Công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 128)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.Công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam

Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy: Với sự gia tăng hàng năm, số thu NSNN đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Cụ thể: Thu NSNN khu vực doanh nghiệp ĐTNN giai đoạn 2006-2010 đạt 215.672 tỷ đồng (không kể các khoản thu từ dầu thô, từ đất, phí và lệ phí), chiếm 10,5% tổng thu NSNN; 13,6% tổng thu nội địa; 17,9% thu nội địa trừ dầu thô và chiếm 12.9% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN là thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TTĐB.

Phù hợp với tiến trình mở rộng khu vực ĐTNN, trong kết cấu số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN có xu hƣớng tăng dần về tỷ trọng (tăng từ 15,66% năm 2000 lên 25,95% năm 2011). Số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN (không kể thu từ dầu thô) so với tổng thu nội địa tăng lên 14,3% (77.563 tỷ đồng) năm 2011. Trong số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN, số thu chủ yếu là thuế GTGT, thuế TNDN, thu về khí thiên nhiên, tuy nhiên có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa các sắc thuế: Năm 2007, thuế GTGT chiếm 36,2% số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN, TNDN 28%, thu từ khí thiên nhiên 11,3%; nhƣng đến năm 2011, thuế GTGT chỉ chiếm 23,7%, thuế TNDN tăng lên 33.3% và thu từ khí thiên nhiên 31,8%.

Mặc dù công tác quản lý thuế doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣng nhìn chung, hệ thống quản lý thuế tại nƣớc ta chƣa thực sự hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp này còn chƣa cao, thậm chí còn có nhiểu doanh nghiệp cố tình trốn thuế, lậu thuế, khai sai, khai thiếu, nộp chậm tiền thuế...Cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó, nguồn lực tài chính để hiện đại hoá công tác quản lý thuế còn eo hẹp. Việt Nam đang trong quá trình cải cách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy, phân bổ lại nguồn lực, cải tiến quy trình thủ tục, tăng cƣờng năng lực cán bộ và đẩy mạnh các mặt công tác…nên công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn nhiều hạn chế và bất cập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN?

- Để phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 - 2012 cần làm rõ những vấn đề gì? - Những mặt mạnh, những tồn tại trong quản lý thuế đối với loại hình doanh nghiệp này tại Phú Thọ trong thời gian qua?

- Nguyên nhân, những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế tại Phú Thọ trong hiện tại và trong thời gian tới là gì?

- Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm một số doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, có đầy đủ các chỉ tiêu về doanh thu, kết quả (lãi, lỗ), số nộp ngân sách...đại diện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng để nghiên cứu, so sánh, đánh giá. Ví dụ một số các doanh nghiệp có tên sau:

STT TÊN DOANH NGHIỆP

1 Công ty TNHH DAESEUNG VINA 2 Công ty TNHH Miwon Việt Nam 3 Công ty TNHH MTV Chè Phú Bền 4 Công ty TNHH Ke - Eun Việt Nam 5 Công ty TNHH ACE

6 Công ty TNHH TJB Vina

7 Công ty TNHH Shilim Việt Nam 8 Công ty TNHH SESHIN Việt Nam 9 Công ty TNHH BAN DO VINA

10 Công ty May Veston Phú Thọ- SHONAI 11 Công ty TNHH YAKJIN VIỆT NAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12 Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex 13 Công ty TNHH HWASHIN VINA 14 Công ty TNHH Hàn Việt Color Com

15 Công ty TNHH SEWOO GLOBAL Việt nam 16 Một số doanh nghiệp khác có liên quan

Phƣơng pháp này giúp phân tích một cách tƣơng đối toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại tỉnh Phú Thọ.

Số liệu tính toán trên cơ sở phần mềm Microsoft Office Excel, biểu đồ so sánh...

2.2.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin

Thông tin thu thập phải đảm bảo đầy đủ, chính xác kịp thời và tin cậy. Toàn bộ thông tin số liệu đều đƣợc kiểm tra, và tính toán, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu thông qua phần mềm Microsoft Office Excel.

Trên cơ sở các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và tin cậy sẽ có ý nghĩa rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của việc đánh giá, phân tích, đƣa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp.

Thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ nhiều nguồn. Trong đó nguồn thông tin chính đƣợc thu thập từ số liệu của cơ quan thuế, bao gồm hệ thống hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế, cơ sở dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế, nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thông tin để so sánh, đánh giá, đƣa ra những nhận định, tổng kết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp phân tích thông tin sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở các bảng biểu, số liệu.

Việc so sánh dùng để đánh giá sự tƣơng quan giữa các chỉ tiêu, giữa quá khứ với hiện tại để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi. Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau qua các biểu hiện số lần hay phần trăm. So sánh đƣợc thực hiện theo các dạng nhƣ: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tƣợng tƣơng tự; So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả có sử dụng phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian. Theo đó, sử dụng phƣơng pháp này để phân tích diễn biến tăng, giảm của một số chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý thuế nhƣ: Tổng số thu NSNN của toàn ngành; Số thu từ khối các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; Số thuế đƣợc hoàn…

Phƣơng pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý thuế, từ đó có cơ sở để đƣa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian sẽ giúp tính đƣợc các chỉ tiêu nhƣ: Lƣợng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng giảm (liên hoàn, định gốc, bình quân).

Phƣơng pháp này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về

, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ....theo thời gian bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn đƣợc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng ở thời gian sau so với thời gian trƣớc liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trƣớc đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc đƣợc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng ở những khoảng thời gian tƣơng đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tốc độ phát triển bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu - Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức tính: Hoặc:

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về công tác quản lý thuế * Các chỉ tiêu về cấp độ chiến lược * Các chỉ tiêu về cấp độ chiến lược - Việc thực hiện dự toán thu NSNN;

- Hiệu quả sử dụng chi phí; - Sự tuân thủ của NNT; - Sự hài lòng của NNT.

* Các chỉ tiêu về cấp độ hoạt động:

- Tình hình chung;

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ; 1 t a (nếu t tính bằng lần) 100 % t a (nếu t tính bằng %) 2. . ...3 4 n n t t t t t 1 1 1 n n n n y t T y

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công tác thanh tra, kiểm tra;

- Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; - Khai thuế, hoàn thuế;

- Phát triển nguồn nhân lực.

2.3.2. Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Số lƣợng doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số lƣợng doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là số doanh nghiệp đã thành lập, đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế tại thời điểm.

- Tổng số vốn đăng ký và thực hiện.

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) của một số doanh nghiệp. - Tổng số lao động.

- Thu nhập bình quân đƣợc tính bằng số tiền (triệu đồng)/ngƣời/tháng. - Các chỉ tiêu khác có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ, nơi cội nguồn của dân tộc, nơi gắn liền với truyền thuyết của cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân - Âu Cơ, nơi mà nền văn minh Lạc Việt - hay nền văn minh Sông Hồng - Nông nghiệp đã tạo nên bộ mặt quốc gia Văn Lang với các triều đại Hùng Vƣơng đã đi vào lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Mỗi con ngƣời Việt Nam dù ở nơi đâu, cao nguyên Lũng Cú hay đất mũi Cà Mau, dù cƣ trú ở xa Tổ quốc cũng đều có chung một nguồn cội, chung một tổ tiên: Con Lạc cháu Hồng, chung một miền Đất Tổ: Phú Thọ, chung một Đền Tổ: Đền Hùng, chung một lễ hội tƣởng nhớ các Vua Hùng nhƣ câu ca dao quen thuộc đã đi vào lòng ngƣời:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

…”

Tỉnh Phú Thọ đƣợc tái lập năm 1997 theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX. Là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, trung tâm Bắc bộ, đỉnh tam giác của đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Diện tích đất tự nhiên là 3.465 km2 , có 13 huyện, thành, thị trong đó có 1 thành phố và 1 thị xã. Dân số khoảng 1,3 triệu ngƣời. Có 21 dân tộc anh em sinh sống.

Trong những năm qua, Phú Thọ đã giành đƣợc những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nhƣ: về kinh tế, luôn phát triển với tốc độ cao, chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt. Sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục phát triển góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an ninh lƣơng thực, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bƣớc khai thác đƣợc lợi thế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh; huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ đạt kết quả khá, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ với tốc độ nhanh; hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng, đã phát huy đƣợc lợi thế đất tổ để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ; quan hệ sản xuất tiếp tục đƣợc củng cố, cơ bản hoàn thành chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quyết định của Chính phủ; kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân phát triển, quy mô đƣợc mở rộng hình thức hoạt động đa dạng, phong phú hơn; hoạt động khoa học công nghệ, quản lý và bảo vệ môi trƣờng có chuyển biến; sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện...

3.2. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Phú Thọ ĐTNN trên địa bàn Phú Thọ

3.2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Ngày 01/10/1990, cùng với Hệ thống thu thuế Nhà nƣớc, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú đƣợc thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất các tổ chức thu: Chi cục Thuế công thƣơng nghiệp; Chi cục Thu quốc doanh và Chi cục Thuế nông nghiệp thuộc Sở Tài chính vật giá. Tại các huyện, thành, thị trực thuộc các tỉnh đƣợc thành lập các Chi cục Thuế. Sau 7 năm thành lập, ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

01/01/1997 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú đƣợc tách thành Cục Thuế tỉnh Phú Thọ và Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Cục Thuế Phú Thọ đƣợc thành lập theo Quyết định số 1132/TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Tổ chức bộ máy của Cục Thuế Phú Thọ hiện nay gồm 12 phòng và 13 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể:

+ Tổng biên chế hiện có: 612 ngƣời. Trong đó:

- Trình độ trên đại học: 29 ngƣời

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 128)