Những hạn chế, yếu kém về chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths CTH chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện phong điền, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 39 - 46)

CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

2.2.2. Những hạn chế, yếu kém về chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã và nguyên nhân

cấp xã và nguyên nhân

* Những hạn chế, yếu kém về chất lượng

Một số nội dung hoạt động chưa đáp ứng tốt yêu cầu; chất lượng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh trên địa bàn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, (2015), Điều 33. Nhiệm vụ,

quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã bao gồm [57, tr.21].

Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã [57, tr.45].

Thế nhưng, trên thực tế quyền giám sát này của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện chưa được thực hiện tốt, còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện giám sát, các nội dung giám sát chưa được thực hiện tồn diện, cịn chồng chéo, bất cập, hiệu quả giám sát chưa cao, hiệu lực còn thấp, tác dụng đối với các đối tượng giám sát còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 50% số cán bộ được hỏi, khoảng 48% số người dân được hỏi đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện cịn nhiều hạn chế, chất lượng trung bình và hạn chế.

Thường trực HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền từng lúc,từng nơi thực hiện nhiệm vụ chưa thật sự phát huy tốt vai trị của mình.

Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ này của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền có lúc chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn, còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát, có tới 53,38% số cán bộ chỉ đánh giá ở mức khá và trung bình đối với hoạt động này của HĐND cấp xã trên địa bàn. Đây là vấn đề đặt ra cần phải được nhìn nhận đúng và thực thi giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hơn nữa trong thời gian tới.

Tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động chưa hiệu quả; một số cán bộ chính quyền cấp xã suy thối về phẩm chất đạo đức, lối sống, hoàn thành nhiệm vụ chưa cao.

Chất lượng đội ngũ cán bộ xã chưa đồng đều, còn bất cập so với yêu cầu. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số xã cịn thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng, việc trẻ hóa cán bộ, cơng tác cán bộ nữ chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Công tác đánh giá cán bộ có nơi cịn hình thức, có biểu hiện né tránh, nể nang; tinh thần tự phê bình và phê bình khơng cao. Cơng tác bố trí và đề bạt cán bộ ở một số xã còn biểu hiện cục bộ, địa phương. Một số cán bộ chưa tích cực học tập; trình độ lý luận và chun mơn nghiệp vụ cịn thấp hoặc chun môn không phù hợp với nhiệm vụ được phân công; tác phong, lề lối làm việc thiếu khoa học; chưa chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, chất lượng và hiệu quả công tác chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có tới 43,05% số cán bộ được hỏi và 34,15% số người dân được hỏi đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền chỉ ở mức bình thường, thậm chí cịn có trường hợp khó trả lời.Thực trạng đội ngũ cán bộ này đòi hỏi cần phải khắc phục thì mới có thể nâng cao được chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo Điều 36, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã, lãnh đạo điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của

HĐND và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh phịng chống tội phạm và cá hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng chống quan liêu tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do danh dự, nhân phẩm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơng sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của chủ tịch UBND; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, phịng, chống cháy nổ, áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp ủy quyền.

Một bộ phận nhân dân cịn thiếu tin tưởng, khơng hài lịng với hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã.

Nhận định của Đảng ta: “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực cịn bị vi phạm. Có lúc,có nơi việc thực hành dân chủ cịn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.168]; “Những hạn chế yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân: Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ,quyền làm chủ của nhân dân cịn thiếu và chưa đồng bộ. Khơng ít cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương về phát huy dân chủ trong xã hội” [24, tr.168] cũng đúng với trường hợp cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền. Hiện nay có một nghịch lý là cơ sở có chính quyền, có cơ quan đại biểu của dân, mà dân thì khơng tin tưởng, đơn thư khiếu tố vẫn gửi vượt cấp lên trên, lên Trung ương cịn nhiều. Dân phản ứng tập thể gay gắt vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là dân đã mất lịng tin, đã khơng

chịu đựng nổi sự thoái hoá biến chất, thách thức dư luận, coi thường pháp luật của một số cán bộ và thậm chí cả tập thể lãnh đạo chính quyền cấp xã.

Thời gian qua, chính sự làm việc kém hiệu quả, vi phạm quyền làm chủ của người dân địa phương, cũng như thái độ trách nhiệm cịn nhiều hạn chế trong một số cán bộ chính quyền cấp xã trong việc giải quyết một số vụ việc đã làm cho một bộ phận nhân dân không thực sự hài lòng và tin tưởng vào hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã. Cơng tác bồi hồn giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn; giải phóng, đền bù cho hộ dân cịn bất cập vướng mắc từ phía các hộ dân. Điều đó đã gây nên sự thiếu tin tưởng, khơng hài lịng đối với hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã của dân cư trên địa bàn. Một số hộ gia đình cố tình xây dựng trái phép, xây dựng đối phó, xây nhà tạm… để chờ được đền bù mặc dù đất đã được thông báo và nằm trong diện quy hoạch. Nhưng hiện tại mọi công việc đã ổn thỏa và giải quyết hầu hết mọi khiếu nại của người dân.

* Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất là, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường và yêu cầu phát triển nhanh của huyện Phong Điền trong thời gian qua.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta ln chăm lo kiện tồn và củng cố chính quyền cấp cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã so với tiến độ chung của hệ thống chính trị có phần chậm hơn, cơng tác cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã chậm được chú ý đúng mức, luôn thay đổi, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở.

Thời gian qua, với tư cách là một huyện vùng ven của thành phố Cần Thơ là nơi có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn bình quân hàng năm khoảng hơn 13%. Sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn toàn thị trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi và thúc bách phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức của chính quyền. Trong điều kiện phát triển như thế, mặt thành cơng trong

hoạt động của chính quyền cấp xã là không thể phủ nhận, nhưng những hạn chế, bất cập của chính quyền cấp xã cũng dễ dàng và nhanh chóng bộc lộ. Mặc dù huyện cũng đã chú ý xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã, nhưng những hạn chế, yếu kém của chính quyền các xã trên địa bàn không thể khắc phục một sớm một chiều.

Thứ hai là,phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã; năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ cấp xã vừa chưa đáp ứng kịp yêu cầu công cuộc đổi mới, vừa chưa đáp ứng được đòi hỏi mong đợi của nhân dân. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ và hoạt động chồng chéo, đã xuất hiện sự suy thoái về đạo đức, phẩm chất, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, ức hiếp, sách nhiễu nhân dân ở một số ít cán bộ cấp xã trên địa bàn. Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã cịn mang tính bình qn, thụ động, ỷ lại, trơng chờ, thối thác trách nhiệm. Điều cần chú ý là, cùng với nó là những tệ nạn mới phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, thói vụ lợi, thực dụng, thiển cận đi liền với tâm lý háo danh, hư thực đã dẫn đến hiện tượng mua bằng, dùng bằng cấp để “trang sức”, để thành đạt, thành tiến. Việc coi thường và vi phạm pháp luật thường đi liền với những sai lệch về chuẩn mực đạo đức.

Tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là nghiêm trọng, như Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhận định, không phải là khơng diễn ra ở các xã của huyện. “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp hơn” [24, tr.44]. Trong khi đó, “Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” [24, tr.172]. Tình trạng quan liêu, tham nhũng và tính kém hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến chất lượng thấp trong hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với tổ chức đảng và chính quyền cơ sở. Chỉ số chất lượng có đến khoảng 50% số cán bộ

chính quyền cấp xã ở mức trung bình và yếu qua khảo sát thực tế đã nói lên những hạn chế về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nơi đây, cịn chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Có đến 61,25% số người được hỏi cho rằng sự hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn [71, tr.34].

Thứ ba là, hệ thống chính sách, hành chính, điều kiện, cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cấp xã cịn nhiều bất cập.

Thực tiễn đời sống xã hội đã chứng minh rõ điều này. Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện đều có cải cách đổi mới rõ nét ở mức độ khác nhau, nhưng người dân khiếu kiện ngày càng đông và vẫn kêu ca về sự phiền hà sách nhiễu của các cơ quan hành chính ở cơ sở. Vì thế, trong cải cách thể chế nền hành chính, Đại hội lần thứ XII của Đảng vẫn tiếp tục lựa chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, là trọng tâm trong quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

Hoạt động của chính quyền cấp xã diễn ra hàng ngày, hàng giờ trực tiếp với nhân dân. Mọi cử chỉ, tác phong, lời nói, cách thức tiếp xúc giải quyết công việc cho dân của cán bộ cấp xã thể hiện bộ mặt của Nhà nước ta. Người dân nhìn vào chính quyền cấp xã để đánh giá Nhà nước, để có lịng tin hay sự bất bình đối với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cấp xã là khâu cuối cùng trong dây chuyền tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống trở thành hiện thực. Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng, có hay đến đâu nhưng không được tổ chức thực hiện tốt ở cấp cơ sở thì cũng chỉ nằm trên giấy, sẽ lâm vào tình trạng nói nhiều làm ít, nói hay mà làm dở. Thế nhưng, trên thực tế việc cải cách hành chính ở cơ sở, ở cấp xã chưa được chú trọng; hệ thống chế độ, chính sách và kinh phí đảm bảo cho hoạt động của chính quyền và đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập; tính chất “vác tù và hàng tổng” trong cán bộ các xã, làng, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện Phong Điền không phải là không diễn ra.

Nguồn gốc sức mạnh hiệu lực hiệu quả của Nhà nước ta là ở chỗ nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua các cơ quan đại biểu, các tổ chức, đoàn thể xã hội gián tiếp và trực tiếp, bày tỏ ý chí nguyện vọng ý kiến của mình trong q trình xây dựng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trên địa bàn cơ sở, nhân

Một phần của tài liệu Ths CTH chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện phong điền, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w