Vai trò thi hành phápluậtvềdânchủcơsở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 28 - 33)

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thi hành phápluật dânchủcơsở

1.1.3. Vai trò thi hành phápluậtvềdânchủcơsở

1.1.3.1. Thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dân chủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Thứ nhất, thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực hóa

các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân chủ trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở.

Việc ban hành và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dân chủ vào thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Hiến pháp 2013, Điều 2), việc ban hành và thực hiện pháp luật về dân chủ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lực thực sự của nhân dân.

Vì vậy, khi bàn về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện những thiết chế thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện” [6, tr.304- 305]. Với phương hướng này, một lần nữa khẳng định việc xây dựng và thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở có vai trị quan trọng trong việc mở rộng dân chủ, đảm bảo dân chủ cơ sở ở nước ta được thực thi nghiêm túc.

Thứ hai, thi hành pháp luật dân chủ ở xã, phường là phương thức quản

lý đảm bảo trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân. Nhân dân được hưởng quyền chính trị cơ bản nhất của người công dân: quyền bầu cử. Theo quy định của pháp luật về chế độ bầu cử các cơ quan đại diện cho nhân dân:

22

bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì cơng dân được thực hiện quyền bầu cử của mình tại cơ sở xã, phường nơi cư trú. Nhân dân thiết lập nên bộ máy nhà nước của mình để ủy quyền quản lý, thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua hoạt động của đại biểu các cơ quan dân cử. Nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu dân cử nếu họ khơng được dân tín nhiệm và thực hiện cơ chế giám sát thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Cũng tại cơ sở xã, phường, nhân dân thực hiện các quyền cơ bản nhất được Hiến pháp quy định: quyền có nhà ở, quyền tự do tín ngưỡng, quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.

Thứ ba, thơng qua thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở giúp Đảng và

Nhà nước hồn thiện đường lối, chính sách về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng. Yêu cầu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đặt ra địi hỏi tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được làm những gì mà pháp luật quy định cịn cơng dân được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Việc thi hành pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ngày càng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hồn thiện pháp luật, vì chỉ có thơng qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạo ra lịch sử.

1.1.3.2. Vai trò của thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động của chính quyền cơ sở

Thứ nhất, việc thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị

trấn vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trị

23

rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Pháp luật về dân chủ quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đối với việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là chủ thể của hoạt động thực thi pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở là khâu then chốt trong tổ chức thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mỗi khâu của q trình dân chủ đều địi hỏi bản thân hệ thống chính trị cũng như mỗi tổ chức thành viên đều phải kiện toàn tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi tổ chức thành viên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ mà có các hình thức thực hiện khác nhau trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, song tất cả đều vì một mục tiêu xây dựng một Nhà nước Việt Nam: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, thông qua việc thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở mà hệ

thống chính trị ngày càng nâng cao năng lực tổ chức triển khai nhiệm vụ, phát triển và bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập hợp đồn viên, hội viên điều hịa và gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn được tháo gỡ và ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

1.1.3.3. Thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở cơ sở

Thứ nhất, thi hành pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn bảo đảm

và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn. Đối với chính quyền cơ sở, đây vừa là nơi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt

24

động kinh tế - xã hội, vừa là nơi chịu sự quản lý của cấp chính quyền cấp trên. Tồn bộ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn của tỉnh, huyện đều có ảnh hưởng và triển khai tại xã, phường. Bên cạnh đó, việc hoạch định các mục tiêu của xã, phường cũng được Hội đồng nhân dân xã, phường thông qua. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Nghị quyết Hội đồng nhân dân đối với việc phát triển kinh tế tại không lớn, song những vấn đề mà nhân dân quan tâm, được biết, được bàn, được kiểm tra theo nội dung của pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết toán ngân sách, xây dựng cơ sở trường, trạm, các thiết chế văn hóa, cơng khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay xóa đói, giảm nghèo, bình xét gia đình văn hóa,…đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở cả vùng miền. Do đó, thực hiện pháp lệnh về dân chủ xã, phường, thị trấn góp phần phát triển kinh tế - xã hội hơn, quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế được bảo đảm hơn. Việc thực hiện dân chủ nằm trong một mục tiêu chung “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, thi hành pháp luật về dân chủ ở xã, phường cũng là cơ sở để

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Pháp luật về dân chủ ở xã, phường là một bộ phận của pháp luật thực định, góp phần thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội. Quy chế dân chủ, các chế định pháp luật khác nhau về quyền công dân đảm bảo cho nhân dân được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền về kinh tế, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây mất dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Các quy định pháp luật đều có chế tài để răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Thi hành pháp lệnh dân chủ, nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp những vấn

25

đề an ninh trật tự, xây dựng và tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư dân nguyện, đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thực tế chứng minh, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, vì sự ổn định, bình yên của từng cụm dân cư góp phần xây dựng nên sự bình yên, ổn định của cả địa phương, quốc gia, dân tộc.

1.1.3.4. Thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác

Thứ nhất, trong điều kiện một đảng cầm quyền, thực hiện dân chủ là một

giải pháp hạn chế sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do đó việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh là yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đảng ta xác định: dân chủ ở cơ sở là nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của nhân dân.

Thứ hai, thi hành pháp lệnh dân chủ cơ sở khơng cịn là một khẩu hiệu

chung chung mà đã trở thành những quy phạm pháp luật quy định cụ thể quyền của người dân, nhân dân đã có cơng cụ để thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở. Chính từ khi có quy chế dân chủ ở cơ sở và người dân được biết, được bàn, được giải phóng sức sản xuất và sáng tạo, dân được kiểm tra, giám sát, tài chính được cơng khai, minh bạch hơn đã làm hạn chế rất nhiều các biểu hiện tha hóa của cán bộ, cơng chức, làm thay đổi tác phong công tác của đa số cán bộ cơng chức theo hướng tích cực hơn, trăn trở hơn với lợi ích của dân, sâu sát và tôn trọng quyền làm chủ của dân. Thi hành dân chủ cũng đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính để ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.

26

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 28 - 33)