6. Bố cục của luận văn
3.1. Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ, nơi cội nguồn của dân tộc, nơi gắn liền với truyền thuyết của cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân - Âu Cơ, nơi mà nền văn minh Lạc Việt - hay nền văn minh Sông Hồng - Nông nghiệp đã tạo nên bộ mặt quốc gia Văn Lang với các triều đại Hùng Vƣơng đã đi vào lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Mỗi con ngƣời Việt Nam dù ở nơi đâu, cao nguyên Lũng Cú hay đất mũi Cà Mau, dù cƣ trú ở xa Tổ quốc cũng đều có chung một nguồn cội, chung một tổ tiên: Con Lạc cháu Hồng, chung một miền Đất Tổ: Phú Thọ, chung một Đền Tổ: Đền Hùng, chung một lễ hội tƣởng nhớ các Vua Hùng nhƣ câu ca dao quen thuộc đã đi vào lòng ngƣời:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
…”
Tỉnh Phú Thọ đƣợc tái lập năm 1997 theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX. Là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, trung tâm Bắc bộ, đỉnh tam giác của đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Diện tích đất tự nhiên là 3.465 km2 , có 13 huyện, thành, thị trong đó có 1 thành phố và 1 thị xã. Dân số khoảng 1,3 triệu ngƣời. Có 21 dân tộc anh em sinh sống.
Trong những năm qua, Phú Thọ đã giành đƣợc những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nhƣ: về kinh tế, luôn phát triển với tốc độ cao, chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt. Sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục phát triển góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an ninh lƣơng thực, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bƣớc khai thác đƣợc lợi thế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh; huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ đạt kết quả khá, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ với tốc độ nhanh; hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng, đã phát huy đƣợc lợi thế đất tổ để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ; quan hệ sản xuất tiếp tục đƣợc củng cố, cơ bản hoàn thành chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quyết định của Chính phủ; kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân phát triển, quy mô đƣợc mở rộng hình thức hoạt động đa dạng, phong phú hơn; hoạt động khoa học công nghệ, quản lý và bảo vệ môi trƣờng có chuyển biến; sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện...