Nhóm giải pháp hồn thiện các quy định của phápluậtvềdânchủcơsở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 97)

2.1. Thực trạng phápluậtvềdânchủcơsở

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện các quy định của phápluậtvềdânchủcơsở

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở chủ cơ sở

3.2.1.1.Cần nâng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 lên thành luật.

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất: Trước hết cần nâng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 lên thành Luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đây là yêu cầu thực tế, là đòi hỏi của các tầng lớp Nhân dân trong thời gian qua. Việc ghi nhận thực hiện dân chủ ở cấp xã ở tầm một đạo luật sẽ càng khẳng định sự quan trọng của vấn đề này, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với Nhân dân, tạo cơ sở tốt hơn cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân.

3.2.1.2.Cầnhồn thiện về nội dung, hình thức cơng khai để Nhân dân biết

Luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nên bổ sung quy định về minh bạch trong việc công khai (phạm vi nội dung của mỗi loại việc công khai đến đâu, bao gồm những vấn đề gì; thời điểm cơng khai; thời gian cơng khai…).

Về hình thức cơng khai thơng tin cho Nhân dân biết, theo kết quả khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng, cũng nên ghi nhận thêm hình thức cơng khai thơng qua trang thơng tin điện tử (Internet) của chính quyền các cấp. Luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn không nên tiếp tục quy định theo hướng tất cả các hình thức cơng khai đều áp dụng đối với tất cả các nội dung cần công khai.

86

3.2.1.3.Cần hoàn thiện nội dung, hình thức Nhân dân bàn và quyết định.

Chuyển một số nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

Theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 thì hiện nay, có 5 nhóm nội dung phải đưa ra lấy ý kiến Nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Những nội dung này khơng mang tính chất kỹ thuật, chuyên môn cao và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cơ bản của người dân được quy định trong Hiến pháp (quyền về cư trú, nhà ở, việc làm ...) và có tác động đến nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương nên phải được Nhân dân bàn, biểu quyết làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền quyết định. Mặt khác cũng nên bổ sung một vấn đề Nhân dân bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định là: phương án sử dụng các khoản đóng góp vào quỹ của thơn, xã đề góp phần tăng tính minh bạch trong việc sử dụng kinh phí do Nhân dân đóng góp.

- Về nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 nên được bổ sung quy định bước thăm dò, lấy ý kiến của người dân về việc xây dựng cơng trình, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Tuy nhiên, trong trường hợp một số người dân không thực thi quyết định đã được thơng qua (phương án giải phóng mặt bằng, mức đóng góp ...) thì Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 cần quy định rõ biện pháp giải quyết. Để đảm bảo tính dân chủ, tự nguyện chấp hành của người dân, nên áp dụng những biện pháp “mềm” trong vấn đề này, tránh những giải pháp quá mạnh ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

87

- Về nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định:

Nhanh chóng ban hành văn bản mới thay thế Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31-3-2000 về xây dựng và thực thi hương ước vì văn bản này đã được ban hành trước Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 khá lâu, có những điểm khơng cịn phù hợp với thực tiễn đời sống. Tùy vào đặc thù vùng miền, nên có hướng dẫn thống nhất việc xây dựng hương ước theo hướng phân hóa.

Tùy vào đặc thù vùng miền, nên có hướng dẫn thống nhất việc xây dựng hương ước theo hướng phân hóa. Đối với khu vực nơng thơn, nên tiếp tục duy trì hương ước nhưng chủ yếu nên hướng đến các quy định nội bộ của thơn, làng và nếp sống văn hóa mới lành mạnh. Đối với khu vực đơ thị, vẫn nên có quy ước văn hóa nhưng vì ở nhiều phường có rất nhiều tổ dân phố và ít có đặc thù riêng nên chỉ cần xây dựng một văn bản quy ước áp dụng chung cho một số tổ dân phố (khu dân cư) hoặc quy ước chung cho đơn vị phường.

Nên bổ sung quy định Chủ tịch UBND Quận có thể ủy quyền cho Chủ tịch UBND phường ký thông qua quy ước nhằm hạn chế việc tồn đọng các bản quy ước, đặc biệt là ở khu vực đô thị hiện nay.

Xây dựng cơ chế giám sát việc thực thi quy ước và chế tài xử lý đối với việc vi phạm quy định của quy ước. Về chủ thể nên được pháp luật quy định giao giám sát thực hiện quy ước là Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (tổ dân phố) vì đây là tổ chức gắn bó gần gũi với quần chúng Nhân dân, góp phần thể hiện sâu sắc hơn bản chất của MTTQ trong việc tham gia xây dựng đời sống của Nhân dân.

Pháp lệnh nên ghi nhận khu dân cư, phạm vi, quy mơ khu dân cư để góp phần giải tỏa khó khăn trong việc quản lý các tổ dân phố của khu vực phường ở đơ thị.Tiếp tục hồn thiện cơ chế phối hợp công tác giữa tổ trưởng,

88

tổ phó tổ dân phố (khu dân cư) với Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể Nhân dân.

- Về nội dung, hình thức Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Đối với những vấn đề Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định, Pháp luật cần quy định phải kèm theo văn bản giải thích cụ thể, rõ ràng về nội dung của các dự thảo cần lấy ý kiến Nhân dân.

Về hình thức lấy ý kiến, hịm thư góp ý là hình thức kém hiệu quả bởi sự tương tác trực tiếp giữa chính quyền và Nhân dân và thực tế thì nhiều người dân khơng quan tâm đến hình thức này. Vì vậy, Pháp luật nên bỏ hình thức hịm thư góp ý ở nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

3.2.1.4.Cần hồn thiện nội dung, hình thức Nhân dân tham giagiám sát

- Đối với Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng:

Quy chế Giám sát đầu tư của cộng đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18-4-2005) đã hết hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 vì văn bản này căn cứ Nghị định 79/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực. Vì vậy, để tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng theo quy định của Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, cần ban hành một số quy định dưới dạng quy chế mới phù hợp với tính chất hoạt động của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng theo hướng như sau:

Về nội dung giám sát: cần có sự điều chỉnh thu hẹp nội dung giám sát để phù hợp hơn với tính chất giám sát của giám sát đầu tư cộng đồng là giám sát của Nhân dân.

Cần quy định rõ, cụ thể hơn nữa trách nhiệm, quyền hạn và cách thức hoạt động của BanGiám sát đầu tư của cộng đồng. Quy định tại điều 5 của Quy chế cho phép Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được yêu cầu cơ quan quản

89

lý nhà nước, các đối tượng chịu sự giám sát trả lời, cung cấp thông tin phục vụ việc giám sát; được kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án, kiến nghị các biện pháp xử lý ... nhưng quy định trên sẽ chỉ là hình thức nếu pháp luật không tạo ra cơ chế cho việc bảo đảm thực thi các quyền hạn trên.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quản lý về công tác giám sát đầu tư cộng đồng.

- Đối với Ban Thanh tra nhân dân (từ dưới đây viết tắt là TTND) Cũng giống như Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, cần xác định rõ Ban TTND tại xã, phường, thị trấn (cũng như Ban TTND được thành lập ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) là một thiết chế giám sát của Nhân dân, có tính chất đại diện cho cộng đồng dân cư và các thành viên cũng được lựa chọn từ cộng đồng, do cộng đồng bầu ra va chỉ bị bãi nhiệm bởi Hội nghị của cộng đồng dân cư. Với tính chất như vậy, rõ ràng là khơng phù hợp nếu đặt thiết chế TTND bên cạnh các thiết chế thanh tra chuyên ngành khác được điều chỉnh bởi Luật Thanh tra. Thiết chế TTND nên được quy định tập trung ở các văn bản về thực hiện dân chủ cơ sở.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, nhiệm kỳ của TTND là hai năm. Có thể nhận thấy nhiệm kỳ như vậy là quá ngắn khi hai năm thay đổi một lần làm cho cơ cấu tổ chức thiếu ổn định, cơ quan có thẩm quyền khơng thể xây dựng được kế hoạch, phương hướng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên Ban TTND phù hợp với yêu cầu thay đổi của đời sống. Vì vậy, nên kéo dài nhiệm kỳ của TTND. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Ban TTND cũng như Ban Giám sát đầu tư, trước hết phải nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng giám sát của MTTQ.

90

3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 97)