cấp Tổng cục và cấp cục nhƣ: cơ quan điều tra thuế (tƣơng tự cơ quan điều tra, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan)...

Trong quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thu thuế cần đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng cán bộ của mỗi bộ phận phải tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ của bộ phận ấy. Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo hƣớng tinh giản hơn; việc phân cấp giữa các yếu tố, phân hệ trong bộ máy quản lý thuế cần cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho mỗi cấp, mỗi tổ chức trong hệ thống đề cao quyền hạn, trách nhiệm đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo trong công việc.

Hoàn thiện các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức thuế nhằm xây dựng hình ảnh và văn hoá ứng xử tốt của cán bộ, công chức thuế đối với ngƣời dân và doanh nghiệp, trong đó, đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của các cán bộ thuế trực tiếp theo dõi, quản lý, tiếp xúc và làm việc với doanh nghiệp ĐTNN. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ công chức thuế, đồng thời, đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ công chức thuế để họ tiếp tục học tập bồi dƣỡng nâng cao năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ NNT...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoàn thiện các quy định về xử lý đối với lãnh đạo và công chức thuế có hành vi tiêu cực nhƣ gây khó dễ, sách nhiễu, phiền hà ngƣời dân và doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và loại bỏ tệ quan liêu, hách dịch, thiếu trách nhiệm,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 128)