Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long

Một phần của tài liệu Đề tài: “Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long” docx (Trang 28 - 34)

doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng sản xuất tại Việt Nam - chiếm 36% thị phần Vang trong nước.

Ngoài những sản phẩm Vang được sản xuất trong nước, thị trường Vang nội địa còn chịu sự ảnh hưởng của Vang ngoại. Những sản phẩm này thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng hai còn đường: nhập khẩu chính thức và nhập lậu. Theo số liệu của Bộ Thương Mại, hiện nay có khoảng 100 triệu USD rượu ngoại đang có mặt tại thị trường Việt Nam, trong đó chỉ có khoảng 10% được nhập qua đường chính thức. Tức là tại Việt Nam hiện nay, mỗi năm khoảng 15.000.000 triệu lít Vang nhập ngoại.

Như vậy, thị trường Vang thế giới và trong nước đều đang diễn ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Công ty Cổ phần Thăng Long không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại chính thức với chất lượng cao đáp ứng tầng lớp thu nhập cao mà còn với những sản phẩm sản xuất trong nước với chất lượng vừa phải nhưng giá hợp lý với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Không những thế, cũng như các công ty sản xuất Vang nội địa, Công ty Cổ phần Thăng Long còn gặp phải bài toán khó khăn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm Vang ngoại nhập lậu, chất lượng cao nhưng giá thành thấp do không phải đóng thuế và các chi phí khác. Trước tình hình cạnh tranh như vậy, Công ty đã không ngừng cải tiến, đổi mới chất lượng sản phẩm, cũng như đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty.

3. Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long Long

Từ khi thành lập (năm 1989), Công ty mới chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất là Vang Nhãn vàng truyền thống. Cho đến nay, Công ty đã cung cấp ra thị trường 14 sản phẩm Vang và rượu khác nhau:

Bảng 8. Danh mục các sản phẩm hiện tại của Công ty Cổ phần Thăng Long

STT Sản phẩm Năm sản xuất

1. Vang Nhãn vàng 1989

2. Vang Dứa 3. Vang Sơn tra 4. Vang Nho (ngọt) 1991 5. Vang 2 năm 1 Dòng Vang ngọt 6. Vang 5 năm 1999 2 7. Vang Nổ 2000

8. Vang Vải thường 9. Vang Vải xuất khẩu 10. Vang Nho chát thường 11. Vang Nho chát xuất khẩu 3 Dòng Vang

chát

12. Vang Bordeaux

2001

13. Rượu Vodka Lúa mới

4 Rượu 14. Rượu Vodka Thăng Long 2003

(Nguồn: Phòng Thị trường – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Mười bốn loại sản phẩm khác nhau là một con số khá lớn, chứng tỏ Công ty đã rất chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm. Trong 14 sản phẩm của Công ty tạm chia thành bốn nhóm sản phẩm (Vang ngọt, Vang chát, Vang Nổ, rượu). Trong bốn nhóm sản phẩm này, Vang ngọt là nhóm sản phẩm ra đời sớm nhất. Năm 1989, sản phẩm Vang Nhãn vàng là bước khởi đầu thuận lợi của Công ty. Cùng với sản phẩm này, tốc độ tăng trưởng của Công ty đạt mức rất cao, khoảng 40% trong giai đoạn 1989 – 1990. Xác định đa dạng hoá là nhiệm vụ trọng tâm ngay từ khi thành lập, Công ty đã không ngừng nghiên cứu cải tiến và hai năm sau (năm 1991), Công ty đã đưa ra thị trường ba sản phẩm Vang ngọt là Vang Dứa, Vang Sơn Tra, Vang Nho. Nếu như sản phẩm Vang Nhãn vàng được sản xuất từ trái cây tổng hợp (mơ, mận,...) thì ba sản

phẩm mới này lại được chế biến từ từng loại trái cây riêng biệt là Dứa, Sơn tra, Nho. Cùng với quá trình cải tiến này, tốc độ phát triển của Công ty đã đạt mức cao, trung bình khoảng 70% trong giai đoạn 1991 - 1995, tăng hơn 30% so với giai đoạn 1989 - 1990. Điều đó cho thấy định hướng đa dạng hoá ba loại sản phẩm trên là đúng đắn và có hiệu quả. Trong giai đoạn này, nhóm sản phẩm Vang chát chưa xuất hiện nên các sản phẩm thuộc nhóm Vang ngọt vẫn đang chiếm ưu thế. Đến năm 1999, Công ty lại tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và đi vào sản xuất hai sản phẩm cao cấp của nhóm Vang ngọt là Vang 2 năm và Vang 5 năm. Các sản phẩm Vang ngọt trước đây có thời gian lên men khoảng sáu tháng. Với sản phẩm Vang, thời gian lên men càng lâu thì chất lượng Vang càng cao. Hai sản phẩm Vang 2 năm và Vang 5 năm có thời gian lên men tương ứng là hai năm và năm năm đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm Vang ngọt cao cấp. Bên cạnh việc tăng thời gian lên men, mẫu mã sản phẩm Vang cũng đã được cải tiến rất nhiều. Đó là những cải tiến về kiểu dáng chai, nắp chai, thiết kế nhãn mác, chất liệu nhãn mác... Những cải tiến đó đã đáp ứng được nhu cầu thị trường, phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành sản xuất Vang. Về mặt giá cả, giá của hai sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm Vang ngọt thông thường. Vang 2 năm giá khoảng 18.000 đồng, Vang 5 năm có giá lên tới 28.000 đồng. Tuy giá sản phẩm tương đối cao nhưng vẫn thu hút được khách hàng do có chất lượng tốt. Như vậy, đến thời điểm năm 1999, Công ty đã sản xuất sáu sản phẩm Vang ngọt các loại. Năm 1997, sản phẩm Vang chát bắt đầu xuất hiện. Sự xuất hiện của nhóm sản phẩm này đã tác động rất lớn đến tình hình tiêu thụ của nhóm sản phẩm Vang ngọt. Người tiêu dùng ưa thích hơn với vị chát của Vang. Chính vì vậy, thời kỳ sau năm 1997, sản lượng tiêu thụ và doanh thu của nhóm Vang ngọt giảm mạnh. Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm có thể thấy rất rõ điều đó:

Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng nhóm Vang ngọt của Công ty Cổ phần Thăng Long

70 3 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1991-1995 1996-1999 2000-2003 Giai đoạn T ốc độ tă n g t rưở ng (%)

(Nguồn: Phòng Thị trường – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Nhóm Vang ngọt Thăng Long phát triển cao nhất là giai đoạn 1991- 1995, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 70%/năm. Đến giai đoạn 1996- 1999, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, trung bình đạt 3%/năm. Trong giai đoạn 2000-2003, tốc độ tăng trưởng có tăng nhưng vẫn ở mức thấp: 6,0%/năm. Cho tới 04 tháng đầu năm 2004, khả năng tiêu thụ nhóm Vang ngọt Thăng Long giảm đáng kể, so với cùng kỳ các năm trước, chỉ bằng 84% năm 2003; 97,3% năm 2002 và 104,3% năm 2001. Doanh thu tháng 4 năm 2004 so với cùng kỳ các năm chỉ bằng 40% năm 2003; 45% năm 2002 và 39% năm 2001.

Tình trạng đó không chỉ của riêng Công ty Cổ phần Thăng Long mà nhiều Công ty sản xuất Vang khác cũng gặp phải như Vang Gia Lâm, Vang Hữu Nghị, Vang Hà Nội, Vang Thanh Ba...

Bảng 9. Kết quả tiêu thụ Vang Gia Lâm, giai đoạn 1996 - 2000 Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000

Sản lượng tiêu thụ Nghìn lít/năm 50,0 78,0 97,0 98,0 32,5 Doanh thu Tỷ đồng/năm 0,5 0,78 0,97 0,98 0,33

(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Bảng 10. Kết quả tiêu thụ Vang Gia Lâm, giai đoạn 2000 - 2004 Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004

Sản lượng tiêu thụ Nghìn lít/năm 32,5 20,0 0 0 0

Doanh thu Tỷ đồng/năm 0,33 0,2 0 0 0

(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Trong bốn năm (1996 - 1999) tốc độ tăng trưởng của Công ty Vang Gia Lâm giảm giảm hàng năm từ 50 100%. Từ năm 2000, Doanh thu giảm nhanh về không năm 2002. Đến năm 2002, Công ty Vang Gia Lâm không sản xuất nữa.

 Vang Hữu Nghị

Bảng 11. Kết quả tiêu thụ Vang Hữu Nghị, giai đoạn 1996 - 2000

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000

Sản lượng tiêu thụ Nghìn lít/năm 320,0 420,0 510,0 520,0 678,0 Doanh thu Tỷ đồng/năm 3,2 4,4 5,3 5,4 7,1

(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Bảng 12. Kết quả tiêu thụ Vang Hữu Nghị, giai đoạn 2000 - 2004

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 4 tháng

2004

Sản lượng tiêu thụ Nghìn lít/năm 678,0 820,0 400,0 340,0 75,0 Doanh thu Tỷ đồng/năm 7,1 8,6 4,2 3,57 0,8

(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)

Doanh thu năm đầu sản xuất (1996) khá cao, tăng trưởng bình quân trong bảy năm (1996 - 2001) là 21,0%/năm, nhưng từ năm thứ tám (2002), chỉ còn non một nửa và tiếp tục giảm.

Các số liệu trên đây cho thấy xu thế tiêu dùng Vang ngọt đang giảm đáng kể, đặc biệt năm 2004 báo hiệu bước ngoặt bất lợi cho nhóm Vang ngọt. Bên cạnh sự sút giảm của nhóm Vang ngọt thì xu hướng tiêu dùng Vang chát lại đang tăng nhanh. Vang chát từng bước chiếm lĩnh thị trường thành phố và đẩy các sản phẩm Vang ngọt về thị trường nông thôn. Dẫn đầu trong việc sản xuất nhóm sản phẩm này là Công ty Vang Đà Lạt, Công ty Vang Pháp quốc... Trước thực tế này, Công ty tiếp tục nghiên cứu hướng đa dạng hoá sản phẩm mới và đến năm 2001 đã đưa ra thị trường các sản phẩm Vang chát đầu tiên của Công ty và bước đầu có những phản hồi tốt. Nhóm sản phẩm Vang chát của Công ty gồm 5 sản phẩm: Vang Vải thường, Vang Vải xuất khẩu, Vang Nho thường, Vang Nho xuất khẩu, Vang Bordeaux. Năm 2003, Công ty đã sản xuất Vang Nho chát, Vang Vải mỗi loại 10.000 lít nhưng khả năng tiêu thụ còn hạn chế do có đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Vang Đà Lạt Vang Pháp quốc và các sản phẩm Vang chát nhập ngoại khác.

Nhận định rằng rượu nặng sản xuất theo phương pháp công nghệ bao giờ cũng có nhu cầu tiêu dùng bền vững, năm 2004, Công ty đã tiếp tục nghiên cứu sản xuất thêm sản phẩm Vodka các loại. Hướng đa dạng hoá mới này tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do có đối thủ cạnh tranh lớn là rượu Vodka Hà Nội nhưng dự đoán sẽ là hướng đi hiệu quả của Công ty.

Như vậy, cho tới thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Thăng Long đã cung cấp cho thị trường 14 sản phẩm Vang và rượu các loại. Con số này cho thấy Công ty rất chú trọng đến vấn đề đa dạng hoá sản phẩm. Tuy vậy, hướng đa dạng hoá này của Công ty vẫn chỉ là đa dạng hoá theo dòng sản phẩm, đó là dòng sản phẩm Vang và rượu. Bên cạnh hướng đa dạng hoá này, Công ty cũng đã thực hiện đa dạng hoá theo hoạt động (nhà hàng, khách sạn, sản xuất đồ nhựa) nhưng quy mô còn nhỏ hẹp, hiệu quả kinh doanh chưa thật cao. Doanh thu chủ yếu của Công ty vẫn là từ sản xuất - kinh doanh Vang và rượu.

Những phân tích trên đây cho thấy Công ty Cổ phần Thăng Long từ khi thành lập đến nay đã rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hoá sản phẩm. Trong đó, quá trình đa dạng hoá của Công ty đã được thực hiện theo hai hướng: đa dạng

hoá theo dòng sản phẩm và đa dạng hoá theo hoạt động. Cùng với quá trình đa dạng hoá này, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, hướng đa dạng hoá này của Công ty cũng còn gặp phải một số tồn tại. Những thành tựu và những tồn tại trong hoạt động đa dạng hoá của Công ty sẽ được phân tích cụ thể ở phần dưới đây.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long” docx (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)