Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý tài chính đất đai và công tác

4.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Số thuế thu từ tiền thuê đất không cao, hiện tượng chậm nộp, nợ đọng tiền thuê đất khá lớn, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

Thứ nhất, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về thực hiện kiềm chế lạm

52

phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, dẫn đến thịtrường bất động sản đóng băng.

Ngân hàng thắt chặt cho vay đối với hoạt động đầu tư bất động sản, cộng với lãi suất ngân hàng cho vay cao. Mặt khác, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên cũng làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án, cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền SDĐ đối với Nhà nước của các chủ đầu tư dự án.

Thứ hai, công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án và việc giao đất trên thực địa chưa đồng bộ, một số dự án do phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, thay đổi loại hình đầu tư dự án, thay đổi diện tích tính thu tiền SDĐ: Từ dự án xây dựng khu nhà ở hỗn hợp điều chỉnh thành dự án xây dựng khu nhà ở xã hội cho Người thu nhập thấp; xây dựng khu nhà ở sinh viên...việc này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của các dự án do chưa có diện tích cụ thể để thu tiền sử dụng đất hoặc phần diện tích của những dự án chuyển đổi loại hình đầu tư sẽ không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất.

Thứ ba, chính sách quản lý các khoản thu từ đất hiện nay còn nhiều bất cập, thể hiện:

- Giá thu tiền sử dụng đất chưa thật sự phù hợp với giá thị trường làm cho một số chủ các dự án kiến nghị UBND tỉnh xác định lại giá. Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành cịn một số vị trí điều chỉnh còn chưa phù hợp với giá thị trường.

53

Bng 4.7. Đánh giá ý kiến v giá thu tin s dụng đất hin nay ca các t chc kinh tế và người qun lý

Nội dung điều tra Giá thu tiền sử dụng đất hiện nay phù hợp với giá thị trường?

Đối tượng điều tra Các tổ chức kinh tế Người quản lý

Rất không đồng ý 2 1 Không đồng ý 20 5 Tương đối đồng ý 7 4 Đồng ý 1 0 Rất đồng ý 0 0 Tổng cộng 30 10

(Ngun: Tng hp t phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng giá thu tiền sử dụng đất hiện nay không phù hợp với giá thị trường (chiếm tới 75,5 % các tổ chức kinh tếvà 72,4 % người quản lý được hỏi). Tỷ lệ rất ít các tổ chức kinh tế và người quản lý đồng ý với giá thu tiền sử dụng đất hiện nay (tương đối đồng ý là 7% và 24%, đồng ý là 1% và 0%). Điều này cho thấy giá thu tiền sử dụng đất hiện nay chưa phù hợp với giá thị trường.

+ Việc thay đổi chính sách vềđơn giá thuê đất và một số dự án thuê đất đã hết thời hạn ổn định đơn giá thuê đất 5 năm nhưng Sở Tài chính tỉnh chưa kịp thời ban hành Quyết định điều chỉnh đơn giá cho thuê đất. Điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu thuế của cơ quan thuế và việc nộp tiền thuê đất của các dự án.

+ Do quy định của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản không cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm phối hợp, giữa chính quyền cơ sở và cơ quan nhà nước có liên quan, trong việc quản lý

54

chuyển nhượng bất động sản. Điều đó đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng ngầm, dưới hình thức thu hồi đất của doanh nghiệp này và giao đất cho doanh nghiệp khác. Ngành thuế có thể chỉ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, còn phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất thuê không thể thu được, dẫn đến thất thu phổ biến ở sắc thuế này và đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp chuyển nhượng.

+ Về giá bồi thường giải phóng mặt bằng tại các dự án cũng gây bức xúc cho người dân và gây khó khăn cho chủ đầu tư. Chẳng hạn, cùng là một dự án, cùng một dải đất nhưng vì dự án đi qua nhiều địa phương khác nhau nên giá đất tính tiền bồi thường cũng khác nhau, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, làm tiến độ dự án bị chậm lại, gây khó khăn cho chủđầu tư.

Thứ tư, khả năng tài chính của một số chủ dự án đầu tư còn yếu, nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, đầu tư dàn trải thiếu tập trung nên gặp khó khăn về tài chính. Một số dự án chủ đầu tư đồng thời với việc triển khai đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị, lại được UBND tỉnh cho phép triển khai dự án theo hình thức BT. Vì vậy, việc ứng vốn thi công xây dựng các cơng trình BT lớn, nằm ngồi kế hoạch của chủ đầu tư nên đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính, dẫn đến chậm nộp tiền sử dụng đất vào NSNN. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số chủ doanh nghiệp còn chưa cao, không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp tính phạt chậm nộp tiền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý Thuế nhưng tình trạng này vẫn xảy ra.

Hiệu quả sử dụng đất thuê của một số dự án không cao, dẫn đến nợ tiền thuê đất. Một số dự án thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng làm ăn không hiệu quả, thua lỗ nên đã phải giải thể, phá sản, khơng có khả năng trả tiền th đất. Bên cạnh đó, khơng ít doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng đất không hiệu quả, lợi nhuận sản xuất không đủ để bù đắp chi

55

phí sản xuất, do đó khơng có tiền để nộp tiền thuê đất vào NSNN. Nhiều trường hợp sử dụng đất th khơng đúng mục đích khi được cho thuê đất, cho thuê lại đất với đơn giá cho thuê lại cao hơn đơn giá thuê đất phải trả cho Nhà nước để thu lợi nhuận. Một số chủ dự án khơng có tiềm năng về tài chính, không đủnăng lực để đầu tư nhưng vẫn xin UBND tỉnh thuê đất với mục đích chờ giá bất động sản tăng lên để chuyển nhượng kiếm lời.

Tình trạng trên xảy ra chủ yếu là do quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, bởi quản lý nhiều sắc thuế khác nhau nên công việc phát sinh nhiều trong quá trình quản lý. Trong khi đó đội ngũ cán bộ làm cơng tác về đất đai rất ít (cán bộ Cục Thuế là 03 người, cán bộ ở các Chi Cục Thuế là 10 người) và hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản về công tác quản lý đất đai, chủ yếu là tự học hỏi qua đồng nghiệp và tự nghiên cứu chính sách qua văn bản nên gặp những khó khăn trong q trình làm việc và xử lý các sự vụ khi phát sinh, đặc biệt là đối với cán bộ mới đảm nhiệm cơng việc này. Trong khi đó, trình độ tin học và khả năng tác nghiệp quản lý thuế trên máy tính của đội ngũ cán bộ thuế, nhất là những cán bộ lớn tuổi còn bị hạn chế.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai của các ngành chức năng chưa được thường xuyên, chưa thực sự được chú trọng. Bảng 4.8 dưới đây cho thấy đa số cả người quản lý và các tổ chức đều đồng ý với công tác quản lý hiện nay (tương đối đồng ý chiếm tỷ lệ 65% và 60,5%, đồng ý chiếm tỷ lệ13% và 15%) tương ứng.

56

Bng 4.8. Đánh giá ý kiến đánh giá công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất và thanh tra ca các t chc kinh tế và người qun lý

Nội dung điều tra

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất trên địa

bàn thành phố hiện nay đang được chú trọng?

Các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất

của Doanh nghiệp?

Đối tượng điều tra Các tổ chức kinh tế Người quản Các tổ chức kinh tế Người quản

Rất không đồng ý 0 0 0 0 Không đồng ý 0 0 0 0 Tương đối đồng ý 4 3 10 3 Đồng ý 18 5 15 2 Rất đồng ý 8 2 5 5 Tổng cộng 30 10 30 10

(Ngun: Tng hp t phiếu điều tra)

Với hai câu hỏi trên khơng có tổ chức hay cơ quan nào cho rằng công tác giao đất được chưa được chú trọng nhưng theo em thấy số lượng dự án treo trong những năm qua trên địa bàn tỉnh tăng lên do chủ đầu tư khơng có năng lực, chậm giải phóng mặt bằng, xin điều chỉnh quy hoạch hoặc xin đất để chờ giá bất động sản lên cao chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư khác kiếm lời… Chỉ tính riêng hàng trăm dự án “treo” như vậy đã khiến ngân sách tỉnh Thái Ngun thất thu đáng kể. Chính vì vậy công tác này cần được quan tâm hơn nữa qua các năm tới.

Cơng tác quản lý đất vẫn cịn bị bng lỏng, tình trạng sai phạm trong khi xử lý cơng việc vẫn xảy ra. Sở dĩ có tình trạng này là do ý thức, thái độ làm việc của một số bộ phận cán bộ, công chức thuế trong lĩnh vực quản lý đất đai chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự phức tạp của công tác quản lý đất nên dẫn đến sai phạm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý thuế. Một số chương trình đào tạo do Tổng Cục Thuế trực tiếp đảm nhận chưa có đủ nội dung mà các Cục Thuế địa phương đang cần đào tạo, một số nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng được đào tạo. Việc

57

đào tạo, bồi dưỡng của Cục Thuế đôi khi chưa kịp thời, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Số đối tượng được cử đi đào tạo cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của Chi Cục Thuế. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ tin học cũng như chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý đất đai hiện nay cũng chưa thực sự hợp lý, đó là: cịn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa chú trọng đến kỹ năng thực hành; Chưa phân nhóm đối tượng để đào tạo, các lớp học thường được tổ chức cho nhiều đối tượng với những trình độ tin học và chuyên môn khác nhau nên gây lãng phí thời gian và không gây hứng thú cho người học. Bên cạnh đội ngũ chuyên viên chun sâu thì địi hỏi đội ngũ lãnh đạo cấp phòng và cấp Chi Cục Thuế cũng cần có kiến thức chuyên sâu về đất và kỹnăng tin học nhất định, song một số cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng được đòi hỏi này.

Theo kết quả điều tra ở Bảng 4.9, với sự nhất trí cao của các tổ chức kinh tế và người quản lý được hỏi (62% và 42% tương đối đồng ý và rất đồng ý) chứng tỏ công tác phối hợp giữa các ngành trên địa bàn tỉnh hiện nay tốt. Khơng có tổ chức và cán bộ nào cho rằng sự phối hợp là không tốt.

Điều này có nghĩa trong cơng tác phối hợp giữa các ngành vẫn chưa hoàn toàn nhận được sự đồng thuận giữa người quản lý và các doanh nghiệp.

Bng 4.9. Đánh giá ý kiến đánh giá công tác phối hp gia các ngành trên địa bàn tnh hin nay

Nội dung điều tra Công tác phối hợp giữa các ngành trên địa bàn tỉnh hiện nay rất tốt?

Đối tượng điều tra Các tổ chức kinh tế Người quản lý

Rất không đồng ý 0 0 Không đồng ý 0 0 Tương đối đồng ý 9 3 Đồng ý 21 3 Rất đồng ý 0 4 Tổng cộng 30 10

(Ngun: Tng hp t phiếu điều tra)

Công tác tham mưu và chỉ đạo chưa quyết liệt cùng với sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý, kiểm tra tình hình

58

sử dụng đất đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên; việc xử lý các vi phạm về đất đai chưa thống nhất, còn đùn đẩy, né tránh. Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề này là do: Hệ thống tổ chức của các ngành, chính sách pháp luật đất đai được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, nhưng chưa khẳng định sự phù hợp với yêu cầu của một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, vận hành trong cơ chế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nhiều bất cập trong phân hạng và định giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai còn nhiều lúng túng…

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)