CÁN BỘ CHỦ CHỐT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT

Một phần của tài liệu Ths CTH chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt phú quốc đáp ứng yêu cầu của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Trang 25 - 41)

CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT

1.2.1. Cán bộ chủ chốt

Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, cơng chức được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 quy định: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [Error: Reference source not found].

Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản:

Cán bộ được sự uỷ nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.

Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị.

Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công, công tác sau khi hồn thành chương trình đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.

Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ, căn cứ vào nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.

Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình

thành từ tuyển dụng, phân cơng cơng tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm đề bạt hoặc bầu cử.

Từ trước đến nay, trong công tác cán bộ, trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng đề cập rất nhiều đến cán bộ chủ chốt.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất và những tiêu chí cụ thể để xác định trong bộ máy tổ chức của một cấp thì những ai được gọi là cán bộ chủ chốt và ai không phải là cán bộ chủ chốt. Theo Từ điển tiếng Việt (2000) của Nxb Đà Nẵng, từ “Chủ chốt” là: “Quan trọng nhất, có tác dụng làm nịng cốt”.

Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn vị cơng tác, sản xuất kinh doanh, có quyền ra những quyết định về chủ

trương, có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định.

Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt:

Thứ nhất, các cán bộ chủ chốt là những người tham gia vào quá trình

hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng, chính sách phát triển kinh tế; xây dựng nên cơ chế và thể chế quản lý kinh tế của địa phương, đất nước, giúp Nhà nước xây đúng đắn dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương, do đó đảm bảo cơng bằng xã hội và phát triển toàn diện nền kinh tế. Hơn thế nữa, họ còn là những người quyết định tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế và lựa chọn cán bộ để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Thứ hai, các cán bộ chủ chốt là những người biến chủ trương, đường lối,

chiến lược, chính sách, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Họ sử dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của nền kinh tế theo nguyên tắc tập trung

dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và quản lý kinh tế ở phạm vi cả nước hay từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cụ thể. Dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chiến lược... phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra, các cán bộ chủ chốt kinh tế thực hiện việc phối hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mất cân đối, những mâu thuẫn phát sinh trong q trình quản lý giúp cho tồn bộ nền kinh tế vận hành đúng hướng và đạt được những mục tiêu làm cho đất nước ngày càng phát triển.

Thứ ba, các cán bộ chủ chốt là người có thể thu thập được những nguyện

vọng chính đáng và hợp lý của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Công việc của họ gắn liền với cuộc sống của nhân dân, đôi khi họ phải làm việc trực tiếp với nhân dân, với các thành phần kinh tế để tìm hiểu mức sống và nguyện vọng của nhân dân, tình hình hoạt động và mong muốn của các thành phần kinh tế đối với Nhà nước. Trên cơ sở đó Nhà nước cùng các cán bộ chủ chốt tìm ra các giải pháp, chính sách thích hợp để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động.

Thứ tư, các cán bộ chủ chốt giúp Nhà nước sử dụng và khai thác có hiệu

quả nhất các nguồn lực và cơ hội của quốc gia. Trong quá trình vạch ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, họ có khả năng tổng hợp, phân tích các thơng tin thu thập được về thực trạng các nguồn lực, các điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng của đất nước, v.v... Để đưa ra các phương án hoạt động tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, v.v...Trong q trình thực hiện cơng việc quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, các cán bộ chủ chốt chính là những người phát hiện ra những cơ hội và thách thức của đất nước trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, họ cùng Nhà nước tìm ra những việc làm cụ thể nhằm hạn chế những nguy cơ, khó khăn có thể xảy ra kìm hãm đà phát triển của đất nước và nắm bắt những cơ hội, thời cơ phát triển đất nước.

1.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt Phú Quốc để đáp ứng yêu cầu xây dựng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Có một số đặc điểm của các Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ảnh hưởng đến yêu cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt:

i) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sinh ra không phải để cạnh tranh thu hút nguồn lực với các địa phương khác trong cả nước mà chức năng của đặc khu là cạnh tranh và liên kết quốc tế với các đặc khu khác của thế giới và trong khu vực. Vì thế, phải xây dựng năng lực cạnh tranh “Vượt trội” cho đặc khu theo chuẩn mực quốc tế ở đẳng cấp cao nhất.

Việt Nam đang đi sau rất xa so với các nước trong phát triển đặc khu, nên để có thể cạnh tranh được với các đặc khu đã thành cơng thì phải có cơ chế chính sách vượt trội. Điều này đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

ii) Bên cạnh cơ chế chính sách vượt trội, để các chính sách, quyết định trong đặc khu có thể triển khai nhanh chóng và hiệu quả thì vấn đề giải quyết tiếp theo là mơ hình tổ chức chính quyền đặc khu. Hiện nay có hai mơ hình tổ chức chính quyền đặc khu:

Thứ nhất, là tổ chức theo mơ hình “Chính quyền một người” là Trưởng

đặc khu.

Thứ hai, là tổ chức chính quyền một cấp, có Hội đồng nhân dân và Uỷ

ban nhân dân.

Dù theo mơ hình nào thì u cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt là rất cao.

Với những đặc điểm và yêu cầu của một Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, có những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Phú Quốc trước mắt và trong thời gian tới.

Kinh nghiệm quốc tế đối với việc phát triển các đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do, cũng cho thấy, sự thành công hay thất bại của các đặc khu kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trọng tâm như thể chế, cơ chế chính sách (đất đai,

tài chính, ngân hàng, thuế, nhân lực...); nền hành chính (tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính...).

Theo Dự thảo Luật (điều 40, 41), đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ khơng có Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân mà thay vào đó là trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt “Là người đứng đầu đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quyết định và tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp, ủy quyền của chính quyền địa phương tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên; thực hiện quản lý, điều hành tồn bộ hoạt động hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” và “Do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức”. Trưởng đặc khu có 116 thẩm quyền (ra quyết định của chính quyền theo quy định) trên 13 lĩnh vực như: Tài chính, ngân sách, đầu tư cơng, đầu tư kinh doanh, quy hoạch, xây dựng, đô thị, nhà ở và bất động sản, tài nguyên, môi trường, giao thông vận tải, cơng nghiệp... Điều này có nghĩa là đội ngũ cán bộ chủ chốt có vai trị rất quan trọng, mang tính quyết định sự thành bại của việc xây dựng Phú Quốc thành Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cũng đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ này.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: “Chất lượng của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực cơng tác, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ”. Chất lượng đội ngũ cán bộ là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ cán bộ.

Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ trên thực tế. Căn cứ xác định tiêu chí đó là: Chức

năng, nhiệm vụ của cán bộ; Các yếu tố cấu thành con người và các mặt hoặt động chủ yếu của cán bộ; Yêu cầu về chất lượng của cán bộ.

Có thể xác lập hệ tiêu chí có bản để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, bao gồm:

Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ là tổng hợp các đặc tính cá nhân cán bộ về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị, cụ thể: Nhận thức chính trị của người cán bộ là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vai trị, nhiệm vụ của cán bộ, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng của người cán bộ. Thái độ chính trị của cán bộ là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm của người cán bộ xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng. Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành động của người cán bộ, bao gồm lịng trung thành, tính vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị. Cán bộ phải là người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thái độ chính trị của cán bộ đúng hay khơng đúng; kiên quyết, dứt khốt hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc hay khơng nghiêm túc…có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của người cán bộ. Hành vi chính trị của người cán bộ là hành động mang tính chính trị, như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

Phẩm chất đạo đức của người cán bộ bao gồm các yếu tố: Ý thức đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức, cụ thể: Ý thức đạo đức của người cán bộ là quan niệm, sự hiểu biết về đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng). Thái độ đạo đức của người cán bộ do ý thức đạo đức quy định, biểu hiện ra bên

ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái: thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng nhân dân…Hành vi đạo đức của người cán bộ là những hành động, lời nói, việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân.

Lối sống của người cán bộ là những hình thức, cung cách sinh hoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã trở thành ổn định, thành đặc điểm riêng của cá nhân. Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm lý - sinh lý và sự rèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là một biểu hiện đậm nét của đạo đức cá nhân, vì vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhất thiết phải xem xét lối sống của họ.

Phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức; phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Người cán bộ có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sẽ giúp họ có tình u thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâm giúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm,… sẽ giúp người cán bộ củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ. Quan hệ biện chứng giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tạo nên phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ thường được gọi là “phẩm chất” hay mặt “đức” mặt “hồng” của cán bộ. Người cán bộ phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin cậy.

Năng lực của cán bộ là tổng hợp những yếu tố tạo nên khả năng cá nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ người cán bộ. Năng lực của người cán bộ bao gồm hai mặt chủ yếu:

- Năng lực trí tuệ và năng lực chun mơn.

- Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm

Một phần của tài liệu Ths CTH chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt phú quốc đáp ứng yêu cầu của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w