Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnhThái Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnhThái Nguyên

4.1.1. Điều kin t nhiên tnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km², dân số hiện nay là hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đơ Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.

Địa hình:

Thái Ngun có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Ngồi dãy núi trên cịn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đơng bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại khơng phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

33 Dân cư và phân bốdân cư:

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mơng, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thịvà đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/ km2, cao nhất là Thành phố Thái Nguyên với mật độ1.260 người/ km2.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên - Giao thông Đường bộ

Tổng chiều dài Đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống Đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

- Giao thông Đường sắt

Hệ thống Đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.

Tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản (vận chuyển than).

Tuyến Đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều, tuyến Đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.

Hệ thống Đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cảnước.

34 - Giao thơng Đường thuỷ

Thái Ngun có 2 tuyến Đường sơng chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sơng chính là sơng Cầu và sơng Cơng.

Đề án chống lũ lụt sông Cầu được Liên danh Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng Cơng ty Xây dựng cơng trình giao thơng 8 thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) - hợp đồng BT. Đề án gồm có 9 dự án thành phần: Dự án số 1 và số 2: Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bờ hữu, đê bờ tả sông Cầu đoạn qua Thành phố Thái Nguyên; Dự án số 3: Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê hai bên suối Mo Linh đoạn qua Thành phố Thái Nguyên; Dự án số 4: Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở đê hai bên sông và xây dựng 3 bến thuyền tại thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống; Dự án số 5: Xây dựng hồn thiện hệ thống đường giao thơng hai bên bờ sông Cầu; Dự án số 6: Nạo vét, mở rộng lịng sơng đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống; Dự án số 7: Xây dựng mở rộng đập Thác Huống, đập Quang Vinh; Dự án số 8: Xây dựng mới 4 cây cầu (cầu Quang Vinh, cầu Quang Vinh 2, cầu Xuân Hòa, cầu Huống Thượng) và sửa chữa, nâng cấp cầu Gia Bẩy; Dự án số 9: Xây dựng cầu Bến Oánh, cầu Mo Linh qua suối Mo Linh.

Các cơng trình thuộc dựán sau khi hoàn thành cũng sẽ đảm bảo công tác an tồn phịng chống lũ cho khu vực hai bên bờ sông Cầu, Thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy vận chuyển hàng hóa, đồng thời khơi phục khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Dự án cũng sẽ kết nối Thành phố Thái Nguyên với các khu đơ thị mới phía bờ Đơng của Thành phố, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và dịch vụ du lịch, khách sạn của Thành phố; tạo cảnh quan đô thị văn minh, đảm bảo Thành phố Thái Nguyên đủ tiêu chuẩn đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.

35

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 01/01/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Thái Nguyên đã có những bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở nguyện vọng và đề xuất của đông đảo nhân dân và các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Thái, căn cứ tờ trình của Chính phủ, ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết phê chuẩn việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có tỉnh Bắc Thái. Theo đó, từ ngày 1/1/1997, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn được tái lập, mở ra chặng đường phát triển mới cho mỗi địa phương. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta có thể thấy một số thành tựu nổi bật mà tỉnh Thái Nguyên đạt được trong 20 năm qua như sau:

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng được tăng cường; cơng tác an ninh chính trị, trật tự an toàn toàn xã hội được giữ vững.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và ngày một hồn thiện, nhiều cơng trình, dự án trọng điểm có tác động tích cực đến sự phát triển trước mắt và lâu dài của tỉnh đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác. Trong sốđó phải kể đến các khu cơng nghiệp tập trung như n Bình, Điềm Thụy, Sơng Cơng; Dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới…

Công tác chỉnh trang đô thị được tăng cường, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được quan tâm. Thái Nguyên được Chính phủđưa vào quy hoạch thuộc Vùng Thủ đô Hà Hội. Năm 2010, TP Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Năm 2015, thị xã Sông Công được nâng cấp lên thành phố, huyện PhổYên được nâng cấp lên thị xã.

36

Kinh tế xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ln nằm vị trí trong tốp các tỉnh có chỉ số tăng cao. Năm 2016, chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trên 15%, là tỉnh thứ 2 trong cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao. Thu ngân sách Nhà nước tăng từ hơn 600 tỷ đồng năm 1997 lên trên 9.500 tỷ đồng (tăng gần 16 lần); giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 4 trong 10 tỉnh vùng Thủđô Hà Nội; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đứng thứ 3 cả nước; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt…

Hạ tầng du lịch được củng cố, các điểm di tích lịch sử, văn hóa được đầu tư nâng cấp và xếp hạng. Di tích ATK Định Hóa được Chính phủ cơng nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Ngày 18/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Công tác thu hút đầu tư đã có sự chuyển đổi về chất. Từ chỗ phát triển công nghiệp truyền thống, sản xuất nhỏ, dựa vào tài nguyên, sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)