3. Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tạ
3.1.1 Danh mục sản phẩm
Qua nghiên cứu thị trường sản phẩm nước ép trái cây cho thấy công ty nên phân đoạn thị trường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: thu nhập của nhóm tiêu dùng và vùng địa lý dân cư sinh sống. Nếu dựa vào thu nhập, có thể phân người tiêu dùng thành hai nhóm, nhóm có thu nhập cao (khoảng từ 5 triệu trở lên) và nhóm có thu nhập thấp (có thu nhập từ 2 triệu trở xuống). Đối với nhóm có thu nhập từ 2-5 triệu, vì không có quan niệm tiêu dùng rõ rệt nên tự họ sẽ quyết định họ thuộc nhóm nào trong hai nhóm đặc trưng trên. Khách
hàng mục tiêu của công ty là cả hai nhóm cơ bản trên. Ngoài ra, nếu dựa vào địa lý sinh sống, chính sách sản phẩm đối với các vùng địa lý cũng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn cũng sẽ thấp hơn so với các vùng đô thị, thành phố. Khách hàng mục tiêu của công ty tập trung vào khách hàng sinh sống tại các vùng đô thị, thành phố lớn.
Nếu dựa vào sự phân đoạn thị trường tiêu dùng mục tiêu như vậy, Công ty nên sản xuất hai dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, dòng sản phẩm thứ nhất (Dòng sản phẩm A) gồm các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cao; dòng sản phẩm thứ hai (dòng sản phẩm B) có chất lượng trung bình và giá thành trung bình. Chất lượng và giá của nước ép trái cây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (1) loại nguyên liệu dùng để chế biến ra nước ép đó; (2) nồng độ dịch quả, nghĩa là tỷ lệ dịch quả và các loại nguyên liệu khác trong nước, nếu nồng độ dịch quả càng cao và tỷ lệ các loại hoá chất khác thấp thì chất lượng loại nước đó càng cao; ngược lại, nếu nồng độ dịch quả càng thấp, tỷ lệ hoá chất nhiều sẽ làm chất lượng nước ép đó giảm. Từ kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, đối với khách hàng có thu nhập cao, yếu tố hương vị tự nhiên có vị trí quan trọng hàng đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nồng độ lượng dịch quả, giảm hoá chất và mức độ chế biến. Những loại sản phẩm này bao gồm: nước ép cam, dâu tây, nước hoa quả ép tổng hợp ... Đối với dòng sản phẩm A chủ yếu là phục vụ cho khách hàng ở các vùng thành phố lớn. Ngược lại, đối với nhóm tiêu dùng có thu nhập dưới 2 triệu thì nên sản xuất các sản phẩm (Dòng sản phẩm B) có nồng độ dịch quả thấp, hay nồng độ pha chế từ các loại hoá chất khác cao và chế biến từ những nguyên liệu có giá rẻ như: dưa hấu, ổi, bí đao, mẳng cầu, xoài,... Dòng sản phẩm B phục vụ cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thành phố lớn hoặc người tiêu dùng ở các tỉnh. Danh mục các sản phẩm này được cụ thể như bảng sau:
Bảng 18. Các sản phẩm nước ép trái cây được sản xuất để đa dạng hoá STT Tên sản phẩm Nguyên liệu Đối tượng khách hàng
1. Dòng sản phẩm A (Nước cam ép chứa nhiều xơ, dâu tây ép, nước táo ép, nước mãng cầu ép, nước ép tổng hợp...)
Cam, dâu tây, táo.mãng cầu và các loại nguyên liệu khác Khách hàng có thu nhập từ 5 triệu trở lên và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu. 2. Dòng sản phẩm B (Nước dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, nước cam thường, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má...)
Dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má... Khách hàng có thu nhập từ 2 triệu trở xuống và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004) 3.1.2. Mẫu mã sản phẩm nước ép trái cây
a, Về bao gói sản phẩm
Trên thị trường hiện tại xuất hiện các loại bao gói sản phẩm là chai thuỷ tinh, chai nhựa, bao bì giấy phức hợp... Trong đó, bao gói bằng giấy phức hợp được xem là tiết kiệm và được khách hàng ưa chuộng nhất bởi tính tiện lợi của nó. Công ty Cổ phần Thăng Long nên lựa chọn loại bao gói này làm loại bao gói chủ yếu cho sản phẩm nước ép trái cây của mình.
b, Về kích cỡ sản phẩm
Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây, yếu tố kích cỡ bao gói đa dạng chỉ được xếp ở vị trí gần cuối cùng trong số các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây. Do vậy, Công ty không cần thiết phải tạo ra nhiều kích thước bao bì sản phẩm khác nhau mà chỉ nên tập trung vào các loại cơ bản như sau:
- Bao bì giấy phức hợp với kích thước 12,5 x 4,5 x 3 (tương đương với kích thước của hộp sữa bao bì giấy phức hợp loại nhỏ), dung tích khoảng 200 ml. ưu điểm của loại kích thước này là gọn nhẹ, thuận tiện cho quá trình sử dụng trong quá trình đi lại, như đi giã ngoại, picnic hay đang đi trên đường…
- Bao bì giấy phức hợp, kích thước 23 x 11 x 5,5 (loại to, có nắp), dung tích thường là 1 lít. Với kích thước này, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp tại nhà hoặc tại các điểm cố định.
c. Về kiểu dáng sản phẩm
Ba loại bao gói sản phẩm trên sẽ có kiểu dáng sản phẩm khác nhau: - Loại thứ nhất và loại thứ hai sử dụng giâý phức hợp với dung tích 200 ml và 1 lít, Công ty sẽ vẫn lựa chọn sản xuất kiểu dáng hình hộp chữ nhật truyền thống như các sản phẩm nước ép trái cây thông thường khác. Tuy nhiên, Công ty sẽ chú trọng về mẫu mã sao cho tạo ra được sự khác biệt từ tính độc đáo và bắt mắt.
3.1.3. Chất lượng sản phẩm nước ép trái cây
a, Về hương vị:
Theo khách hàng đánh giá, hương vị tự nhiên của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng rất quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây. Các sản phẩm nước ép trên thị trường hiện tại chưa giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm. Vì vậy, Công ty nên chú trọng sản xuất sản phẩm với hương vị tự nhiên, làm khách hàng cảm nhận khi tiêu dùng sản phẩm như tiêu dùng chính loại trái cây đó. Ngoài ra, theo nghiên cứu thị trường, yếu tố: vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị cũng được người tiêu dùng đánh giá tương đối quan trọng. Do đó, khi sản xuất sản phẩm nước ép trái cây Công ty cũng nên nghiên cứu để điều chế hương vị sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
b, Về màu sắc
Màu sắc sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng, làm tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đồ uống, thực phẩm thì ta không nên quá lạm dụng yếu tố này mà làm ảnh hưởng đến cảm quan của
người tiêu dùng. Sản phẩm nước ép trái cây do Công ty sản xuất với tiêu chí “giữ mãi vẻ tự nhiên” nên từ hương vị đến màu sắc cũng cần phải giữ được vẻ tự nhiên của các loại trái cây, ví dụ nước cam có màu vàng da cam, nước chanh màu trắng trong, nước dâu màu đỏ hồng... Tuy nhiên, cũng cần pha chế một chút để màu sắc sản phẩm vẫn giữ được màu tự nhiên nhưng phải hấp dẫn.
c, Về dinh dưỡng
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khoẻ. Nước ép trái cây là sản phẩm bổ dưỡng do được chiết xuất từ trái cây thiên nhiên. Trái cây rất bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ, đẹp da, chống lão hoá và chưa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, E... Do vậy, bên cạnh các yếu tố về hương vị tự nhiên sản phẩm của Công ty phải thể hiện được tính bổ dưỡng. Công ty có thể kết hợp dịch quả nguyên chất với các chất dinh dưỡng khác như: Canxi, chất khoáng... để tăng tính bổ dưỡng của sản phẩm.
3.2 Giải pháp về công nghệ.
Cơ sở lý luận Công nghệ và máy móc thiết bị là một yếu tố quyết định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy xem xét, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi quyết định sản xuất sản phẩm mới. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, lựa chọn công nghệ phù hợp là việc mua sắm đồng bộ dây chuyền công nghệ mới. Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì lựa chọn công nghệ phù hợp là việc đầu tư bổ sung máy móc thiết bị sao cho phù hợp và tận dụng tối đa dây truyền công nghệ hiện tại. Như vậy, để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cầntận dụng triệt để máy móc thiết bị hiện có, kết hợp đầu tư thiết bị, công nghệ mới.
Cơ sở thực tiễn Đa dạng hoá nước ép trái cây được thực hiện dựa trên cơ sở tận dụng năng lực dư thừa của dây chuyền sản xuất Vang. Do vậy, Công ty Vang Thăng Long cần phải đánh giá lại dây chuyền sản xuất hiện tại làm căn cứ xác định công nghệ đầu tư bổ sung mới sao cho kết hợp hiệu quả với
công nghệ hiện tại. Quy trình công nghệ sản xuất nước ép trái cây tuy có một số điểm khác nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng so với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vang.
Sơ đồ 3. Quy trình công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Nguyên liệu quả các loại
Sơ chế Xay quả Xử lý bằng Enizime ép Dịch Điều chỉnh để cân đối vị cho từng loại
sản phẩm
Thanh trùng
Đóng gói
Hoàn thiện sản phẩm
Nước ép trái cây
ép ngâm đường
Dịch
Điều chỉnh chất lượng dịch lên men
Lên men chính Lên men phụ Lọc trong và hoàn thiện sản phẩm Đóng chai Sản phẩm Vang Lọc bã Lọc bã
Như vậy, nếu tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây thì Công ty có thể tận dụng được về mặt công nghệ ở những giai đoạn công nghệ như sơ chế quả, xay quả, ép, lọc và có thể là đóng chai nếu loại bao gói sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là các chai thuỷ tinh.
Bên cạnh những giai đoạn công nghệ tương đồng thì hai quá trình sản xuất hai sản phẩm cũng có những giai đoạn công nghệ khác nhau. Sau khi xay quả, để sản xuất Vang thì tiến hành ép thành dịch ngay ở giai đoạn này. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn nên trước khi ép lấy dịch cần phải xử lý bằng enzime để loại bỏ và phân huỷ một số tác nhân gây độ nhớt trong sản phẩm (pectin). Dịch để sản xuất nước ép trái cây và Vang được lọc bã. Sau khi có dịch quả, quá trình sản xuất Vang thực hiện lên men còn sản xuất nước ép trái cây thì dịch được điều chỉnh để cân đối cho từng loại sản phẩm. Sau khi lên men thì hoàn thiện sản phẩm Vang. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn ở khâu tiếp theo là phải thanh trùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khâu này có thể tiến hành trước hay sau khi bao gói tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ. Giai đoạn công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất hai sản phẩm là đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Như vậy, nếu đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long thì Công ty có thể tận dụng được quy trình công nghệ hiện có ở một số giai đoạn công nghệ. Qua đó, Công ty có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và rút ngắn thời gian chuẩn bị cho đa dạng hoá. Tuy nhiên, do quy trình công nghệ sản xuất hai sản phẩm cũng có một số giai đoạn công nghệ khác nên Công ty cũng cần có một số cải tiến để phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm.
Phương thức tiến hành
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung
Để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung cần thoả mãn các tiêu chí sau đây:
- Chi phí cho máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung phải phù hợp với khả năng tài chính của Công ty.
- Phù hợp với quy trình sản xuất Vang và nước ép trái cây của Công ty. Bước 2: Các phương án lựa chọn công nghệ
Các máy móc thiết bị và công nghệ chủ yếu Công ty cần đầu tư bổ sung cho hoạt động đa dạng hoá nước ép trái cây của Công ty bao gồm: máy đồng hoá, thiết bị thanh trùng, thiết bị bao gói và một số thiết bị khác. Cụ thể, các phương án lựa chọn công nghệ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 19. Danh mục các thiết bị đầu tư bổ sung cho quá trình sản xuất nước ép trái cây
STT Danh mục thiết bị
đầu tư bổ sung
Chủng loại Nước sản xuắt chính Giá bán (Triệu đồng) Đài Loan 80 90 Nhật Bản 200250 1 Máy đồng hoá Đức 350380 Đài Loan 90100 Nhật Bản 250270
Thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm
Đức 450455
Đài Loan 100110
Nhật Bản 270280
2 Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Đức 450455
Đài Loan 150155
Nhật Bản 280300
Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
Đức 420450
Đài Loan 170180
Nhật Bản 300315
3 Thiết bị bao gói
Công nghệ bao gói với bao bì là chai nhựa các loại
Đức 450480 Đài Loan 7090 Nhật Bản 180190 4 Một số thiết bị chứa đựng và dẫn truyền khác Đức 300320 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ
Việc đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ dựa trên hai phương diện: nước sản xuất và chủng loại thiết bị.
Xét trên phương diện nước sản xuất
Theo Bảng 19, có ba nước sản xuất chính các thiết bị cần đầu tư bổ sung là Đài Loan, Nhật Bản, Đức. Các thiết bị do mỗi nước sản xuất lại có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 20. Đánh giá các thiết bị đầu tư theo nước sản xuất
Đánh giá
STT Nước sản
xuất ưu điểm Nhược điểm
1 Đài Loan Giá rẻ nhất Chất lượng thấp nhất
2 Nhật Bản - Chất lượng tốt hơn so với
Đài Loan
- Công nghệ hiện đại
- Tương đối phù hợp với dây truyền công nghệ hiện tại của Công ty
Giá cao hơn so với Đài Loan
3 Đức - Chất lượng tốt nhất
- Độ bền cao
Giá cao nhất
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Xét trên phương diện Chủng loại thiết bị:
a, Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sử dụng trong dây truyền sản xuất nước ép trái cây gồm hai loại chính là thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm và thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị thanh trùng theo chủng loại
Đánh giá
STT Chủng loại
Ưu điểm Nhược điểm
1 Thiết bị thanh
trùng trước khi bao gói sản phẩm
- Giá rẻ hơn - Độ an toàn thấp hơn do
2 Thiết bị thanh
trùng sau khi bao gói sản phẩm
Giá cao hơn (khoảng 2050 triệu đồng Việt Nam)
- Độ an toàn cao hơn hẳn do thanh trùng cả bao gói của sản phẩm
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) b, Thiết bị bao gói
Việc phân loại thiết bị bao gói thường dựa trên cơ sở loại bao gói được sử dụng. Các loại bao gói thường sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là bao bì giấy phức hợp, chai nhựa các loại, chai thuỷ tinh... Mỗi loại thiết bị bao gói cũng có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị bao gói theo chủng loại
Đánh giá
STT Chủng loại
ưu điểm Nhược điểm
1 Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
- Giá rẻ
- Tiết kiệm chi phí sản xuất