NGÂN HÀNG ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐCTC TÌM HIỂU CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (Trang 47 - 70)

4

4.1 Tổng quan về ngân hàng đặc biệt

4.1.1 Khái niệm

Ngân hàng hoạt động khơng vì lợi ích kinh doanh, mà mục tiêu của nó lại gắn chặt với chính sách xóa đói giảm nghèo của quốc gia, giúp những người nghèo thốt khỏi vịng luẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập thấp hơn”, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ đầu tư và tái sản xuất. Chính vì những mục tiêu hoạt động rất đặc biệt và những đóng góp to lớn, ý nghĩa của các Ngân hàng như thế vào nền kinh tế, em đã quyết định chọn đề tài “ Các Ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài để tìm hiểu.

4.1.2 Các nghiệp vụ

Nhận tiền gửi tiết kiệm Dịch vụ thanh toán ngân quỹ

Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Giải ngân cho vay qua thẻ đối với chương trình cho vay học sinh-sinh viên có hồn cảnh khó khăn

Phát hành trái phiếu được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.

4.2 Tìm hiểu 01 ngân hàng đặc biệt cụ thể nào đó (Ngân hàng CSXH Việt Nam)

Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP) là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Đặc trưng

 Hội, Đồn thể nhận ủy thác một số cơng đoạn cho vay

Ngân hàng Chính sách xã hội có hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Trong hai phương thức này, cho vay ủy thác chiếm hơn 98% tổng dư nợ (2017). Cho vay ủy thác nghĩa là Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác một số cơng đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là Hội, Đồn thể) gồm Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung ủy thác có thể tóm tắt là:

- Thơng báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng; tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả; họp đánh giá định kỳ hoặc đột xuất

- Tham gia buổi bình xét cơng khai hộ vay vốn của tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV); chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ TK&VV

- Phối hợp với các bên có liên quan kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay trả nợ.

- Việc ủy thác cho Hội, Đồn thể là nhằm cơng khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở. Việc bình xét hộ vay vốn cơng khai, dân chủ đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, việc ủy thác giúp đối tượng thụ hưởng tiếp cận dễ dàng, hiệu quả với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Quan hệ giữa Ngân hàng và Hội, Đoàn thể được xác lập qua văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận (cấp trung ương); văn bản liên tịch (cấp tỉnh, huyện) và hợp đồng ủy thác (cấp xã).

 Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV) là một tập hợp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Các thành viên (tổ viên) tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng thời cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng. Một tổ TK&VV phải có tối thiểu 5 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên; các tổ viên phải cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó các tổ viên được sắp xếp theo hướng liền canh, liền cư. Đến 2017 có 187.151 tổ TK&VV đang hoạt động.

Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành của ban quản lý tổ (một tổ trưởng và một tổ phó). Trong quy trình cho vay, họp bình xét cho vay là điều kiện tiên quyết để xét cho vay. Sau khi tiếp nhận đề nghị vay vốn từ phía hộ vay là thành viên của tổ (nếu chưa thì cần được xét kết nạp vào tổ), tổ trưởng tổ TK&VV chủ trì buổi họp bình xét cho vay, trong đó hộ vay có nhu cầu vay vốn nhất thiết phải được sự chấp thuận bằng biểu quyết của ít nhất 2/3 tổ viên tổ TK&VV hiện diện tại buổi họp bình xét cơng khai về vay vốn, với điều kiện phải có ít nhất 2/3 tổ viên tổ TK&VV đến dự buổi họp. Toàn bộ nội dung cuộc họp đều được ghi thành biên bản, gọi là biên bản họp tổ, do tổ phó là thư ký ghi chép lại. Buổi họp có sự chứng kiến của đại diện Hội, Đoàn thể nhận ủy thác quản lý tổ TK&VV đó và trưởng thơn/ấp/khu phố nơi tổ TK&VV hoạt động.

Tổ TK&VV hoạt động không tách rời với ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng:

- Trong mối quan hệ với ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp xã. Việc thành lập, thay đổi ban quản lý tổ hoặc giải thể tổ đều phải có sự chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trong mối quan hệ với Hội, Đoàn thể nhận ủy thác: tổ phải phối hợp với Hội, Đoàn thể; chịu sự giám sát, theo dõi của Hội, Đoàn thể.

- Trong mối quan hệ với Ngân hàng: Ngân hàng và đại diện ban quản lý tổ TK&VV ký kết hợp đồng ủy nhiệm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của tổ, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho ban quản lý tổ. Đối với các ban quản lý tổ TK&VV được Ngân hàng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm thì hàng tháng sẽ thực hiện thu tiền lãi vay và tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trong tổ, sau đó nộp cho Ngân hàng vào ngày giao dịch cố định tại điểm giao dịch xã.

 Điểm giao dịch xã

Biển chỉ dẫn điểm giao dịch xã NHCSXH

Suzuki Vitara là loại xe ô tô thường thấy phục vụ di chuyển đến điểm giao dịch xã Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2017 Ngân hàng có trên 10.900 điểm giao dịch xã.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và

cơng khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng tổ TK&VV và các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác. Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã được xem là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân.

Ngồi Ngân hàng Chính sách xã hội, từ năm 2017 có thêm Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam (Agribank) thực hiện hình thức điểm giao dịch lưu động. Tuy nhiên, Agribank thực hiện giao dịch ngay trên ô tô chuyên dùng.

Nghiệp vụ hiện hành

 Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác  Nhận tiền gửi tiết kiệm

 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ

 Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

 Giải ngân cho vay qua thẻ đối với chương trình cho vay học sinh-sinh viên có hồn cảnh khó khăn

 Phát hành trái phiếu được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.

Các chương trình cho vay hiện hành

Hiện nay Ngân hàng Chính sách đang thực hiện cho vay các chương trình sau (nguồn vốn Trung ương):

- Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ

- Cho vay hộ nghèo tại 64 huyện nghèo

- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg)

- Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay hộ mới thốt nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ

- Cho vay hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

- Cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số

31/2007/QĐ-TTg ngày 5 tháng 3 năm 2007 và Quyết định 306/2016/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

- Cho vay dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW)

- Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (vay vốn của Ngân hàng Thế giới - WB)

- Cho vay đối với hộ gia đình và người có HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang (vay vốn của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp - IFAD)

- Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

- Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn:

Tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên khó khăn được gọi là Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn. Tiền thân của chương trình này là Chương trình cho vay từ Quỹ tín dụng đào tạo do Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Incombank), nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) thực hiện từ năm 1998 đến năm 2002. Quỹ tín dụng đào tạo được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với sinh viên, học sinh đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ban đầu Quỹ này được Chính phủ quy định quy mơ 100 tỉ đồng, trong đó cấp ngân sách 30 tỉ đồng, cịn lại do sự tự nguyện góp vốn của các ngân hàng thương mại, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngày 1 tháng 7 năm 1998, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 218/1998/QĐ-NHNN1 giao Ngân hàng Công thương Việt Nam quản lý và cho vay từ Quỹ tín dụng đào tạo; Quyết định số 219/1998/QĐ-NHNN1 về việc ban hành "Thể lệ tín dụng đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề".

Theo Ngân hàng Công thương, hầu hết ngân hàng thương mại khơng góp vốn cho Quỹ tín dụng đào tạo. Tính đến tháng 4 năm 2002, nguồn vốn của Quỹ chỉ là 65,5 tỉ đồng; dư nợ cho vay là 62 tỉ đồng. Vốn khơng quay vịng được do thời gian cho vay đến 10 năm, trong khi theo đánh giá của Vụ Cơng tác Chính trị (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì khơng hiếm học sinh, sinh viên ra trường nhưng khơng có sự tự giác trả nợ, góp phần khiến nguồn vốn từ quỹ gần như cạn kiệt.

Tháng 5 năm 2003, Ngân hàng Công thương bàn giao 76,37 tỉ đồng dư nợ chương trình Quỹ tín dụng đào tạo cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngày 18 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, thay thế Quyết định 51/1998/QĐ-TTg. Đến ngày 27 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ- TTg. Qua một thập niên triển khai, Ngân hàng đã cho vay hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, doanh số cho vay có xu hướng suy giảm do mức cho vay thấp so với nhu cầu thực tế, hay do trường đào tạo chậm trễ trong thủ tục xác nhận sinh viên. Vẫn

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐCTC TÌM HIỂU CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (Trang 47 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)