Chính sách quảng cáo

Một phần của tài liệu Đề tài: “Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long” docx (Trang 68 - 70)

3. Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tạ

3.5.3. Chính sách quảng cáo

Cơ sở lý luận

Ngày nay, quảng cáo đã trở nên quen thuộc đối với cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quảng cáo là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với hầu

hết các doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo nhìn chung có ba nhiệm vụ cơ bản: thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm. Mỗi nhiệm vụ thích hợp với từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ sống sản phẩm.

Cơ sở thực tiễn

Hoạt động quảng cáo của Công ty Cổ phần Thăng Long vẫn chưa được chú trọng như nhiều doanh nghiệp sản xuất nước giải khát khác. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần đầu tư hơn đối với hoạt động quảng cáo về sản phẩm của Công ty. Thêm vào đó, nước ép trái cây là loại sản phẩm mới của Công ty, vì vậy Công ty càng nên chú trong hơn nhằm tạo cầu và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Công ty.

Phương thức thực hiện

Các nội dung cụ thể của chính sách quảng cáo về nước ép trái cây của Công ty Cổ phần Thăng Long như sau:

-Xác định mục tiêu quảng cáo: sản phẩm nước ép trái cây của Công ty Cổ Phần Thăng Long được xem như là đang ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống. Do đó, chính sách quảng cáo của công ty về sản phẩm ở giai đoạn này tập trung chủ yếu vào mục tiêu là thông tin sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

-Thông tin quảng cáo có thể: “Nước ép trái cây là thứ nên uống, khi bạn có quyền lựa chọn”. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào loại phương tiện quảng cáo sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

-Phương tiện quảng cáo: mục tiêu của quảng cáo trong thời gian này là giới thiệu cho nên công ty nên sử dụng nhiều loại phương tiện để quảng cáo. Tuy nhiên, để xác định phương tiện quảng cáo thích hợp cần xác định rõ phạm vi và tần suất cần quảng cáo, cụ thể như sau:

Phạm vi quảng cáo: quảng cáo hàng năm phải đảm bảo bao quát 70% khách hàng mục tiêu của Công ty. Công ty đặt lượng khách hàng mục tiêu là khoảng 6 triệu người (Chiếm 10% thị phần). Do vậy, lượng khách hàng biết đến quảng cáo của công ty là 4,3 triệu người/ hàng năm.

Tần suất xuất hiện quảng cáo: phải đảm bảo trong khoảng thời gian nhất định mỗi khách hàng mục tiêu phải bắt gặp quảng cáo 10 lần.

Lựa chọn loại hình truyền tin: gồm có Báo, Truyền hình, phát thanh, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, các loại khác,…Trong đó, chủ yếu là TiVi và báo.

-Ngân sách quảng cáo: Ngân sách quảng cáo sẽ tính theo chi phí quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh và mức chi cho quảng cáo các loại sản phẩm Vang truyền thống của Công ty, bình quân khoảng 500 triệu/ năm.

Bảng 31. Tổng hợp chi phí quảng cáo

TT Phương tiện

quảng cáo Đơn giá

Tần suất quảng cáo

Giá thành (Đơn vị: Tr.Đ)

1 Báo 2 triệu/1 trang bình thường 24 lần /6tháng 48 2 Truyền hình 11 triệu/30 giây/giờ bình thường 30 lần/6 tháng 330 3 Tạp chí 3 triệu/trang bình thường 24 lần/6 tháng 72 4 Quảng cáo

ngoài trời

10 triệu/ tháng, khu cao điểm 6 60

5 Internet 10 triệu/Wedsite/6 tháng 1 lần/6 tháng 10

Tổng 520

(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Công ty mỗi năm chỉ nên quảng cáo 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 tháng. Từ việc tính toán ở bảng trên cho thấy Công ty nên chi cho quảng cáo hàng năm là khoảng 520 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long” docx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)