3. Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tạ
3.2 .Giải pháp về công nghệ
Cơ sở lý luận Công nghệ và máy móc thiết bị là một yếu tố quyết định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy xem xét, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi quyết định sản xuất sản phẩm mới. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, lựa chọn công nghệ phù hợp là việc mua sắm đồng bộ dây chuyền công nghệ mới. Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì lựa chọn công nghệ phù hợp là việc đầu tư bổ sung máy móc thiết bị sao cho phù hợp và tận dụng tối đa dây truyền công nghệ hiện tại. Như vậy, để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cầntận dụng triệt để máy móc thiết bị hiện có, kết hợp đầu tư thiết bị, công nghệ mới.
Cơ sở thực tiễn Đa dạng hoá nước ép trái cây được thực hiện dựa trên cơ sở tận dụng năng lực dư thừa của dây chuyền sản xuất Vang. Do vậy, Công ty Vang Thăng Long cần phải đánh giá lại dây chuyền sản xuất hiện tại làm căn cứ xác định công nghệ đầu tư bổ sung mới sao cho kết hợp hiệu quả với
công nghệ hiện tại. Quy trình công nghệ sản xuất nước ép trái cây tuy có một số điểm khác nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng so với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vang.
Sơ đồ 3. Quy trình công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Nguyên liệu quả các loại
Sơ chế Xay quả Xử lý bằng Enizime ép Dịch Điều chỉnh để cân đối vị cho từng loại
sản phẩm
Thanh trùng
Đóng gói
Hoàn thiện sản phẩm
Nước ép trái cây
ép ngâm đường
Dịch
Điều chỉnh chất lượng dịch lên men
Lên men chính Lên men phụ Lọc trong và hoàn thiện sản phẩm Đóng chai Sản phẩm Vang Lọc bã Lọc bã
Như vậy, nếu tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây thì Công ty có thể tận dụng được về mặt công nghệ ở những giai đoạn công nghệ như sơ chế quả, xay quả, ép, lọc và có thể là đóng chai nếu loại bao gói sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là các chai thuỷ tinh.
Bên cạnh những giai đoạn công nghệ tương đồng thì hai quá trình sản xuất hai sản phẩm cũng có những giai đoạn công nghệ khác nhau. Sau khi xay quả, để sản xuất Vang thì tiến hành ép thành dịch ngay ở giai đoạn này. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn nên trước khi ép lấy dịch cần phải xử lý bằng enzime để loại bỏ và phân huỷ một số tác nhân gây độ nhớt trong sản phẩm (pectin). Dịch để sản xuất nước ép trái cây và Vang được lọc bã. Sau khi có dịch quả, quá trình sản xuất Vang thực hiện lên men còn sản xuất nước ép trái cây thì dịch được điều chỉnh để cân đối cho từng loại sản phẩm. Sau khi lên men thì hoàn thiện sản phẩm Vang. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn ở khâu tiếp theo là phải thanh trùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khâu này có thể tiến hành trước hay sau khi bao gói tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ. Giai đoạn công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất hai sản phẩm là đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Như vậy, nếu đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long thì Công ty có thể tận dụng được quy trình công nghệ hiện có ở một số giai đoạn công nghệ. Qua đó, Công ty có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và rút ngắn thời gian chuẩn bị cho đa dạng hoá. Tuy nhiên, do quy trình công nghệ sản xuất hai sản phẩm cũng có một số giai đoạn công nghệ khác nên Công ty cũng cần có một số cải tiến để phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm.
Phương thức tiến hành
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung
Để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung cần thoả mãn các tiêu chí sau đây:
- Chi phí cho máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung phải phù hợp với khả năng tài chính của Công ty.
- Phù hợp với quy trình sản xuất Vang và nước ép trái cây của Công ty. Bước 2: Các phương án lựa chọn công nghệ
Các máy móc thiết bị và công nghệ chủ yếu Công ty cần đầu tư bổ sung cho hoạt động đa dạng hoá nước ép trái cây của Công ty bao gồm: máy đồng hoá, thiết bị thanh trùng, thiết bị bao gói và một số thiết bị khác. Cụ thể, các phương án lựa chọn công nghệ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 19. Danh mục các thiết bị đầu tư bổ sung cho quá trình sản xuất nước ép trái cây
STT Danh mục thiết bị
đầu tư bổ sung
Chủng loại Nước sản xuắt chính Giá bán (Triệu đồng) Đài Loan 80 90 Nhật Bản 200250 1 Máy đồng hoá Đức 350380 Đài Loan 90100 Nhật Bản 250270
Thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm
Đức 450455
Đài Loan 100110
Nhật Bản 270280
2 Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Đức 450455
Đài Loan 150155
Nhật Bản 280300
Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
Đức 420450
Đài Loan 170180
Nhật Bản 300315
3 Thiết bị bao gói
Công nghệ bao gói với bao bì là chai nhựa các loại
Đức 450480 Đài Loan 7090 Nhật Bản 180190 4 Một số thiết bị chứa đựng và dẫn truyền khác Đức 300320 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ
Việc đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ dựa trên hai phương diện: nước sản xuất và chủng loại thiết bị.
Xét trên phương diện nước sản xuất
Theo Bảng 19, có ba nước sản xuất chính các thiết bị cần đầu tư bổ sung là Đài Loan, Nhật Bản, Đức. Các thiết bị do mỗi nước sản xuất lại có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 20. Đánh giá các thiết bị đầu tư theo nước sản xuất
Đánh giá
STT Nước sản
xuất ưu điểm Nhược điểm
1 Đài Loan Giá rẻ nhất Chất lượng thấp nhất
2 Nhật Bản - Chất lượng tốt hơn so với
Đài Loan
- Công nghệ hiện đại
- Tương đối phù hợp với dây truyền công nghệ hiện tại của Công ty
Giá cao hơn so với Đài Loan
3 Đức - Chất lượng tốt nhất
- Độ bền cao
Giá cao nhất
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Xét trên phương diện Chủng loại thiết bị:
a, Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sử dụng trong dây truyền sản xuất nước ép trái cây gồm hai loại chính là thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm và thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị thanh trùng theo chủng loại
Đánh giá
STT Chủng loại
Ưu điểm Nhược điểm
1 Thiết bị thanh
trùng trước khi bao gói sản phẩm
- Giá rẻ hơn - Độ an toàn thấp hơn do
2 Thiết bị thanh
trùng sau khi bao gói sản phẩm
Giá cao hơn (khoảng 2050 triệu đồng Việt Nam)
- Độ an toàn cao hơn hẳn do thanh trùng cả bao gói của sản phẩm
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) b, Thiết bị bao gói
Việc phân loại thiết bị bao gói thường dựa trên cơ sở loại bao gói được sử dụng. Các loại bao gói thường sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là bao bì giấy phức hợp, chai nhựa các loại, chai thuỷ tinh... Mỗi loại thiết bị bao gói cũng có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị bao gói theo chủng loại
Đánh giá
STT Chủng loại
ưu điểm Nhược điểm
1 Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
- Giá rẻ
- Tiết kiệm chi phí sản xuất
Không tái sử dụng được
2 Công nghệ bao gói với bao bì là chai nhựa các loại
Có thể tái sử dụng các vật liệu bao gói
- Giá cao hơn
- Chi phí sản xuất cao hơn so với công nghệ aseptic
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 4: Lựa chọn công nghệ
Thông qua việc xem xét các tiêu chí lựa chọn công nghệ kết hợp với việc đánh giá các phương án công nghệ, phương án công nghệ phù hợp nhất cho việc đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long là:
Bảng 22. Phương án công nghệ được lựa chọn T
T
Danh mục thiết bị
đầu tư bổ sung Chủng loại
Nước sản xuất
Giá bán (Triệu đồng)
1 Máy đồng hoá Đài Loan 8090
2 Thiết bị thanh trùng Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Đài Loan 90100
3 Thiết bị bao gói Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp Nhật Bản 280300 4 Các thiết chứa đựng, dẫn truyền khác Đài Loan 7090 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
3.3 Giải pháp lựa chọn và ổn định nguồn ngyên liệu