CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẤP XÃ CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẤP XÃ CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN,THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẤP XÃ CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN,THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÀNH PHỐ CẦN THƠ tâm thành phố khoảng 17 ki-lơ-mét về phía tây, là huyện được chia tách thành lập từ năm 2004 theo Nghị Định số 05 của chính phủ.
Huyện Phong Điền có sáu xã và một thị trấn, phía Bắc giáp Quận Bình Thủy và Quận Ơ Mơn, phía Tây giáp Huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp Huyện Châu Thành A (Tỉnh Hậu Giang), phía đơng giáp Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng.
Về điều kiện tự nhiên: kinh rạch vùng Phong Điền Chằng chịt như mạng nhện, có nhiều loại cây trái phong phú. Ngồi ra các loại chim thú, cá, tơm ở Phong Điền có rất nhiều chủng loại. Đó cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên nuôi lớn biết bao thế hệ con người Phong Điền.
Năm Minh Mạng thứ XX (1834) huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên được thành lập. Cũng trong năm này có một số họ tộc từ Huế đến vùng Phong Điền Cần Thơ mở đợt khai khẩn đầu tiên.Trong đó có các gia tộc: Võ tướng Trần Văn Chiến và quan Văn Lê Tam. Hai ông đều là quan triều Tây Sơn. Khi nhà Nguyễn chiến thắng, họ rời quê bỏ vào Nam lập nghiệp. Theo tác giả Lê Hữu Uy, từ sự kiện này mới có tên gọi Phong Điền, như một cách ghi nhớ nguyên quán Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Do đó những gia tộc này tự đặt tên nơi mình sinh sống để vừa xác lập địa phương, vừa được nhớ đến kỷ niệm quê hương, bản quán vùng đất kinh kỳ, Phong Điền cũng có cầu Trường Tiền (thuộc Mỹ Khánh), giống tên gọi cầu Trường Tiền ở Huế [70, tr.23].