Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 44)

6. Bố cục của luận văn

1.1.2.Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Với các chính sách phát triển, thu hút đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói chung, chính sách ƣu đãi về thuế, tài chính nói riêng, Việt Nam đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài khá lớn, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp này cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng của Nhà nƣớc đối với khối doanh nghiệp này.

Mặt khác, qua thời gian thực hiện cho thấy hiện tƣợng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang hoạt động trên cả nƣớc, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm. Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 05 năm trở lại đây, từ năm 2006-2010 các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thƣờng dƣới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết. Các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngƣợc lại. Qua công tác thanh tra đã phát hiện các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình nhƣ: nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thƣơng hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ tại nƣớc ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nƣớc với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi; ...

Để đảm bảo tăng cƣờng tính tuân thủ chính sách pháp luật, tăng thu cho NSNN, tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh góp phần xây dựng xã hội công bằng, giàu đẹp, phát triển bền vững thì việc nâng cao chất lƣợng hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một tất yếu.

1.1.2.2. Nội dung quản lý thuế và chính sách thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN

a/ Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN * Những tác động tích cực của Luật Quản lý thuế

Đến 01 tháng 7 năm 2013 là vừa tròn sáu năm Luật Quản lý thuế đi vào cuộc sống. Thời gian cho thấy Luật đã và đang có những tác động rất mạnh mẽ đến Cơ quan thuế và NNT. Đây là văn bản pháp lý cao nhất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NNT. Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ của mình qua việc quy định, đầy đủ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của NNT, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan. Các thủ tục hành chính thuế đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã đƣợc coi trọng hơn. Theo đó, NNT đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi từ việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; đƣợc quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ về thuế theo cơ chế “một cửa”; đƣợc gia hạn nộp thuế; đƣợc đón tiếp trân trọng, thân thiện khi giao dịch với cơ quan thuế, công chức thuế. Chính điều đó đã là động lực khiến ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao. Tổ chức bộ máy của ngành thuế đã đƣợc chuyển đổi, sắp xếp lại theo mô hình chức năng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới. Công chức, viên chức thuế đã đƣợc phân loại, đánh giá, sắp xếp, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu, chuyên nghiệp theo chức năng quản lý. Đặc biệt, nhận thức cũng nhƣ trình độ chuyên môn của mỗi công chức, viên chức thuế đƣợc nâng cao hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của lãnh đạo có tính trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào 4 chức năng chính là tuyên truyền hỗ trợ NNT; kê khai và kế toán thuế; kiểm tra, thanh tra; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân liên quan nhƣ Kho bạc Nhà nƣớc, Hải quan, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng…đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế.

Có thể khẳng định, Luật Quản lý thuế đã thực sự đi vào cuộc sống, đƣợc các tổ chức (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN), cá nhân và ngƣời dân đón nhận, đánh giá cao.

* Nội dung công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN - Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Công tác đăng ký thuế bao gồm các nội dung quy định về đối tƣợng đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đăng ký thuế; trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Công tác khai thuế, tính thuế bao gồm các nội dung về nguyên tắc khai thuế và tính thuế; hồ sơ khai thuế, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế; trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế.

Công tác ấn định thuế bao gồm các nội dung về nguyên tắc ấn định thuế, ấn định thuế đối với NNT nộp thuế theo phƣơng pháp kê khai trong trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế, xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán thuế, ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế và trách nhiệm của NNT trong việc nộp số thuế ấn định.

Công tác nộp thuế bao gồm các nội dung về thời hạn nộp thuế, đồng tiền nộp thuế, địa điểm và hình thức nộp thuế, thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt; xác định ngày đã nộp thuế, xử lý số tiền thuế nộp thừa, nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện, gia hạn nộp thuế...

+ Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

Nội dung quản lý thuế về công tác hoàn thuế quy định cụ thể về các trƣờng hợp thuộc diện hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Về thủ tục miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, quy định chi tiết về hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm thuế; thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trƣờng hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm. Các trƣờng hợp đƣợc xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

+ Quản lý thông tin về NNT

Công tác quản lý thông tin về NNT bao gồm các quy định về hệ thống thông tin về NNT; việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về NNT; trách nhiệm của NNT trong việc cung cấp thông tin; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về NNT; bảo mật thông tin của NNT và công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế.

+ Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Công tác kiểm tra, thanh tra thuế bao gồm các nội dung quy định về nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế; xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế; kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT; quyền và nghĩa vụ của NNT trong kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT; nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế; các trƣờng hợp thanh tra thuế; quyết định thanh tra thuế; thời hạn thanh tra thuế; nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời ra quyết định thanh tra thuế; nhiệm vụ, quyền hạn của trƣởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế; nghĩa vụ và quyền của đối tƣợng thanh tra thuế; kết luận thanh tra thuế; áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trƣờng hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế; thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Công tác cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung quy định về các trƣờng hợp bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thẩm quyền quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cƣỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cƣỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập; cƣỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; cƣỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; cƣỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu và cƣỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế bao gồm các nội dung quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT ; nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế; xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế; xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn; xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với công chức quản lý thuế; xử lý vi phạm đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác, ngƣời bảo lãnh nộp tiền thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Nội dung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế quy định về các nội dung về quyến khiếu nại, tố cáo; việc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

* Chính sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN - Thuế GTGT

+ Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng.

+ Đối tƣợng đánh thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nƣớc và hàng hoá dịch vụ nhập khẩu, tiêu dùng nội bộ.

+ NNT GTGT là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mọi ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, thƣơng nghiệp, ăn uống, dịch vụ mọi thành phần kinh tế, hoạt động các ngành hàng, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT.

+ Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

+ Thuế GTGT ở Việt Nam đang áp dụng 2 phƣơng pháp tính thuế: khấu trừ và trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc doanh thu.

- Thuế TNDN

+ Đối tƣợng đánh thuế TNDN là thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm kinh doanh của doanh nghiệp, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản thu nhập khác, kể cả các thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở ngoài và chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ NNT TNDN là cơ sở kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

+ Đối tƣợng không thuộc diện nộp thuế TNDN là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (trừ hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ). Ngoài ra, đối với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Chính phủ Việt Nam ký kết có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

+ Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất.

- Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu

+ Thuế xuất khẩu là một loại thuế gián thu và là công cụ để can thiệp vào các hoạt động ngoại thƣơng, với các mục đích:

o Giảm cung và cải thiện tỷ lệ ngoại thƣơng

o Tạo nguồn thu cho ngân sách, thay thế cho thuế thu nhập o Ổn định giá cả trong nƣớc

Do thuế xuất khẩu dẫn đến hiệu ứng là gây tổn thất cho nhà sản xuất trong nƣớc, đồng thời gây thiệt hại phụ trội cho nền kinh tế, nên để khuyến khích các ngành sản xuất trong nƣớc phát triển thì Chính phủ áp dụng mức thuế suất bằng 0%.

+ Thuế nhập khẩu cũng là một loại thuế gián thu và là một yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu dẫn đến kết quả là làm tăng chi phí của việc đƣa hàng hoá vào một nƣớc. Tuy cũng là một loại thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 44)